Ăn sáng giờ nào thì tốt? Bữa sáng là bữa ăn cho bản thân. Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất theo khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nguồn năng lượng dồi dào để khởi động ngày mới hoàn hảo. Ăn sáng trước 9 giờ là tốt nhất. Ảnh: minh họa - Internet 3 “nguyên tắc” cần nhớ - Bữa ăn sáng phải cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng đa dạng, vừa giúp tăng cường sinh lực vừa là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày của cơ thể. Phải sáng tạo thực đơn sáng thường xuyên. Trong bữa sáng, nên ưu tiên những món ăn nóng, mới chế biến, nhất là trong những ngày đông lạnh giá, để cung cấp cho cơ thể một nhiệt lượng đủ kích hoạt các cơ quan. - Hạn chế nạp chất béo gây hại cho cơ thể vì chúng không những khiến bạn bị tăng cân, béo phì mà còn bất lợi cho sức khỏe tim mạch. Đồ ăn nhanh cũng không nên dùng trong bữa sáng mặc dù chúng giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng dễ bị thừa cân và tiềm ẩn nhiều chất béo không tốt. - Các loại thực phẩm bạn giúp đa dạng sự lựa chọn cho bữa sáng lành mạnh là sữa, trứng, bánh mỳ, cơm, rau xanh, trái cây, xôi, cháo, yến mạch, bột đậu, thịt bò, thịt gà <> Sai lầm khi ăn sáng Ăn quá nhiều đường và tinh bột Đây thường là thành phần chủ yếu trong bữa ăn sáng vì nó là nguồn thực phẩm giàu năng lượng. Nếu không biết cách kiểm soát lượng đường và tinh bột sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường - chứng bệnh nan y trong cuộc sống thời hiện đại. “Vắng mặt” rau xanh và trái cây Rau xanh và trái cây mang đến cho bạn nhiều loại vitamin và khoáng chất quý giá cho sức khỏe. Lượng chất xơ dồi dào trong chúng còn là “vũ khí” giúp bạn phòng tránh táo bón hiệu quả. Đừng loại bỏ rau xanh và trái cây ra khỏi thực đơn bữa sáng dù bạn không hứng thú hoặc nó làm mất nhiều thời gian của bạn. Nghiện café Nhiều người xem café như một loại thức uống khoái khẩu, thậm chí còn ưu tiên lựa chọn nó như một loại thức uống để khởi động ngày mới. Họ thường chỉ uống café mà không ăn sáng hoặc uống café trước khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Thực tế, café không cung cấp cho cơ thể một cách toàn diện những loại vi chất cũng như chất dinh dưỡng cần thiết để sinh ra năng lượng. Uống cà phê khi đói bụng dễ khiến bạn bị say hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan. Về lâu dài, lạm dụng café trong bữa sáng cũng gây nên những tổn hại không tốt mà điển hình là xỉn màu men răng và tăng nguy cơ loãng xương. Chất caffein còn liên quan đến triệu chứng đau đầu vì làm cho các động mạch giãn nở hơn mức bình thường, đồng nghĩa với lượng máu dồn lên đầu sẽ tăng mạnh, khiến bạn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu. Vừa đi bộ vừa ăn sáng Ngủ nướng, ngủ quên khiến bạn vội vã khi đến nơi làm việc. Nhiều người lựa chọn giải pháp vừa đi vừa ăn sáng để tiết kiệm thời gian. Đó là một thói quen không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa, nhất là tăng nguy cơ đau dạ dày. Nhịn ăn sáng để giảm cân Bạn chỉ nên nhịn bữa sáng khi được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn để làm xét nghiệm, còn nếu vì mục đích giảm cân thì sẽ đi ngược lại với mong muốn của bạn đấy. Nhịn ăn bữa sáng sẽ khiến bạn có cảm giác đói bụng và thèm ăn hơn rất nhiều vào bữa trưa. Chính vì thế, lượng thức ăn bạn thu nạp trong bữa ăn kế tiếp sẽ gấp đôi nhu cầu trước đó của bạn, càng đẩy bạn gần hơn với mối nguy tăng cân, béo phì. Ăn sáng quá muộn Không chỉ khiến bạn mất cảm giác ngon miệng vì cơn đói đã qua đi mà còn khiến cho cơ thể không hấp thu những dưỡng chất có trong thực phẩm, gây rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn sáng trước 9 giờ sáng. . Ăn sáng giờ nào thì tốt? Bữa sáng là bữa ăn cho bản thân. Một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất theo khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nguồn năng lượng dồi dào để khởi. Ăn sáng trước 9 giờ là tốt nhất. Ảnh: minh họa - Internet 3 “nguyên tắc” cần nhớ - Bữa ăn sáng phải cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng đa dạng, vừa giúp tăng cường sinh lực vừa là nguồn năng. tiêu hóa, nhất là tăng nguy cơ đau dạ dày. Nhịn ăn sáng để giảm cân Bạn chỉ nên nhịn bữa sáng khi được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn để làm xét nghiệm, còn nếu vì mục đích giảm cân thì sẽ đi ngược