Hoa mào gà đỏ làm thuốc Để chữa đại tiện ra máu, lấy hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g, mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc dùng hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống. Mào gà đỏ có tên khác là kê quan hoa, kê công hoa, kê cốt tử hoa, mồng gà, lão lai thiểu Theo y học cổ truyền, hoa mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ huyết (nôn ra máu), khạc huyết (ho ra máu), tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết, rong kinh, băng huyết), đới hạ (khí hư), di tinh, đái dưỡng chấp Cách dùng cụ thể như sau: Tăng huyết áp: Kê quan hoa 3-4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hằng ngày. Thổ huyết: Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng tươi 15-24 g (loại khô dùng 6-15 g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày. Ho ra máu: Hoa mào gà trắng 30 g, trắc bá diệp 30 g, cỏ nhọ nồi 30 g, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà tươi 24 g, rễ cỏ tranh tươi 30 g, sắc uống. Lỵ trực khuẩn hoặc amip: Dùng hoa mào gà sắc với rượu uống; nếu là xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ, bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng. Thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu): Kê quan hoa và phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi đói. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng sao 30 g, tông lư thán 30 g, khương hoạt 30 g, tán thành bột uống mỗi lần 6 g với nước cơm. Tiểu buốt và ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15-20 g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15 g sắc uống. Di tinh: Hoa mào gà trắng 30 g, kim ti thảo 15 g, kim anh tử 15 g, sắc uống. Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương. Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3 g, ngũ bội tử 3 g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng lở loét. Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24 g hầm với 60 g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày. Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6 g khi đói với một chút rượu. Hoặc dùng bài hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g với nước ấm. Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9 g sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng 15 g, long nhãn hoa 12 g, ích mẫu thảo 9 g, thịt lợn nạc lượng vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ tần bì 9 g. Khí hư: Nếu là bạch đới (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9 g vào sáng sớm khi đói. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, bạch truật 9 g, bạch linh 9 g, bông mã đề tươi 30 g, trứng gà 2 quả, sắc uống. Thai lậu (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu): Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10 g, sắc nửa rượu nửa nước uống. Rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà khô 24 g sắc uống. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống. Hoặc: Kê quan hoa và trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g. Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng . Hoa mào gà đỏ làm thuốc Để chữa đại tiện ra máu, lấy hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g, mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc dùng hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong. (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9 g vào sáng sớm khi đói. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, bạch truật. bài hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g với nước ấm. Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9 g sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng 15 g, long nhãn hoa 12