Tổng kết phần văn - Ngữ văn 6 docx

7 2.8K 8
Tổng kết phần văn - Ngữ văn 6 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Lớp: Trường: Tổng kết phần văn 1. Em hãy nhớ và ghi lại tất cả tên các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Sau đó tự kiểm tra và bổ sung những chỗ còn thiết, điều chỉnh những chỗ sai và viết vào vở học một cách đầy đủ, chính xác danh mục các văn bản đã học. 1. Con Rồng, cháu Tiên 2. Bánh chưng, bánh giầy 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh, Thủy Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm 6. Sọ Dừa 7. Thạch Sanh 8. Em bé thông minh 9. Cây bút thần 10. Ông lão đánh cá và con các vàng 11. Ếch ngồi đáy giếng 12. Thầy bói xem voi 13. Đeo nhạc cho mèo 14. Chân, tay, tai, mắt, miệng 15. Treo biển 16. Lợn cưới, áo mới 17. Con hổ có nghĩa 18. Mẹ hiền dạy con 19. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 20. Bài học đường đời đầu tiên 21. Sông nước Cà Mau 22. Bức tranh của em gái tôi 23. Vượt thác 24. Buổi học cuối cùng 25. Đêm nay Bác không ngủ 26. Lượm 27. Mưa 28. Cô Tô 29. Cây tre Việt Nam 30. Lòng yêu nước 31. Lao xao 32. Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử 33. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ 34. Động Phong Nha 2. Em hãy đọc lại các chú thích có đánh dấu sao () ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và trả lời các câu hỏi sau đây: - Thế nào là truyền thuyết? Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Truyền thuyết ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. - Thế nào là cổ tích? Cổ tích là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật bất hạnh; nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch; nhân vật là động vật, Truyện cổ tích thường có yếu tố tưởng tượng hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. - Thế nào là ngụ ngôn? Ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Thế nào là truyện cười? Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. - Thế nào là truyện trung đại? Truyện trung đại là loại truyện Việt Nam ra đời vào thời trung đại(khoảng từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX). Truyện trung đại được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có cách viết không giống hắn với truyện hiện đại mà gần với kí, với sử hơn và thường mang tính giáo huấn. Truyện trung đại thường có cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ. - Thế nào là văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng là loại văn có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt với con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại liên quan tới các vấn đề thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy và các tác hại của các tệ nạn xã hội. Bởi vậy “văn bản nhật dụng” có thể dùng tất cả các thể tài cũng như các kiểu văn bản. 3. Riêng về các văn bản là truyện, hãy lập bảng kê theo mẫu sau đây: Số TT Tên văn bản Nhân vật chính Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 1 Con Rồng, cháu Tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ -Lạc Long Quân là một vị thần giống rồng, có sức khỏe phi thường, có tài phép lạ, trừ nhiều loài yêu quái. -Âu Cơ là tiên, xinh đẹp tuyệt trần, sinh trăm trứng, nở trăm con. -Các nhân vật này có ý nghĩa giải thích nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của dân ta. 2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu -Lang Liêu luôn chăm lo đồng áng làm ra nhiều khoai lúa; nhờ thần mách bảo đã làm ra hai thứ bánh ngon nê được vua chuyền ngôi. -Nhân vật này có ý nghĩa đề sao người tài đức. 3 Thánh Gióng Thánh Gióng -Thánh Gióng có tính cách kì lạ: sinh ra ba năm không nói, cười, đi; khi giặc đến thì lớn nhanh như thổi, ăn khỏe phi thường, vươn vai thành tráng sĩ cao lớn nhảy lên ngựa sắt xông ra đánh giặc. -Thánh Gióng có ý nghĩa tiêu biểu cho lòng yêu nước, căm thù giặc và có ý chí chiến thắng quân xâm lược của nhân dân ta. 4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh -Hai nhân vật đều có tài phép lạ, đều đến cầu hôn Mị Nương. Sơn Tinh được vợ, Thủy Tinh nổi giận dâng nước đáng Sơn Tinh nhưng rồi thất bại, tuy thế cuộc chiến vẫn diễn ra hàng năm. -Nhân vật Sơn Tinh có ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần chiến thắng thiên tai lũ lụt của nhân dân ta. -Thủy Tinh có ý nghĩa tượng trưng cho sức phá hoại hàng năm lũ lụt. 5 Sự tích Hồ Gươm Lê Thận, Lê Lợi -Lê Thuận là người đánh cá, gia nhập quân khởi nghĩa Lam Sơn, bắt được lưỡi gươm thần. -Lê Lợi là chủ tướng quân khởi nghĩa, bắt được chuôi gươm. Lê Lợi tra lưỡi gươm vào chuôi rồi cùng quân tướng tung hoành đánh giặc, đuổi được quân Minh. Khi Lê Lợi lên làm vua, bơi thuèn trên hồ, Thàn Kim Quy bơi lên đòi lại gươm thần. Nhà vua trả lại gươm báu, từ đó hồ mang tên Hoàn Kiếm. -Nhân vật Lê Thuận tiêu biểu cho nhân dân lao động cùng tham gia nghĩa quânddanhs đuổi quân thù. -Lê Lợi tượng trưng cho sức mạnh toàn dân và ý chí quyết chiến , quyết thắng của dân tộc ta. 6 Sọ Dừa Sọ Dừa -Sọ Dừa thân hình xấu xí, dị dạng nhưng lại có nhiều tài năng, sau bỏ lốt xấu bên ngoài thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, khi thi đỗ trạng nguyên, làm quan to cùng vợ là nàng Út sống hạnh phúc. -Nhân vật Sọ Dừa có ý nghĩa đế cao giá trị chân chính của con người và thể hiện tình thương đối với người bất hạnh. 7 Thạch Sanh Thạch Sanh -Thạch sanh có tính chất hiền lành, cần cù, chân thật, dễ tin người. Chàng có nhiều phép lạ nên đã diệt được chằn tinh, Đại bàng cứu được công chúa. Chàng luôn bị Lý Thông lừa nhưng sau cùng chàng cũng lấy được công chúa, dẹp được giặc ngoại xâm và lên làm vua. -Nhân vật Thạch Sanh có ý nghĩa đề cao người lao động có tài, có đức, có công. Họ đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc và đứng ở vị trí cao quý trong xã hội. 8 Em bé thông minh Em bé thông minh -Em bé thông minh có tài chí khác thường, ứng xử khéo léo, giải quyết khó khăn mau lẹ. -Em bé thông minh có ý nghĩa tiêu biểu cho trí tuệ siêu việt của dân gian.Nhờ trí tuệ siêu việt này mà có thể giải đáp được mọi thách đố, chiến thắng kẻ thù dân tộc. s Cây bút thần Mã Lương -Mã Lương ham học vẽ lại có cây bút thần nên có thể vẽ những bức tranh cực kỳ sống động. Mọi thứ do Mã Lương vẽ ra đeuf có thể trở thành các nhân vật có thể có thật. Mã Lương thương người nghèo , căm ghét bọn vua quan tham lam độc ác nên đã thẳng tay trừng trị chúng. -Nhân vật Mã Lương thể hiện rõ quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật và niềm mơ ước có được khả năng kỳ diệu để chiến thắng mọi kẻ thù. 10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Ông lão đánh cá , mụ vợ ông ta -Ông lão đánh cá: hiền lành, thật thà tốt bụng nhưng sợ vợ và luôn bị mụ uy hiếp. -Mụ vợ ông ta: tham lam, đối xử tệ bạc với chồng, hách dịch và phản trắc. -Nhân vật mụ vợ có vị trí đặc biệt trong truyện .Mụ tiêu biểu cho tinh gian tham và lòng phản trắc. 11 Ếch ngồi đáy giếng Ếch -Ếch quen ở một nơi nhỏ hẹp , thấp nên cứ tưởng bầu trời là nhỏ bé và nó là chúa tể của muôn loài . Khi ra khỏi đáy giêng nó vẫn giữ thói kiêu căng ngạo mạn coi trời bằng vung. 12 Thầy bói xem voi Năm ông thầy bói mù -Năm ông thầy bói mù cùng xem voi nhưng mỗi ông chỉ được tiếp xúc với một bộ phận của con voi và mỗi ông nói về hình thù con voi mỗi khác . Ông nào cũng cho ý kiến của mình là đúng nhất. -Các nhân vật thầy bói xem voi này có ý nghĩa khuyên người ta không nên phiếm diện , moons nhận biết đúng một sự vật thì phải xem xét toàn diện sự vật đó. 13 Đeo nhạc cho mèo Lũ chuột -Lũ chuột hèn nhát, luôn sợ mèo , bàn cách đeo nhạc cho mèo để mèo đi tới đâu thì biết mà tránh nhưng chẳng con nào dám làm công việc “đeo nhạc cho mèo” nguy hiểm ấy. -Các nhân vật chuột có ý nghĩa phê phán những ý tưởng viển vông và khuyên người ta phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hện khi định làm một điều gì đó. 14 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng -Các nhân vật này có tính ganh tị nên đã không chịu làm việc để lão Miệng chỉ ngồi không ăn bám chẳng còn có cái gì mà ăn. Kết quả là tất cả họ đều kiệt sức và họ đã nhận ra sai lầm của họ. -Các nhân vật này có ý nghĩa nhắc nhở người ta: mỗi người không thể tách biệt khỏi tập thể, khỏi cộng đồng mà phải biết nương tựa vào nhau để cùng duy trì cuộc sống. 15 Treo biển Chủ cửa hàng bán cá -Nhân vật này có tính cách ba phải, ai nói gì cũng nghe theo. -Nhân vật này có ý nghĩa khuyên người ta phải có chủ kiến khi làm việt, phải biết suy nghĩa về ý kiến của người khác để tìm ra lẽ đúng. 16 Lợn cưới, áo mới Anh chàng sắp cưới vợ và anh chàng có áo mới -Hai nhân vật này đều có tính hay khoe khoang. Họ đã gặp nhau và cùng khoe của. -Câu chuyện có ý nghĩa khuyên người ta nên bỏ thói khoe khoang để khỏi bị thiên hạ chê cười. 17 Con hổ có nghĩa Hai con hổ -Con hổ cần sự giúp đỡ của người nên đã tìm đến bà đỡ Trần. Khi đã được bà tận tình giúp cho hổ vợ mẹ tròn con vuông, hổ chồng trả ơn chu đáo. -Hổ bị hóc xương được người cứu giúp cũng không quên, đã trả ơn rất hậu. -Các nhân vật này có ý nghĩa khuyên người ta trong cuộc sống phải biết trọng điều ân nghĩa. 18 Mẹ hiền dạy con Bà mẹ của Mạnh Tử -Nhân vật này có tính cách nghiêm khắc, gương mẫu trong việc dạy con. Bà đặc biệt chú ý tới việc tạo cho con một môi trường sống tốt nhất. -Nhân vật này có ý nghĩa nhắc nhở mọi người trong việc nuôi dạy con cái, sao cho con có thể học được điều hay, lẽ phải và trở thành người tốt. 19 Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Lương y Phạm Bân -Vị thầy thuốc giỏi này có lòng yêu thương mọi bệnh nhân không phân biệt sang, hèn, xem việc cứu người là quan trọng nhất. -Qua nhân vật này, truyện đã đề cao y đức của một thầy thuốc chân chính có lương tâm. 20 Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn -Nhân vật có tính cách kiêu căng, ngạo mạn, tự phụ nên đã gây ra nhiều chuyện không hay cho người khác. -Câu chuyện này có ý nghĩa phê phán thói kiêu căng, ngạo mạn. 21 Bức tranh của em gái tôi Hai anh em -Người anh: không có tài nhưng hay ghen tuông, đố kị. -Người em: vô tư, hồn nhiên, có tài vẽ, luôn luôn gần gũi quý mến anh với tấm lòng chân thực. -Câu chuyện này có ý nghĩa phê phán thói ghen tuông đố kị và đề cao tính hồn nhiên nhân hậu. 22 Vượt thác Dượng Hương Thư -Tính cách của dượng Hương Thư: khi ở nhà thì nhỏ nhẹ, nhu mì nhưng khi vượt thác thì nhanh, mạnh, quả cảm, tài ba. -Nhân vật dượng Hương Thư có ý nghĩa nêu bật sức mạnh và vẻ hùng dũng của người lao động khi muốn vươn lên chiến thắng sức mạnh của thiên nhiên lớn lao, hùng vĩ. 23 Buổi học cuối cùng Thầy giáo Ha-men -Tính cách của thầy giáo Ha-men: thầy giáo là người luôn nghiêm khắc đối với học sinh. Thày cũng là người rất thương yêu học sinh, đặc biệt là yêu ngôn ngữ của Tổ quốc Pháp, căm giận kẻ thù đã chiếm lĩnh quê hương mình và ngăn cản việc dạy tiếng Pháp. -Nhân vật này cũng có ý nghĩa nhắc nhở chân lí: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ mà họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì cũng giống như người bị giam cầm đã nắm giữ được chìa khóa của chốn lao tù. 24 Lao xao Nhân vật “tôi” -Tính cách của nhân vật “tôi”: rất yêu thiên nhiên nơi đồng nội, quê hương của mình. Nhờ có lòng yêu thiên nhiên đó mà rất am hiểu vè các loài chim. -Nhân vật này có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta hãy yêu mến thiên nhiên, hãy quan sát và lắng nghe thiên nhiên để tìm ra rất nhiều điều kì thú của thiên nhiên phong phú quanh mình. 4. Trong các nhân vật chính – kể ở trên, hãy chọn ba nhân vật mà em thích nhất. Vì sao em lại thích nhân vật đó? Ba nhân vật em thích là: Thạch Sanh (trong văn bản cùng tên): Vì chàng rất dũng cảm, hiền lành, cần cù, chân thật và có nhiều phép lạ. Đặc biệt, em rất thích niêu cơm- tuy nhỏ nhưng ăn mãi không hết của chàng. Mã Lương (trong văn bản “Cây bút thần”): Vì em rất thích vẽ tranh và mong muốn có một cây bút thần kì như của Lương. Anh chàng có áo mới (trong văn bản “Lợn cưới, áo mới”): Vì em rất thích tài khoe khoang của anh ta. Tuy không có ai khen anh có áo mới, nhưng anh đã rất nhanh trí lợi dụng lúc anh có lợn đang đi tìm chú lợn thì khoe ngay được chiếc áo- thật là tài tình. 5. Về phương thức biểu đạt thì truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau? Giữa các loại truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện dại có điểm giống nhau về phương thức biểu đạt, đó là loại truyện nào cũng sử dụng phương thức biểu đạt tự sự để thuật lại những sự việc và những diễn biến của các sự việc đó. 6. Hãy liệt kê từ “Ngữ văn 6, tập hai” những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta. Trong SGK Ngữ văn 6 (tập hai), những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước của dân tộc ta là: Thánh Gióng; Con Rồng, cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm; Lượm; Cô Tô; Cây tre Việt Nam; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Những văn bản thể hiện tinh thần nhân ái của nhân dân ta là: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Thầy thuốc giỏi tốt nhất ở tấm lòng; Bức tranh của em gái tôi. . việc đó. 6. Hãy liệt kê từ Ngữ văn 6, tập hai” những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta. Trong SGK Ngữ văn 6 (tập hai), những văn bản. giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ. - Thế nào là văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng là loại văn có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt với. Họ và tên: Lớp: Trường: Tổng kết phần văn 1. Em hãy nhớ và ghi lại tất cả tên các văn bản đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Sau đó tự kiểm tra và

Ngày đăng: 11/08/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan