1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Không chỉ là một ngành nghề pdf

1 292 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 13,02 KB

Nội dung

Không chỉ là một ngành nghề, ngoại giao còn là một khoa học và nghệ thuật. Vì thế không dễ đưa ra một cách hiểu thật đơn giản và chính xác về lĩnh vực này. Vậy trước tiên, sao bạn không thử nghe những nhà ngoại giao nổi tiếng định nghĩa về ngoại giao nhỉ? “Ngoại giao, đó là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, đó là cách mà các đại sứ, công sứ dùng để điều chỉnh và tiến hành những quan hệ này. Đó là công tác hoặc là nghệ thuật của nhà ngoại giao? (Nhà ngoại giao nổi tiếng người Anh Harold Nicolson “Ngoại giao là sự áp dụng trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ các nước độc lập và đôi khi cả giữa những nước ấy với các nước chư hầu của họ”. (Nhà ngoại giao E. Stow, tác giả cuốn Ngoại giao thực hành) Cả hai định nghĩa trên tuy có khác nhau ít nhiều nhưng đều giống nhau ở một số điểm: đều đề cập đến các mối quan hệ quốc tế, coi đàm phán là một phương pháp điều chỉnh những quan hệ đối ngoại v.v Nói một cách giản dị hơn, có thể hiểu ngoại giao là một trong những cách các nước phấn đấu để sinh tồn trên thế giới. Theo đó, các nước tìm cách bảo đảm sự có mặt đại diện của mình (nhà ngoại giao) tại những địa bàn cần thiết. Sau đó, thông qua quan sát, tìm hiểu, các nhà ngoại giao sẽ báo cáo về những tình hình liên quan đến quyền lợi nước mình; dùng đàm phán và các hình thức đấu tranh khác để phát triển quan hệ, bảo vệ an ninh đối ngoại của đất nước, xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nước mình, phát huy ảnh hưởng trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước đều đã độc lập, xu thế phát triển và toàn cầu hóa chiếm ưu thế, nên ngày càng nhiều nước chủ trương thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và ngoại giao đa phương (có quan hệ với nhiều nước). Để đạt được mục đích ngoại giao, các nước sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau. Bạn đã nghe tới những cụm từ “kỳ quặc” sau chưa: “Ngoại giao bóng bàn”, “Ngoại giao sân gôn”, “Ngoại giao nhà nghỉ”, “Ngoại giao xe buýt”…? Đó đều là những bước khởi đầu để làm tan băng quan hệ giữa các nước với nhau. Bản chất của ngoại giao Việt Nam là gì? Kế thừa, phát huy truyền thống ông cha, bản chất nền ngoại giao nước ta là hòa bình, chính nghĩa, thuỷ chung và khoan dung, đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu bởi tư tưởng và phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh. Ngoại giao Việt Nam mang tính nhân văn cao cả, tinh tế, linh hoạt, sáng tạo và nhạy bén, thấu hiểu sâu sắc về mình và người. . Không chỉ là một ngành nghề, ngoại giao còn là một khoa học và nghệ thuật. Vì thế không dễ đưa ra một cách hiểu thật đơn giản và chính xác về lĩnh vực này. Vậy trước tiên, sao bạn không. nhau ở một số điểm: đều đề cập đến các mối quan hệ quốc tế, coi đàm phán là một phương pháp điều chỉnh những quan hệ đối ngoại v.v Nói một cách giản dị hơn, có thể hiểu ngoại giao là một trong. “Ngoại giao, đó là việc tiến hành những quan hệ quốc tế bằng cách đàm phán, đó là cách mà các đại sứ, công sứ dùng để điều chỉnh và tiến hành những quan hệ này. Đó là công tác hoặc là nghệ thuật

Ngày đăng: 11/08/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w