1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Quả trám chữa bệnh mùa đông potx

5 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 99,59 KB

Nội dung

Quả trám chữa bệnh mùa đông Các loại trám Trám là tên gọi ở miền Bắc, Mác cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Tên chữ Hán trong các sách thuốc: Sơn lãm, cảm lãm, gián quả, thanh quả v.v Trám có 2 loại, phân biệt qua màu vỏ của 2 cây khác nhau: - Trám trắng (Canarium album Raeusch) có vỏ màu xanh lục. - Trám đen (Canarium nigrum Engl), còn gọi cây bùi vì quả ăn rất bùi, màu tím thẫm. Cả hai loại cây đều to cao hàng chục mét, mọc trong rừng núi miền Bắc, miền Trung nước ta; Hái quả vào tháng 9- 10, có tác dụng phòng chữa một số bệnh hay xảy ra vào mùa đông hanh khô, lạnh lẽo, đặc biệt thích hợp cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa. Trám dùng làm thức ăn a. Quả trám trắng có thể chế biến thành một số món sau: - Làm mứt trám, có mùi vị đặc biệt. - Ô mai trám (trộn bột gừng, cam thảo). - Trám kho cá rô (hoặc cá khác): Bỏ hạt, đập dập, xếp từng lớp trám cách cá vào nồi đất, cho tương vào nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ. - Trám muối: Luộc đổ nước chát, tách đôi bỏ hột, cho nước mắm ngon với ít đường ngập trám, để khoảng 5 ngày mới ăn (không dùng muối). b. Trám đen chín om: Ðun nước sôi 700C, cho trám vào om đậy kín 20 phút vớt ra, để ráo, bổ dọc quả, bỏ hạt. Khi ăn chấm muối vừng hoặc nước thịt kho tàu, rất bùi. Trám dùng làm thuốc: Thường dùng trám trắng. Quả trám vị chua, ngọt bùi, béo, tính ấm (có sách viết lương - hơi hàn) vào 2 kinh phế và vị (có sách viết vào phế và thận); Có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu mê man, nôn mửa, nhức đầu. - Về mùa đông, nếu đêm ngủ thấy khô cổ và ho, gây mất giấc: Dùng ngày 20-30 quả trám trắng (bỏ hột) đập dập nấu nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống. - Viêm họng cấp hay mãn, viêm amiđan, khô cổ, mất tiếng: Dùng trám muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi để hãm uống. - Sốt cao, khô môi miệng, khát nước: Giã quả trám lấy nước uống hàng ngày. - Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng. - Kiết lỵ ra máu: Trám và ô mai lượng bằng nhau đốt thành tro. Ngày dùng 9g uống với nước cơm. - Ngộ độc cua cá (có sách ghi ngộ độc cá nóc): Trám trắng 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết. - Sâu răng: Quả trám đốt, tán nhỏ, trộn một ít xạ hương bôi vào chỗ đau (Nam dược thần hiệu). Người có thai tránh ngửi mùi xạ hương. - Viêm tắc mạch máu: Quả trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1-2 tháng. - Nẻ da do lạnh (cước), khô nứt môi chảy máu: Trám đốt thành tro, trộn mỡ lợn hoặc dầu thực vật bôi (Nam dược thần hiệu). - Làm nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử, thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo: Trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ. Mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g. Ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước bằng lửa nhỏ 1 giờ. Ðể nguội lọc lấy nước uống hàng ngày. - Nước thanh nhiệt: Trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Nấu với 0,5 lít nước trong 1/2 giờ, lọc nước uống. Trám tươi có tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hỏa, hóa đàm. Rễ lau thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho. Nên uống nóng. - Món ngũ vị: Cam 10g, trám tươi 10g (bỏ hột), ngó sen tươi 120g, mã thầy 150g, gừng tươi 6g. Tất cả đều bỏ vỏ, bỏ hạt, giã nát cho vào vải sạch vắt lấy nước (hoặc ép). Ðây là món uống bảo kiện rất tốt; Tác dụng thanh tân, chỉ khát, giải nhiệt, thanh phế, lợi hậu, trị chứng hay nhổ nước bọt có khi có sợi máu, khó nuốt thức ăn, sưng họng, ho, buồn nôn. Ðây là phương thuốc gia giảm cổ phương "Ngũ tráp ẩm" của ngự y Triệu Văn Khôi dâng lên vua Quang Tự và đã được theo dõi kết quả sau 33 năm. - Canh thanh long bạch hổ: Bài thuốc của y gia Vương Mạnh Anh đời Thanh, Trung Quốc. Quả trám tươi (bỏ hột) 15g đập dập, củ cải sống 250g thái nhỏ. Dùng nồi đất ninh. Lấy nước uống thay trà (có thể ăn cái). Phòng chữa bệnh đường hô hấp trên như khi bị cảm cúm. - Trà trám: Trám 3 quả, bạng đại hải (đười ươi) 3 hạt, trà xanh 5g, mật ong 20g. Trám đập dập (không hạt) cho vào nồi đất đun 15 phút rồi rót vào cốc đã để sẵn bạng, trà, mật ong. Hãm 10-15 phút chờ nguội bớt. Uống thay trà, dùng điều trị viêm họng khô rát, khản cổ, ho khan. - Cao trám: Quả trám trắng bỏ hột, đập dập, đun nhỏ lửa 30 phút, cho đường phèn đun thành cao. Dùng chữa động kinh, pha uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa con. - Các tài liệu dân gian còn dùng trám giã vắt lấy nước hoặc sắc uống liều không hạn chế để chữa hóc xương cá. Tuy nhiên cần thận trọng và nên có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa để tránh biến cố đáng tiếc (Có tài liệu chỉ ghi hóc xương cá chứ không dùng cho trường hợp hóc xương khác). Theo Tây y, cùi trám có thành phần gồm đạm, béo, đường, một số vitamin (đáng chú ý là vitamin C), các chất khoáng như calci, phốt pho, kali, magne, sắt, kẽm Cần lưu ý: Trong một cuốn sách đang lưu hành có ghi: "Quả trám còn gọi là ô liu ". Ðây là sự nhầm lẫn vì cây và quả ô liu hoàn toàn khác với cây và quả trám. Khi ăn cùi trám nên tách bỏ hạt (nhất là đối với trẻ em) để tránh hạt tuột vào họng. Chú thích ảnh: Cây trám trắng. . Quả trám chữa bệnh mùa đông Các loại trám Trám là tên gọi ở miền Bắc, Mác cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Tên chữ Hán trong các sách thuốc: Sơn lãm, cảm lãm, gián quả, thanh quả v.v. Hái quả vào tháng 9- 10, có tác dụng phòng chữa một số bệnh hay xảy ra vào mùa đông hanh khô, lạnh lẽo, đặc biệt thích hợp cho đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa. Trám dùng làm thức ăn a. Quả. tiếng: Dùng trám muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể dùng trám tươi để hãm uống. - Sốt cao, khô môi miệng, khát nước: Giã quả trám lấy nước uống hàng ngày. - Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ

Ngày đăng: 11/08/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN