Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
164,5 KB
Nội dung
I, MỞ ĐẦU Vấn đề ruộng đất thuộc loại vấn đề chính trị và tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. “Chính sách đất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bền vững, quản trị quốc gia hiệu quả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra cho người dân nông thôn và thành thị, đặc biệt là cho người nghèo” Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung cấp dược liệu… cho con người. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội vai trò của rừng cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách bền vững. Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất khoán rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghiã xã hội và có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải quyết. Ngày 23 tháng 11 năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết đinh về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Việc này đã làm thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây một cách rõ rệt. Nhưng ngoài ra, việc thực hiện chính sách còn một số bất cập cần được thay đổi. II, NỘI DUNG 1, Văn bản chính sách Tên văn bản: quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên Cơ quan ban hành: Chính phủ Cấu trúc của văn bản như sau: THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 304/2005/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm2005 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Áp dụng thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Điều 2. Mục tiêu: 1. Tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó tập trung ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 và số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Quyết định số 132 và 134) về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên và một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 2. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ở các tỉnh Tây Nguyên một cách bền vững. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hoá nghề rừng để rừng và đất rừng phải có chủ thực sự. Điều 3. Nguyên tắc chỉ đạo: 1. Giao rừng, khoán bảo vệ rừng phải đảm bảo yêu cầu tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trước hết là các hộ thuộc đối tượng của các Quyết định số 132 và 134 ở các tỉnh Tây Nguyên; các khu rừng được giao, được khoán bảo vệ phải bảo đảm ổn định và phát triển. 2. Việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng phải được bàn bạc dân chủ, tôn trọng phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc và thủ tục phải đơn giản, phù hợp với thực tế của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. 3. Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, gắn với việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ trong các chương trình của nhà nước. Điều 4. Đối tượng và hạn mức giao rừng, khoán bảo vệ rừng: 1. Đối tượng rừng được giao và khoán bảo vệ: a) Rừng được khoán bảo vệ: Là các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các khu rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa. Các loại rừng này được ngân sách nhà nước đầu tư khoán bảo vệ. b) Rừng được giao là rừng sản xuất, bao gồm : - Rừng tự nhiên đang được quy hoạch là rừng sản xuất và các loại rừng sau khi quy hoạch lại được chuyển thành rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán bảo vệ nêu trên. - Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch để trồng rừng sản xuất. - Rừng sản xuất do lâm trường, công ty quản lý được sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. - Rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng phòng hộ bảo vệ mỏ nước của buôn, làng do Ủy ban nhân dân xã hoặc cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng. 2. Đối tượng được giao rừng và khoán bảo vệ rừng: a) Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống tại xã có rừng, có nhu cầu được giao rừng và khoán bảo vệ rừng; trước hết ưu tiên đồng bào là người dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ thuộc các đối tượng quy định tại các Quyết định số 132 và 134 của Thủ tướng Chính phủ. b) Các cộng đồng dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số sống trong buôn, làng có cùng phong tục tập quán, truyền thống và có nhu cầu được giao rừng, khoán bảo vệ rừng. 3. Hạn mức giao rừng và khoán bảo vệ rừng: a) Giao rừng: Căn cứ vào quỹ rừng, quỹ đất quy hoạch là rừng sản xuất của xã, số lượng hộ gia đình (thuộc đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134) và cộng đồng dân cư trong xã có nguyện vọng được giao rừng, Ủy ban nhân dân xã lập phương án giao rừng, bảo đảm diện tích rừng giao cho một hộ gia đình không quá 30 ha (theo Luật Đất đai năm 2003); nếu có đất nông nghiệp trong khu vực rừng được giao thì diện tích rừng giao bình quân không quá 25 ha một hộ; diện tích rừng giao cho cộng đồng tuỳ theo quỹ rừng và nhu cầu được giao rừng của từng cộng đồng. b) Khoán bảo vệ rừng: Căn cứ quỹ rừng thuộc địa bàn của xã (rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đang đóng cửa và rừng sản xuất thuộc các lâm trường, nông trường quốc doanh quản lý), số lượng hộ gia đình (thuộc đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134) và cộng đồng có nhu cầu nhận khoán bảo vệ rừng; các chủ rừng chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân xã lập phương án và triển khai khoán bảo vệ rừng cho các bên nhận khoán. Diện tích rừng khoán cho hộ gia đình không thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc từ 15 - 20 ha/hộ; diện tích rừng khoán cho cộng đồng tuỳ theo quỹ rừng và nhu cầu nhận khoán của cộng đồng. Điều 5. Quyền lợi của người được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất: 1. Được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao. 2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông của nhà nước. 3. Nếu là hộ nghèo đang thiếu đói thì được trợ cấp 10 kg gạo/khẩu/tháng để cứu đói trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời hạn trợ cấp gạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). 4. Các hộ được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất là đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134 thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã quy định trong các Quyết định này, cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. b) Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp. c) Hỗ trợ 400.000 đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. 5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 6. Quyền lợi của người nhận khoán bảo vệ rừng: 1. Được hưởng tiền khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha/năm. 2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất (nếu có nhu cầu trồng rừng, làm giầu rừng nhận khoán) và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông của nhà nước. 3. Nếu là hộ nghèo đang thiếu đói thì được trợ cấp 10 kg gạo/khẩu/tháng để cứu đói trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời hạn trợ cấp gạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). 4. Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng là đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134 thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã quy định trong các Quyết định này, cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. b) Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chỉ được áp dụng tại các vùng đệm của rừng đặc dụng hoặc các vùng rừng phòng hộ ít xung yếu, nếu có đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp thì hộ nhận khoán bảo vệ rừng phải báo cáo với chủ rừng để chủ rừng báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền giao đất, xem xét cho phép mới được khai hoang). c) Hỗ trợ 400.000 đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. 5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện hành của Nhà nước. Điều 7. Nghĩa vụ của hộ gia đình và cộng đồng khi được giao rừng, khoán bảo vệ rừng. 1. Quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng đúng mục đích, ranh giới đã ghi trong quyết định giao rừng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng. 2. Tổ chức sản xuất, phát triển rừng theo đúng quy trình kỹ thuật, quy chế, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng và các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 3. Thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định chung tại địa phương. Điều 8. Nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1. Khẩn trương chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên rà soát, quy hoạch lại các loại rừng; xác định rõ diện tích các loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng phải đóng cửa rừng, rừng sản xuất và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất để làm cơ sở cho việc giao, khoán bảo vệ rừng. Việc này phải làm xong trong Quý I năm 2006. 2. Khẩn trương thẩm định Đề án Đổi mới, sắp xếp và phát triển lâm trường quốc doanh (theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2005. 3. Xây dựng quy trình, sổ tay hướng dẫn phương pháp thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng; hướng dẫn chỉ đạo công tác khuyến lâm, khuyến nông. 4. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thí điểm việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo nội dung Quyết định này; xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; những vấn đề vượt thẩm quyền Bộ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 5. Phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết thí điểm và đề xuất các chủ trương tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Điều 9. Nhiệm vụ của các Bộ, ngành: 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí, bảo đảm cho việc thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên hoàn thành đúng tiến độ, theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, tuỳ theo chức năng của Bộ, ngành được giao, căn cứ vào nội dung Quyết định này, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện. Điều 10. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên: 1. Chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng trong buôn, làng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. 2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn các xã xây dựng phương án giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện trên địa bàn. Điều 11. Tiến độ thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp triển khai việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo các nội dung của Quyết định này và hoàn thành vào quý III năm 2006. Điều 12. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 1174/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 2, Cơ sở lý luận 2.1, Mục tiêu của chính sách 1. Tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó tập trung ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2002 và số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Quyết định số 132 và 134) về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên và một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 2. Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ở các tỉnh Tây Nguyên một cách bền vững. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xã hội hoá nghề rừng để rừng và đất rừng phải có chủ thực sự. 2.2, Công cụ để thực hiện chính sách Nguồn nhân lực: a) Những hộ đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống tại xã có rừng, có nhu cầu được giao rừng và khoán bảo vệ rừng; trước hết ưu tiên đồng bào là người dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ thuộc các đối tượng quy định tại các Quyết định số 132 và 134 của Thủ tướng Chính phủ. b) Các cộng đồng dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số sống trong buôn, làng có cùng phong tục tập quán, truyền thống và có nhu cầu được giao rừng, khoán bảo vệ rừng. c, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với nhiệm vụ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên rà soát, quy hoạch lại các loại rừng; xác định rõ diện tích các loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng phải đóng cửa rừng, rừng sản xuất và đất quy hoạch trồng rừng sản xuất để làm cơ sở cho việc giao, khoán bảo vệ rừng. Khẩn trương thẩm định Đề án Đổi mới, sắp xếp và phát triển lâm trường quốc doanh (theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ) trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2005. Xây dựng quy trình, sổ tay hướng dẫn phương pháp thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng; hướng dẫn chỉ đạo công tác khuyến lâm, khuyến nông. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thí điểm việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng theo nội dung Quyết định này; xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; những vấn đề vượt thẩm quyền Bộ báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tổ chức sơ kết, tổng kết thí điểm và đề xuất các chủ trương tiếp theo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. d, Các Bộ, ngành với nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí, bảo đảm cho việc thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên hoàn thành đúng tiến độ, theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các Bộ: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, tuỳ theo chức năng của Bộ, ngành được giao, căn cứ vào nội dung Quyết định này, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện. e, Ủy ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên với nhiệm vụ Chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng trong buôn, làng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn các xã xây dựng phương án giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện trên địa bàn. Nguồn vật lực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí, bảo đảm cho việc thực hiện thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên. Cụ thể như sau: Quyền lợi của người được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất: 1. Được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch trên diện tích rừng được giao. 2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông của nhà nước. 3. Nếu là hộ nghèo đang thiếu đói thì được trợ cấp 10 kg gạo/khẩu/tháng để cứu đói trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời hạn trợ cấp gạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). 4. Các hộ được giao rừng và đất trồng rừng sản xuất là đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134 thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã quy định trong các Quyết định này, cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. b) Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp. c) Hỗ trợ 400.000 đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. 5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện hành của Nhà nước. Quyền lợi của người nhận khoán bảo vệ rừng: 1. Được hưởng tiền khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha/năm. 2. Được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất (nếu có nhu cầu trồng rừng, làm giầu rừng nhận khoán) và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông của nhà nước. 3. Nếu là hộ nghèo đang thiếu đói thì được trợ cấp 10 kg gạo/khẩu/tháng để cứu đói trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời hạn trợ cấp gạo do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). 4. Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng là đối tượng của các Quyết định số 132 và số 134 thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã quy định trong các Quyết định này, cụ thể như sau: a) Hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở. b) Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chỉ được áp dụng tại các vùng đệm của rừng đặc dụng hoặc các vùng rừng phòng hộ ít xung yếu, nếu có đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp thì hộ nhận khoán bảo vệ rừng phải báo cáo với chủ rừng để chủ rừng báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền giao đất, xem xét cho phép mới được khai hoang). c) Hỗ trợ 400.000 đồng/hộ để xây dựng bể chứa nước sinh hoạt. 5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra còn có: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.3, Phương pháp phân tích Phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn của chính sách Phân tích tính cần thiết của chính sách Phân tích những ảnh hưởng, tác động của chính sách đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách 3, Cơ sở thực tiễn Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm . Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, trong đó có một số chính sách gắn liền với việc cải thiện đời sống của người nhận rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ðó là Quyết định 178/2001/QÐ-TTg (QÐ178), Quyết định 304/2005/QÐ-TTg (QÐ304) của Thủ tướng Chính phủ. Theo QÐ 178, quyền người dân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, được hưởng lợi từ những diện tích nhận khoán. Các sản phẩm người nhận khoán được hưởng là gỗ cho nhu cầu làm nhà mới, sửa chữa nhà cũ, gỗ đến chu kỳ khai thác sau khi đã đóng thuế và nhữnglâm sản phụ trên diện tích nhận khoán (trừ những động, thực vật nằm trong danh mục động, thực vật quý hiếm theo quy định của Chính phủ, Công ước quốc tế CITES). Ngoài ra người nhận khoán còn có quyền sử dụng một phần (10%) diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng để sản xuất. Sau QÐ 178, QÐ 304 quy định cụ thể hơn đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo, người nhận khoán rừng được hưởng lợi toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng được giao, ngoài ra còn được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo chính sách khuyến lâm, khuyến nông, hỗ trợ lương thực, năm triệu đồng làm nhà ở, năm triệu đồng để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 400 nghìn đồng xây dựng bể nước sinh hoạt cùng nhiều chính sách ưu đãi khác. Ðây là một bước tiến nhằm gắn bó người Tây Nguyên với rừng. Quyết tâm này của Chính phủ cũng nhằm lấy lại mầu xanh cho rừng. QÐ 304 về công tác giao rừng, khoán bảo vệ rừng trên địa bàn Tây Nguyên đã triển khai được hơn hai năm. Ðối tượng được hưởng lợi theo Quyết định này là các hộ gia đình và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất sản xuất ở các tỉnh Ðắk Lắk, Lâm Ðồng, Ðắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Qua khảo sát, để đáp ứng nhu cầu nói trên cần 262.492 ha, tương ứng với 10.687 hộ. Song căn cứ vào thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất với các địa phương chỉ tập trung thực hiện thí điểm đối với các hộ thiếu đất sản xuất theo Quyết định 132, 134 và số lượng cần là 109.324 ha, trong đó giao rừng là 37.437 ha, khoán rừng là 71.851 ha cho 5.940 hộ. Theo lãnh đạo Bộ NN và PTNT: Năm tỉnh Tây Nguyên đã giao và khoán bảo vệ rừng được gần 68 nghìn ha cho 4.442 hộ và giúp đỡ cho các hộ nhận khoán bằng hình thức hỗ trợ, như: hỗ trợ gạo, cây giống trồng rừng, tiền công nhận khoán Tỉnh Lâm Ðồng là địa phương thực hiện tốt nhất, đạt 100% kế hoạch với 1.672 hộ đã nhận khoán bảo vệ 21.569 ha. Kết quả bước đầu trong việc triển khai QÐ 304 cho thấy: Các cấp chính quyền, người dân đã nhận thức được "để gắn bó dân với rừng thì trước hết phải khoán rừng hoặc giao rừng cho dân". Quyết định này có nhiều ưu đãi, mang lại nguồn lợi cho dân nhiều hơn, cụ thể là ngoài hưởng phần lâm sản theo quy định, người nhận rừng còn được hỗ trợ tiền công nhận khoán, hỗ trợ gạo thời gian đầu, giống cây trồng và nếu là hộ thuộc diện 132, 134 còn được hỗ trợ tiền khai hoang, làm nhà ở. Cùng với công việc trên, các địa phương đã giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm diện tích rừng sử dụng không hiệu quả hoặc chưa sử dụng ở các lâm trường, ban quản lý rừng để giao cho người dân quản lý, bảo vệ, sử dụng và thời gian qua đã có hơn 30 nghìn ha được giao cho dân. Ngoài ra còn góp phần giải quyết việc tranh chấp đất đai, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và theo báo cáo của năm tỉnh Tây Nguyên, từ khi có QÐ 304, các tỉnh đã tạo điều kiện cho 4.442 hộ có việc làm. Theo lãnh đạo Phòng kinh tế huyện Krông Bông (Ðắk Lắk) thì việc thực hiện QÐ 304 đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc giao đất, giao rừng đã hướng một bộ phận dân tộc thiểu số không chỉ tận dụng được nguồn nhân lực, phát huy tinh thần tự giác của người dân trong quản lý, bảo vệ rừng mà còn góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cho các xã vùng khó khăn, như tại xã Cư Ð'răm, Yang Mao hơn chín nghìn ha rừng sau khi giao cho 37 nhóm hộ với 370 hộ và 11 cộng đồng ở các buôn thì hiệu quả mang lại rõ rệt, công tác bảo vệ rừng chuyển biến tích cực, những cánh rừng nay là tài sản của cộng đồng và mọi người có trách nhiệm tuần tra, quản lý nghiêm ngặt. Tháng 02/2008, Ðoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội giám sát việc triển khai QÐ 304 tại tỉnh Gia Lai, có kết luận: Tỉnh chỉ mới tiến hành xây dựng phương án triển khai thí điểm theo hai đợt, trong đó dự kiến giao rừng cho 957 hộ ở 44 thôn, làng với diện tích 1.467 ha, khoán rừng cho 1.561 hộ ở 140 thôn, làng và 66 cộng đồng với diện tích 40.522 ha. Và đến nay chỉ mới giao được hơn 4.392 ha cho 185 hộ, khoán rừng cho 292 hộ với kết quả này, tỉnh Gia Lai là tỉnh đạt tỷ lệ quá thấp so với yêu cầu đề ra. Lý giải vấn đề chậm, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Gia Lai cho biết: Quyết định tổng thể của UBND tỉnh triển khai chậm, nhiều vấn đề phải chỉnh sửa, nên các đơn vị triển khai không kịp. Việc hỗ trợ giống cây rừng không thực hiện được và quá trình thiết kế phương án cụ thể chưa hoàn chỉnh, đối tượng rừng giao cho người nhận không đạt yêu cầu. 4, Đánh giá thực tiễn 4.1, Tác động tích cực của chính sách Các địa phương đã giải quyết được tình trạng thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm diện tích rừng sử dụng không hiệu quả hoặc chưa sử dụng ở các lâm trường, ban quản lý rừng để giao cho người dân quản lý, bảo vệ, sử dụng và thời gian qua đã có hơn 30 nghìn ha được giao cho dân. Ngoài ra còn góp phần giải quyết việc tranh chấp đất đai, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và theo báo cáo của năm tỉnh Tây Nguyên, từ khi có QÐ 304, các tỉnh đã tạo điều kiện cho 4.442 hộ có việc làm. Việc thực hiện QÐ 304 đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc giao đất, giao rừng đã hướng một bộ phận dân tộc thiểu số không chỉ tận dụng được nguồn nhân lực, phát huy tinh thần tự giác của người dân trong quản lý, bảo vệ rừng mà còn góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cho các xã vùng khó khăn, như tại xã Cư Ð'răm, Yang Mao hơn chín nghìn ha rừng sau khi giao cho 37 nhóm hộ với 370 hộ và 11 cộng đồng ở các buôn thì hiệu quả mang lại rõ rệt, công tác bảo vệ rừng chuyển biến tích cực, những cánh rừng nay là tài sản của cộng đồng và mọi người có trách nhiệm tuần tra, quản lý nghiêm ngặt. 4.2, Tác động tiêu cực QÐ 304 đã mang lại hiệu quả cho người nhận rừng và diện tích rừng từng bước được mở rộng, song trong quá trình triển khai về cụ thể từng địa phương, sau hai năm đã có không ít bất cập. Nhìn lại các quy định trong lĩnh vực giao đất, giao rừng hiện hành, còn không ít điều còn băn khoăn, vì mới giải quyết phần "ngọn" còn phần gốc chưa được tính đến, khiến người nhận rừng lúng túng. Lãnh đạo huyện Lắc (Ðắk Lắk) thừa nhận: Nếu Nhà nước không giải quyết tận gốc vấn đề giao khoán rừng, đất rừng, mà cụ thể là chính sách hỗ trợ vốn, vật tư, công tác khuyến nông, khuyến lâm một cách cụ thể, rõ ràng để giúp người dân gắn bó lâu dài với rừng theo quyết định của Chính phủ thì sẽ khó triển khai tiếp việc giao khoán rừng. Anh Hồ Duy Tấn, Chủ tịch UBND xã Ea Sol, huyện Ea H'Leo (Ðắk Lắk) cũng chung nhận xét: Trong xã có 4 thôn đồng bào nhận rừng theo hình thức cộng đồng quản lý, bảo vệ, hưởng lợi. Như vậy 400 ha rừng ở xã có chủ, song từ năm 2006 đến nay rừng Ea Sol vẫn bị chặt phá. Rừng đã giao cho dân, chính quyền địa phương không thể can thiệp vì đối tượng phá