ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108. Câu 1: Nhận định nào sau đây về HNO 3 là SAI? A. Axit nitric là chất lỏng dễ tan trong nước và dễ bay hơi. B. Axit nitric thể hiện tính axit mạnh khi tác dụng với hầu hết các kim loại. C. Axit nitric có tính oxihoa mạnh, đó là tính chất của NO 3 – trong dung dịch axit. D. Axit nitric đặc thường có màu vàng là do HNO 3 kém bền, phân huỷ tạo thành NO 2 . Câu 2: Câu nào sau đây SAI? A. Liên kêt trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại B. Kim loại có các tính chất vật lý là tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim C. Để điều chế Mg, Al người ta dùng khí H 2 hoặc CO để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao D. Các thiết bị máy móc bằng sắt tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm oxi và clo tác dụng hết với hỗn hợp Y gồm 4,80 g magie và 8,10 g nhôm tạo thành 37,05 g hỗn hợp các oxit và muối clorua của hai kim loại. Phần trăm thể tích của oxi trong X là A. 44,44%. B. 55,56%. C. 56,55%. D. 43,45%. Câu 4: Giả sử H có 3 đồng vị, S có 1 đồng vị, O có 3 đồng vị. Số phân tử H 2 SO 3 có thể có là A. 72 B. 30 C. 60 D. 36 Câu 5: Cho CO 2 lội từ từ vào dung dịch chứa KOH và Ca(OH) 2 , có thể xảy ra các phản ứng sau: 1. CO 2 + 2KOH → K 2 CO 3 + H 2 O 2. CO 2 + Ca(OH) 2 → CaCO 3 + H 2 O 3. CO 2 + K 2 CO 3 + H 2 O → 2KHCO 3 4. CO 2 + CaCO 3 + H 2 O → Ca(HCO 3 ) 2 Thứ tự các phản ứng xảy ra là A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 3. C. 1, 4, 2, 3. D. 2, 1, 3, 4. Câu 6: Cấu hình electron đúng của nguyên tử nguyên tố Cu (Z = 29) là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 9 4s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 1 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 4p 3 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 3 3d 8 . Câu 7: Supephôtphat kép có thành phần chính là A. Ca 3 (PO 4 ) 2 . B. CaHPO 4 . C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. NH 4 H 2 PO 4 Câu 8: Sau khi cân bằng phương trình phản ứng Fe x O y + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O, theo tỷ lệ hệ số nguyên, đơn giản nhất, thì tổng hệ số của HNO 3 và NO là A. 15x – 4y. B. 12x– 3y. C. 9x–3y. D. 18x– 5y. Câu 9: Trong công nghiệp HCl có thể điều chế bằng phương pháp sulfat theo phương trình phản ứng: 2NaCl (tinh thể) + H 2 SO 4 (đặc, nóng) → 2HCl↑ + Na 2 SO 4 Tại sao phương pháp này không được dùng để điều chế HBr và HI? A. Do tính axit của H 2 SO 4 yếu hơn HBr và HI. B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc. D. Do Br – , I – có phản ứng với H 2 SO 4 đặc, nóng. Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO 3 dư, kết thúc thí nghiệm thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO 2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là A. 30,6 gam. B. 39,9 gam. C. 43,0 gam. D. 55,4 gam. Câu 11: Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 336 ml H 2 (đktc) và thấy khối lượng lá kim loại giảm 1,68% so với ban đầu. Kim loại M là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe Câu 12: Khi điện phân dung dịch muối trong nước trị số pH ở khu vực gần một điện cực tăng lên, thì dung dịch muối đem điện phân có thể là A. K 2 SO 4 . B. KCl C. CuSO 4 D. AgNO 3 . Câu 13: Hợp chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. H 2 SO 4 . B. KNO 3 . C. NH 4 Cl. D. CaO. Câu 14: Ứng với công thức phân tử C 5 H 8 , số chất đồng phân mạch hở tối đa có thể có là A. 10. B. 11. C. 9. D. 8. Câu 15: Hỗn hợp X gồm H 2 và một anken đối xứng. Tỷ khối hơi của X so với H 2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y không làm mất màu dd brôm, tỷ khối hơi của Y so với H 2 là 13. Công thức cấu tạo của X là A. CH 2 =CH 2 B. CH 2 =CHCH 2 CH 3 C. (CH 3 ) 2 C=C(CH 3 ) 2 D. CH 3 CH=CHCH 3 Câu 16: Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. Sợi bông, tơ tằm, tơ nilon – 6,6. B. Tơ tằm, len, tơ visco. C. Sợi bông, tơ visco, tơ capron. D. Tơ axetat, sợi bông, tơ visco. Câu 17: Khi đun nóng hỗn hợp gồm các đồng phân aminoaxit của C 3 H 7 O 2 N, số tripeptit có thể tạo thành là A. 5. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 18: Các gluxit vừa tạo được kết tủa với dd Ag 2 O/NH 3 , vừa hòa tan được Cu(OH) 2 , vừa cộng hợp với H 2 xúc tác Ni và đun nóng là A. Saccarozơ và fructôzơ. B. Saccarozơ và mantozơ. C. Amilôzơ và glucozơ. D. Glucozơ và fructozơ. Câu 19: Đun nóng hỗn hợp xenlulozơ với HNO 3 đặc và xúc tác H 2 SO 4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm hai chất hữu cơ có số mol bằng nhau, tỉ lệ khối lượng của N trong hỗn hợp bằng 9,15%. Công thức của hai chất trong sản phẩm là A. [C 6 H 7 (OH) 3 ] n , [C 6 H 7 (OH) 2 NO 3 ] n B. [C 6 H 7 (OH) 2 NO 3 ] n , [C 6 H 7 OH(NO 3 ) 2 ] n C. [C 6 H 7 OH(NO 3 ) 2 ] n , [C 6 H 7 (NO 3 ) 3 ] n D. [C 6 H 7 (OH) 2 NO 3 ] n , [C 6 H 7 (NO 3 ) 3 ] n Câu 20: Cho các chất sau: C 2 H 5 OH (1), CH 3 COOH (2), HCOOH (3), C 6 H 5 OH (4), R– C=CH 2 (5), R–C≡CH (6). Chiều tăng dần độ linh động của các nguyên tử H trong các nhóm chức của các chất trên là A. 1 < 4 < 3 < 2 < 5 < 6. B. 5 < 6 < 1 < 4 < 2 < 3. C. 4 < 1 < 3 < 2 < 6 < 5. D. 6 < 5 < 4 < 1< 2 < 3. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ gồm 3,15g nước; 6,60g cacbonic và 0,56 lit nitơ. Lượng oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 4,2 lit (đktc). Khi tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm có muối H 2 N–CH 2 COONa. Công thức của X là A. H 2 N– CH 2 COOH. B. CH 3 CH(NH 2 )COOH. C. H 2 N–CH 2 COOC 2 H 5 . D. H 2 N–CH 2 COOCH 3 . Câu 22: Tiến hành trùng hợp butadien–1,3 có thể thể được bao nhiêu loại polime? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23: Trong các phân tử polime: polivinylclorua, xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), cao su lưu hóa, nhựa phenolfomandehit, polistiren, những phân tử polime có câu tạo mạch nhánh và mạng là A. Xenlulozơ, amilopectin, polistiren. B. Amilopectin, cao su lưu hóa, nhựa phenolfomandehit. C. Polistiren, polivinyl clorua, xenlulozơ. D. Xenlulozơ, polivinyl clorua, nhựa phenolfomandehit. Câu 24: Trong số các rượu công thức phân tử C 6 H 14 O, số rượu có thể loại nước nội phân tử tạo ra sản phẩm tối đa chỉ chứa hai anken đồng phân là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25: Phenol không tác dụng với chất nào sau đây? A. Na. B. HCl. C. NaOH. D. dung dịch Br 2 . Câu 26: Tìm kết luận SAI. Axit focmic tham gia phản ứng với A. H 2 xt Ni, t o . B. K 2 ZnO 2 . C. AgNO 3 /NH 3 . D. Zn. Câu 27: Cho hỗn hợp hai rượu no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 14,65g hỗn hợp muối khan và 2 lit H 2 ở 27 o C, áp suất 1,23 atm. Hai rượu có tên là A. rượu amylic và butylic. B. rượu propylic và butylic. C. rượu etylic và propylic. D. rượu metylic và etylic. Câu 28: Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Khi oxi hóa m gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm hai axit hữu cơ tương ứng có d Y/X = x. Giá trị của x trong khoảng nào sau đây? A. 1 < x < 1,36. B. 1,36 < x < 1,53. C. 1,53 < x < 1,62. D. 1,62 < x < 1,75. Câu 29: Đun nóng 0,1 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức Y và 9,2 gam rượu đơn chức Z. Cho rượu Z bay hơi thì thu được thể tích là 4,48 lít (đktc). Công thức của X là A. CH(COOCH 3 ) 3 . B. CH 3 CH 2 OOC–COOCH 2 CH 3 C. C 2 H 5 OOCCH 2 COOC 2 H 5 . D. C 2 H 5 OOCCH 2 CH 2 COOC 2 H 5 . Câu 30: Để phân biệt dầu thực vật và dầu bôi trơn máy người ta có thể dùng thuốc thử là A. Cu(OH) 2 . B. Na và Cu(OH) 2 . C. Dung dịch CuSO 4 và dd NaOH. D. Dung dịch NaOH và CuO. Câu 31: Đun nóng axit axetic với rượu iso–amylic (CH 3 ) 2 CHCH 2 CH 2 OH có H 2 SO 4 đặc xúc tác thu được iso–amyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu iso–amylic là A. 295,5 gam. B. 286,7 gam. C. 200,9 gam. D. 195,0 gam. Câu 32: Amoniac phản ứng với tất cả các chất trong dãy sau A. H 2 SO 4 , PbO, FeO, NaOH. B. HCl, KOH, FeCl 3 , Cl 2 C. NaHSO 4 , O 2 , Cl 2 , ZnCl 2 . D. KNO 3 , CuCl 2 , H 2 S, Al(OH) 3 Câu 33: Để nhận biết được 4 kim loại: Ag, Na, Mg và Al. chỉ cần dùng hóa chất nào sau đây? A. H 2 O. B. dd NaOH loãng. C. dd HCl loãng. D. dd NH 3 . Câu 34: Cho kim loại M đến dư vào dd (NH 4 ) 2 SO 4 , thấy có hỗn hợp khí bay ra và thu được dd trong suốt. Kim loại M là A. Ba. B. Fe. C. Na. D. Mg. Câu 35: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch? A. AlCl 3 và CuSO 4 . B. NH 3 và AgNO 3 . C. Na 2 ZnO 2 và HCl. D. NaHSO 4 và NaHCO 3 . Câu 36: Từ các chất ban đầu là KMnO 4 , CuS, Zn, dd HCl có thể điều chế trực tiếp được bao nhiêu chất trạng thái khí ở điều kiện thường? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 37: Cho 6,72 lít khí CO 2 đktc hấp thụ hoàn toàn vào V ml dd Ba(OH) 2 0,9M, thu được m gam kết tủa và dd chứa 19,425 g một muối cácbonat. Giá trị V là A. 255ml. B. 250ml. C. 252ml. D. 522ml. Câu 38: Có các dd chứa các chất HCOOH, C 2 H 3 COOH, HCOOCH 3 , C 2 H 3 COOCH 3 riêng biệt. Dùng cặp chất nào sau đây nhận biết được chúng? A. CaCO 3 , quỳ tím. B. dd Br 2 , dd AgNO 3 /NH 3 . C. dd AgNO 3 /NH 3 , Zn. D. dd NaOH, dd Br 2 . Câu 39: Để thực hiện biến hóa toluen → X → Y → p–crezol, ta phải dùng thêm những hóa chất thuộc nhóm nào sau đây (kể cả chất làm xúc tác)? A. HNO 3 đặc, H 2 SO 4 đặc, NaOH. B. Fe, CO 2 , dd KOH đặc, Br 2 . C. Cl 2 , HCl, NH 3 , dd NaOH. D. Fe, HCl, NaOH, HNO 3 đặc. Câu 40: X là hợp chất hữu cơ thuần chức có tỉ khối hơi so với oxi bằng 4,125. Trong X, oxi chiếm 48,48% về khối lượng. Biết X không tác dụng với Na, nhưng tác dụng với dd NaOH sinh ra chỉ một rượu và hỗn hợp hai muối. Công thức của X là A. HCOOCH 2 CH 2 COOCH 3 . B. HCOOCH 2 CH 2 OOCCH 3 . C. HCOOCH 2 CH 2 OOCC 2 H 5 . D. CH 3 COOCH 2 CH(OOCH)– CH 2 OOCCH 3 . Câu 41: Trong phản ứng thủy phân este xúc tác axit, để tăng hiệu suất của phản ứng thì dùng xúc tác là A. dd NH 3 . B. dd H 2 S. C. dd H 2 SO 4 loãng. D. dd H 2 SO 4 đặc. Câu 42: Hỗn hợp M gồm axit X, rượu Y và este Z được tạo ra từ X và Y, tất cả đều đơn chức; trong đó số mol X gấp hai lần số mol Y. Biết 17,35 g M tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,2 mol NaOH, đồng thời thu được 16,4 g muối khan và 8,05 g rượu. Công thức X, Y, Z là A. HCOOH, CH 3 OH, HCOOCH 3 . B. CH 3 COOH, CH 3 OH, CH 3 COOCH 3 . C. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 COOC 2 H 5 . D. HCOOH, C 3 H 7 OH, HCOOC 3 H 7 . Câu 43: Có 4 dung dịch: lòng trắng trứng, glixerin, glucozơ, hồ tinh bột có thể dùng thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt được các dung dịch đó? A. AgNO 3 /NH 3 . B. HNO 3 /H 2 SO 4 . C. Cu(OH) 2 /OH – . D. I 2 /CCl 4 . Câu 44: Sự phá hủy kim loại theo cơ chế ăn mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học là do A. ăn mòn điện hóa không phải là phản ứng oxihoa – khử còn ăn mòn hóa học là phản ứng oxihoa–khử. B. ăn mòn điện hóa tiêu thụ năng lượng điện còn ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện. C. các quá trình oxihoa – khử của ăn mòn điện hóa xảy ra ở hai điện cực còn của ăn mòn hóa học xảy ra cùng một vị trí. D. ăn mòn điện hóa xảy ra trong dung dịch điện li còn ăn mòn hóa học chỉ xảy ra với các chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao. Câu 45: Giải thích đúng và đầy đủ nhất về nguyên nhân tại sao các kim loại kiềm có nhiệt nóng chảy, độ cứng thấp nhất trong mỗi chu kì là A. Kim loại kiềm có độ âm điện nhỏ nhất từng chu kì, có kiểu mạng tinh thể lăng trụ lục giác đều. B. Chúng có bán kính nguyên tử lớn nhất, điện tích ion nhỏ nhất, dễ bị ion hóa nhất, có mạng tinh thể lập phương tâm diện. C. Chúng có bán kính nguyên tử lớn nhất, điện tích ion và số electron hóa trị tự do nhỏ nhất, có cấu tạo tinh thể rỗng nhất. D. Chúng có bán kính nguyên tử nhỏ nhất, điện tích ion và số electron hóa trị tự do nhỏ nhất, có mạng tinh thể lập phương tâm khối. Câu 46: Khi tách nước n loại rượu no đơn chức kế tiếp nhau, thu được hỗn hợp gồm x loại ete khác nhau. Biết tổng khối lượng mol phân tử của x ete là 612 g; khối lượng mol của từng rượu nhỏ hơn 102. Công thức của các rượu là A. CH 3 OH; C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH; C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH C. C 3 H 7 OH; C 4 H 9 OH D. C 4 H 9 OH; C 5 H 11 OH; C 6 H 13 OH Câu 47: Để tách loại các chất khí: propin, etylen, metan ra khỏi hỗn hợp của chúng, có thể dùng những hóa chất thuộc nhóm nào sau đây? (các phương tiện khác coi như có đủ) A. dd Br 2 , dd KOH/ rượu và dd KMnO 4 . B. dd Br 2 , Zn và dd AgNO 3 /NH 3 . C. dd HNO 3 đặc và dd KOH. D. dd HCl, dd KOH/Rượu và dd AgNO 3 /NH 3 . Câu 48: Chất hữu cơ X có 1 nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng nitơ trong X là 15,73%. Xà phòng hóa m gam chất X, hơi rượu bay ra cho đi qua CuO nung nóng được andehit Y. Cho Y thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là A. 7,725 gam. B. 3,3375 gam. C. 6,675 gam. D. 5,625 gam. Câu 49: Ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , có a hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở và b hợp chất có thể tác dụng được với AgNO 3 /NH 3 tạo thành Ag. Giá trị của a và b lần lượt là A. 5 và 1. B. 6 và 2. C. 4 và 1. D. 7 và 2. Câu 50: Cho 21,30 g P 2 O 5 vào V lit dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch trong đó chứa 38,20 g hỗn hợp muối phốt phát. Giá trị V là A. 0,40 lit. B. 1,00 lit. C. 0,60 lit. D. 0,44 lit. . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23;. chế ăn mòn điện hóa xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học là do A. ăn mòn điện hóa không phải là phản ứng oxihoa – khử còn ăn mòn hóa học là phản ứng oxihoa–khử. B. ăn mòn điện hóa tiêu thụ năng. còn ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện. C. các quá trình oxihoa – khử của ăn mòn điện hóa xảy ra ở hai điện cực còn của ăn mòn hóa học xảy ra cùng một vị trí. D. ăn mòn điện hóa xảy