Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
240,5 KB
Nội dung
Công nghệ 3G Mạng 3G (Third - generation technology) là tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3 tuân thủ theo các chỉ định trong IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông thế giới. 3G cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện như: âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; email; video streaming; High-ends games; các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS) Trên thế giới, quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Hệ thống thông tin di động thương mại đầu tiên được triển khai và đưa vào sử dụng từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Các hệ thống này sử dụng kỹ thuật tương tự (analog) để xử lý tín hiệu, với kích thước của các thiết bị cầm tay lớn hơn nhiều so với một chiếc điện thoại di động thông thường ngày nay. Tại châu Âu, mỗi nước phát triển một hệ thống thông tin di động trong lãnh thổ của riêng mình. Người đăng ký sử dụng dịch vụ ở một nước, khi đi sang các nước khác thường không thể sử dụng các dịch vụ đã đăng ký ở nhà (roaming). Năm 1983, một tiêu chuẩn kỹ thuật số - gọi là Hệ thống toàn cầu về truyền thông di động – GSM, hoạt động ở các giải tần tiêu chuẩn, được đưa ra và đề xuất sử dụng. Cho đến năm 1993, GSM đã được hầu hết các nhà khai thác mạng ở châu Âu đã nâng cấp và triển khai sử dụng. Tiêu chuẩn thông tin di động GSM có khả năng cung cấp cuộc gọi với chất lượng thoại rất cao, tuy nhiên lại hạn chế về khả năng cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao đang trở thành một nhu cầu của người sử dụng hiện nay. Tại khu vực bắc Mỹ, các nhà khai thác mạng sử dụng một kỹ thuật tương tự (analog) gọi là AMPS - Dịch vụ điện thoại di động tiên tiến. Thông tin di động phát triển tới mức các nhà khai thác nhanh chóng đạt đến số lượng thuê bao tối đa, điều này dẫn tới việc rớt cuộc gọi hoặc không thể kết nối do tín hiệu bận. Khi tiến hành nâng cấp lên kỹ thuật số, các nhà khai thác mạng có 3 lựa chọn: sử dụng công nghệ TDMA, CDMA hoặc GSM (cũng là một dạng của TDMA). Mỗi tiêu chuẩn đều được những người đề xuất hỗ trợ mạnh mẽ dẫn tới việc cả 3 công nghệ đều được sử dụng cho các nhà khai thác. Kết quả là tạo ra các hệ thống mạng thông tin di động riêng biệt và và không tương thích lẫn nhau trên toàn khu vực. Trong một nỗ lực nhằm tiêu chuẩn hoá các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ 1 thiết bị, năm 1999, liên minh viễn thông quốc tế ITU đã đưa ra một tiêu chuẩn duy nhất cho các mạng di động tương lai gọi là IMT2000. Tiêu chuẩn Thông tin di động quốc tế - IMT -2000 sau này được gọi là 3G, đưa ra các yêu cầu cho các mạng di động thế hệ kế tiếp bao gồm: - Tăng dung lượng hệ thống - Tương thích ngược với các hệ thống thông tin di động trước đây (gọi là 2G) - Hỗ trợ đa phương tiện - Dịch vụ dữ liệu gói tốc độ cao, với các tiêu chuẩn về tốc độ truyền dữ liệu được xác định >2Mbps khi đứng yên hay ở trong khu vực nội thị >384Kbps ở khu vực ngoại vi >144Kbps ở khu vực nông thôn > Với thông tin vệ tinh - khả năng phủ sóng rộng - tốc độ truyền số liệu có khả năng thay đổi. ITU mong muốn các nhà khai thác mạng sẽ tạo thành một hệ thống cơ sở hạ tầng mạng và vô tuyến thống nhất, có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng và rộng khắp trên toàn cầu Theo thời gian, khái niệm IMT2000 từ một tiêu chuẩn trở thành một tập các tiêu chuẩn thoả mãn các yêu cầu với nhiều công nghệ khác nhau. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và WCDMA (UMTS) đều dựa trên nền tảng công nghệ CDMA. 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). Trong số các dịch vụ của 3G, điện thoại video thường được miêu tả như là lá cờ đầu (ứng dụng hủy diệt). Giá tần số cho công nghệ 3G rất đắt tại nhiều nước, nơi mà các cuộc bán đầu giá tần số mang lại hàng tỷ euro cho các chính phủ. Bởi vì chi phí cho bản quyền về các tần số phải trang trải trong nhiều năm trước khi các thu nhập từ mạng 3G đem lại, nên một khối lượng đầu tư khổng lồ là cần thiết để xây dựng mạng 3G. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã rơi vào khó khăn về tài chính và điều này đã làm chậm trễ việc triển khai mạng 3G tại nhiều nước ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi yêu cầu về bản quyền tần số được bỏ qua do phát triển hạ tâng cơ sở IT quốc gia được đặt ưu tiên cao. Nước đầu tiên đưa 3G vào khai thác thương mại một cách rộng rãi là Nhật Bản. Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Người ta cho rằng, vào năm 2006, việc chuyển đổi từ 2G sang 3G sẽ hoàn tất tại Nhật Bản và việc tiến lên thế hệ tiếp theo 3.5G với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3 Mbit/s là đang được thực hiện. Sự thành công của 3G tại Nhật Bản chỉ ra rằng điện thoại video không phải là "ứng dụng hủy diệt". Trong thực tế sử dụng điện thoại video thời gian thực chỉ chiểm một phần nhỏ trong số các dịch vụ của 3G. Mặt khác việc tải về tệp âm nhạc được người dùng sử dụng nhiều nhất. Thế hệ mạng di động mới (3G) không phải là mạng không dây IEEE 802.11. Các mạng này được ám chỉ cho các thiết bị cá nhân như PDA và điện thoại di động. Thế nào là công nghệ 3G 3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoặc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems). Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E- mail;video streaming; High-ends games; Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Marốc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana. Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên được sử dụng vào những năm 1930 - 1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G. Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2. Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile). Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95. [sửa] Công nghệ 3G Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ. Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000). Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, năm 1999, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính và xây dựng thành chuẩn IMT-2000. Năm 2007, WiMAX được bổ sung vào IMT-2000: Bảng tổng quan 3G/IMT-2000 ITU IMT-2000 Tên thông dụng Băng thông dữ liệu Mô tả Vùng sử dụng chính TDMA Single-Carri er (IMT-SC) EDGE (UWT-136) EDGE Evolution Còn gọi là TDMA một sóng mang. Là tiêu chuẩn được phát triển từ các hệ thống GSM/GPRS hiện có lên GSM 2+. Hầu hết trên thế giời, trừ Nhật Bản và Hàn Quốc CDMA Multi-Carrie r (IMT-MC) CDMA2000 EV-DO Còn gọi là CDMA đa sóng mang. Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne). Một vài quốc gia ở Châu Mỹ và Châu Á. CDMA Direct Sprea d (IMT-DS) UMTS W-CDMA HSPA Đây thực chất là 2 tiêu chuẩn "họ hàng". Chuẩn IMT-DS còn gọi là CDMA trải phổ dãy trực tiếp, hay UTRA FDD hoặc WCDMA. Chuẩn IMT-TC còn gọi là CDMA TDD, hay UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian (Time- division duplex). UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access. Toàn cầu CDMA TDD (IMT-TC) TD - CDMA Châu Âu TD - SCDMA Trung Quốc FDMA/TDMA (IMT-FT) DECT Đây là tiêu chuẩn cho các hệ thống thiết bị điện thoại số tầm ngắn ở châu Âu. Châu Âu, Hoa Kỳ IP-OFDMA WiMAX (IEEE 802.16) Đây là tiêu chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn. Toàn cầu [sửa] Tiêu chuẩn 3G thương mại Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông Thế giới (ITU), thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4 chuẩn 3G thương mại chính: [sửa] W-CDMA Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy trực tiếp, trước đây gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE. FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này). [sửa] CDMA 2000 Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV. CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU. Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhận Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002. [sửa] TD-CDMA Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA FDD, là một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-division duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền dữ liệu lẫn âm thanh, hình ảnh. Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến cũng được thực hiện theo chuẩn TD-CDMA. [sửa] TD-SCDMA Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous Code Division Multiple Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên nền tảng UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu như TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-SCDMA phát triển dựa trên giao thức của S-CDMA. [sửa] Danh sách các nước đã có ứng dụng mạng công nghệ 3G • Argentina (CDMA2000 1x) • Australia (W-CDMA) (CDMA2000 1x) • Áo (W-CDMA) • Azerbaijan (CDMA2000 1x) • Bahrain (W-CDMA) • Belarus (CDMA2000 1x,W-CDMA) • B ỉ (W-CDMA) • Bermuda (CDMA2000 1x) • Brasil (CDMA2000 1x) • Brunei (W-CDMA offered by b.mobile) • Canada (CDMA2000 1x) • Chile (CDMA2000 1x) • Trung Qu ố c (CDMA2000 1x) • Colombia (CDMA2000 1x) • Kypros (W-CDMA) • C ộ ng ho à Séc (CDMA2000 1x EV-DO, W-CDMA) • Đ an M ạ ch (W-CDMA) • C ộ ng ho à Dominican (CDMA2000 1x) • Ecuador (CDMA2000 1x) • Estonia (W-CDMA by EMT) • Ph ầ n Lan (W-CDMA and Flarion-FlashOFDM) • Pháp (W-CDMA offered by Orange and SFR) • Gruzia (CDMA2000 1x) • Đứ c (W-CDMA) • Hy L ạ p (W-CDMA) • Guatemala (CDMA2000 1x) • H ồ ng Kông (W-CDMA) • Hungary (W-CDMA) • Ấ n Độ (CDMA2000 1x) • Indonesia (CDMA2000 1x) • Ireland (W-CDMA) • Israel (W-CDMA, CDMA2000 1x EV-DO) • Ý (W-CDMA) • Jamaica (CDMA2000 1x) • Nh ậ t B ả n (W-CDMA, CDMA2000 1x) • Kazakhstan (CDMA2000 1x) • Kyrgyzstan (CDMA2000 1x) • Latvia (W-CDMA by LMT) • Libya (CDMA2000 1x) *Litva (W-CDMA by Omnitel) • Malaysia (W-CDMA deployed by Maxis(+HSDPA) và Celcom) • Mauritius (W-CDMA offered by Emtel) • Mexico (CDMA2000 1x) • Moldova (CDMA2000 1x) • H à Lan (W-CDMA) • New Zealand (CDMA2000 1xRTT/EvDO by Telecom New Zealand) (W-CDMA/3GSM by Vodafone) • Nicaragua (CDMA2000 1x) • Nigeria (CDMA2000 1x) • Na Uy (W-CDMA) • Pakistan (CDMA2000 1x) • Panama (CDMA2000 1x) • Peru (CDMA2000 1x) • Philippines • Ba Lan (CDMA2000 1x) • B ồ Đà o Nha (W-CDMA offered by TMN, Vodafone and Optimus. CDMA2000-1xEV-DO offered by Zapp Radiomovel [1]) • Romania (W-CDMA offered by Connex-Vodafone, CDMA2000 1x offered by Zapp Mobile) • Nga (CDMA2000 1x) • Singapore (W-CDMA offered by SingTel, Starhub, M1) • Slovakia (W-CDMA, Flarion, both offered by T-Mobile) • Slovenia (W-CDMA) • H à n Qu ố c (CDMA2000 1x) • C ộ ng ho à Nam Phi (W-CDMA offered by Vodacom and MTN) • Tây Ban Nha (W-CDMA) • Sri Lanka (W-CDMA by Dialog, CDMA2000 1x by Suntel) • Th ụ y Đ i ể n (W-CDMA) • Th ụ y S ĩ (W-CDMA, offered by Swisscom and Orange) • Đà i Loan (CDMA2000 1x)(W-CDMA) • Tajikistan (W-CDMA) • Thái Lan (CDMA2000 1x) • Ukraina (CDMA2000 1x) • Các Ti ể u V ươ ng qu ố c Ả R ậ p Th ố ng nh ấ t (W-CDMA) • V ươ ng qu ố c Liên hi ệ p Anh v à B ắ c Ireland (W-CDMA) • Hoa K ỳ (CDMA2000 1xRTT/EvDO) (W-CDMA in testing) • Uzbekistan (CDMA2000 1x) • Venezuela (CDMA2000 1x) • Vi ệ t Nam (W-CDMA offered by VinaPhone, MobiFone and Viettel, CDMA2000 1x EV- DO offered by SFone (SPT), EVN Telecom) Danh sách các thiết bị sử dụng 3G • Nokia: • LG: • Motorola: • O2: • SamSung • Iphone 3G • Sony Ericssion • HTC • BlackBerry Công nghệ 3G Công nghệ 3G G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại di động 1G (the first gerneration):Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của nhân loại. Đặc trưng của hệ thống 1G là: - Dung lượng (capacity) thấp - Kỹ thuật chuyển mạch tương tự (circuit-switched) - Xác suất rớt cuộc gọi cao - Khả năng handoff (chuyển cuộc gọi giữa các tế bào) ko tin cậy - Chất lượng âm thanh rất chuối - Ko có chế độ bảo mật 2G (bao gồm GSM và CDMA) Thế hệ đang được dùng trên thế giới: - Kỹ thuật chuyển mạch số - Dung lượng lớn - Siêu bảo mật (High Security) - NHiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn), 3G (WCDMA) Xuất hiện đầu tiên ở Japan. Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước: - Truy cập Internet - Truyền video Đi sâu về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (đã triển khai): 3G Thế nào là công nghệ 3G? 3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems). Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G. Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2. Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile). Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95. Công nghệ 3G Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ. Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000). Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính: - IMT DS (trải phổ dãy trực tiếp). Người ta thường gọi các hệ thống này là UTRA FDD và WCDMA. Trong đó UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access. - IMT MC (nhiều sóng mang). Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne) - IMT TC (mã thời gian). Về thực chất đây là UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian. - IMT SC (một sóng mang). Các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE). - IMT FT (thời gian tần số). Đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu. Công nghệ 3G nào cho Việt Nam? Như tôi đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới có tới 5 nhóm công nghệ được đề xuất cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 vậy con đường nào là hợp lý cho Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét đến 2 khía cạnh, đó là hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ của thế giới. Hiện tại Việt Nam có 3 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động đã/chuẩn bị hoạt động. Đó là công ty VMS (GSM), VinaPhone (GSM) và Saigon Postel (cdmaOne). Tổng số thuê bao của hai nhà cung cấp dịch vụ GSM khoảng hơn 1 triệu (rất khó tính chính xác con số này bởi vì hiện tại có tới 70% số thuê bao sử dụng dịch vụ trả tiền trước). Hầu hết các trạm gốc đều sử dụng dải tần 900 MHz. Saigon Postel sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA vào tháng 7 (số thuê bao hiện tại = 0). Để tiến tới mạng 3G từ mạng GSM thì con đường hợp lý nhất, theo hầu hết các nhà phân tích là từ GSM -> GPRS -> WCDMA. Theo như quảng cáo của hầu hết các nhà cung cấp giải pháp viễn thông thì đây là con đường hiệu quả nhất vì nó cho phép tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng hiện có. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì để thực hiện bước chuyển đổi như vậy là rất tốn kém và lãng phí. Xin lấy ví dụ, khi tiến hành chuyển đổi từ GSM sang GPRS thì cần phải nâng cấp toàn bộ phần giao diện vô tuyến, các khối điều khiển truy nhập và lắp đặt thêm các khối hỗ trợ dịch vụ chuyển mạch gói trong mạng (ví dụ GGSN, SGSN…). Tương tự như vậy khi chuyển đổi từ GPRS sang WCDMA ta lại phải tiến hành một bước nâng cấp và … vứt bỏ. Bản thân tôi cũng đã được tham dự khá nhiều hội thảo về tiến trình chuyển đổi lên 3G. Tôi rất thích một câu nói của một nhà cung cấp dịch vụ (người trình bày hội thảo): “Tiến trình chuyển đổi (GSM->WCDMA) chẳng qua chỉ là cách vẽ trên sơ đồ mà thôi. Còn về thực chất cái mà bạn có thể tận dụng được chẳng qua chỉ là… cái nhà chứa thiết bị mà thôi”. Do CDMA có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức đa truy nhập khác như hiệu suất sử dụng phổ tần cao, có khả năng chuyển giao mềm, đơn giản hoá việc phân chia và quản lý tần số… nên dù ở châu Âu hay châu Mỹ người ta cũng đều ngầm hiểu với nhau rằng mạng 3G trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử dụng công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang mạng 3G hơn. Con đường là cdmaOne ->cdma2000 1X ->cdma2000 3X. hoặc cdma2000 RTT1X ->cdma2000RTT3X. Việc chuyển đổi cho phép tận dụng hầu như toàn bộ các thiết bị sẵn có của mạng mà không cần phải nâng cấp, lắp đặt thêm nhiều khối chức năng như đối với các hệ thống GSM. Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA như Saigon Postel thì chắc chắn họ sẽ chọn con đường cdmaOne->cdma2000 1x ->cdma2000 3x hoặc cdmaOne ->cdma2000 3x. Còn đối với VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam thì sao?. Có hai lựa chọn cho họ. Thứ nhất, phát triển mạng GSM hiện tại lên GPRS rồi lên WCDMA -> Cách này tương đối tốn kém. Cách thứ 2: hiện tại mạng GSM mới chỉ dùng các băng tần 900 MHz và số lượng các thuê bao chưa phải là rất lớn, có thể triển khai song song dịch vụ CDMA ở dải tần 1800 MHz - 1900 MHz. Cùng với thời gian, mạng này sẽ nở dần ra và cung cấp các dịch vụ 3G trong tương lai. Đề xuất cụ thể: triển khai ngay mạng CDMA sử dung công nghệ cdma2000 1X (2.5G). Chữ ‘U’ trong công nghệ 3G Nhu cầu về tốc độ truyền dữ liệu và khả năng bảo mật cao hơn đã dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng trong chuẩn không dây phổ biến GSM. Mạng 3G ra đời, kéo theo nhiều rắc rối về thuật ngữ như USIM, USAT Các chuyên gia công nghệ có xu hướng đặt tên cho ứng dụng mới như là sự mở rộng từ thuật ngữ ban đầu. Đây chính là nguyên nhân của nhiều sự nhầm lẫn, bởi nếu chỉ xét bề nổi, nhiều người sẽ đặt GSM ngang hàng với UMTS, SIM với USIM, SAT với USAT và ICC với UICC. Chữ ‘U’ xuất hiện ở chuỗi thuật ngữ mới là viết tắt của Universal (toàn cầu, phổ biến). Tuy nhiên, trong những trường hợp này, U được hiểu là “khả năng kiểm soát nhiều hơn một hệ thống” chứ không nhất thiết phải là những ứng dụng bao trùm trên cả thế giới. UMTS - hệ thống viễn thông di động toàn cầu Công nghệ 3G được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là UMTS (Universal Mobile Telecommunications System), phát triển trực tiếp từ GSM, nhưng lại cạnh tranh gay gắt với chính "ông anh" của mình. "Universal" trong UMTS có nghĩa là vượt ra ngoài biên giới châu Âu. Công nghệ có tốc độ truyền khoảng 1.920 Kb/giây, hỗ trợ khách hàng tải nhạc, video, hội thảo nhóm… Tuy vậy, một số kết quả điều tra gần đây ở Nhật cho thấy nhu cầu sử dụng cuộc gọi hình (video call) không thực sự cao như mong đợi. Như đã biết, CDMA (Code division multiple access - Truy cập đa phân mã) là công nghệ đang cạnh trạnh gay gắt với TDMA (Time Division Multiple Access - Truy cập phân vùng thời gian) trong mạng GSM . Tuy nhiên, UMTS, "kẻ kế nhiệm" GSM, đã tách khỏi TDMA và sử dụng công nghệ W-CDMA, TD-SCDMA hay TD- CDMA. USIM và UICC USIM (Universal Subscriber Identity Module - Đơn vị nhận dạng thuê bao toàn cầu) là một ứng dụng của công nghệ UMTS, hoạt động trên thẻ thông minh UICC trong điện thoại 3G. Nó chứa dữ liệu về người sử dụng, thông tin xác thực và cung cấp dung lượng để lưu tin nhắn. UICC (Universal Integrated Circuit Card - Thẻ mạch tích hợp toàn cầu) chứa SIM trong điện thoại GSM và chứa USIM trong mạng UMTS. Thẻ thông minh này, thường có dung lượng vài trăm KB, đảm bảo khả năng tích hợp và bảo mật của thông tin cá nhân. Mỗi UICC có thể bao gồm nhiều ứng dụng, cho phép truy cập cả hai mạng, lưu danh bạ và chạy những ứng dụng khác. Thẻ UICC bao gồm CPU, ROM, RAM, EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc, có thể lập trình và xóa) và mạch I/O (Input/output - hệ thống nhập/xuất). Những phiên bản đầu tiên có kích thước 85 x 54 mm nhưng sau đó đã giảm xuống chỉ còn 25 x 15 mm. USAT và USAT-I USAT (USIM Application Toolkit - Bộ ứng dụng SIM) có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Theo cách thứ nhất, nó là sự biến hóa tự nhiên từ SAT trong mạng GSM khi gia nhập vào “thế giới U”. USIM có vai trò thực hiện khả năng tương tác giữa điện thoại và mạng, trong khi về cơ bản, USAT lại sử dụng điện thoại để truyền lệnh hoặc thông tin giữa người sử dụng và hệ thống mạng. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ có nghĩa hoàn toàn khác nếu nó được gọi là USAT-I (USAT Interpreter). Nó cũng là một ứng dụng của UICC, tương tự như USIM và USAT. Điểm khác biệt ở đây là USIM trong bộ nhớ thẻ thông minh là một ứng dụng đơn, cố định và tất cả các hoạt động của nó được xác định từ trước bởi chuẩn 3G. USAT, Thẻ UICC 25 x 15 mm của Vodafone New Zealand. [...]... nhắn), 3G (WCDMA) Xuất hiện đầu tiên ở Japan Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước: - Truy cập Internet - Truyền video Thế nào là công nghệ 3G? 3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation) Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng... (http://www.3gnewsroom.com): Nội dung phong phú với nhiều thông tin căn bản về sự phát triển của các tiêu chuẩn và điện thoại 3G 3G today (http://www.3gtoday.com): Giới thiệu sản phẩm 3G mới với nước xuất xứ, thương hiệu và ngày đưa ra bán Site do Qualcomm phát triển Mạng 1G, 2G, 3G là gì ? Tin từ www,tienf.com, bài http://www.tienf.com/tin-tuc-cong-ng nghe -3g- la-gi/ Quote: G : viết tắt của "generation" - công. .. băng rộng): Công nghệ vô tuyến di động 3G tốc độ cao có thể hỗ trợ với tốc độ 2 Mbps để truyền thoại, video và dữ liệu WiFi (Wireless Fidelity): Từ chung chỉ các mạng vô tuyến nội vùng (còn gọi là WLAN), có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 1 Mbps Tin tức 3G trên mạng 3G (http://www .3g. co.uk): Theo dõi toàn diện đối với tin tức công nghiệp và sản phẩm mới từ Mỹ, châu Âu và châu Á 3G Newsroom.com... chuẩn kỹ thuật cho hệ thống di động 3G vào giữa thập niên 90 3G được thiết kế để cung cấp băng tần cao hơn, hỗ trợ cho cả hai dịch vụ thoại và dữ liệu multimedia, như audio và video Tốc độ tải về của thiết bị 3G là 128 Kbps (khi sử dụng trong ôtô), 384 Kbps (khi thiết bị đứng yên hoặc chuyển động với tốc độ đi bộ) và 2 Mbps từ các vị trí cố định Có thể làm gì với 3G? 3G giúp chúng ta thực hiện truyền... Tin từ www,tienf.com, bài http://www.tienf.com/tin-tuc-cong-ng nghe -3g- la-gi/ Quote: G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại di động -Giấy phép 3G cho VinaPhone, MobiFone, Viettel và EVNTelecom - HanoiTelecom -Xu thế “mobile hoá” các website & mạng xã hội để đón đầu 3G 1G (the first gerneration):Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của nhân loại Đặc trưng của hệ thống 1G là: - Dung... thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi bưu thiếp kỹ thuật số Các từ về 3G và định nghĩa CDMA: Công nghệ di động kỹ thuật số sử dụng các kỹ thuật trải băng tần Các kỹ thuật này sử dụng hết băng tần có được dành cho mỗi kênh, thay vì phân bổ một tần số đặc thù cho từng người sử dụng EDGE:... động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136 Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95 Quý III/2009: Việt Nam sẽ chính thức có dịch vụ 3G đầu tiên Theo cam kết trong hồ sơ thi tuyển, hai mạng di động của Tập... chính thức nhận giấy phép Dự kiến vào thời điểm chính thức cung cấp, MobiFone sẽ hoàn thành lắp đặt và phát sóng 2.400 trạm BTS 3G và trong vòng 3 năm sẽ hoàn thành lắp đặt khoảng 7.700 trạm Ông Đỗ Vũ Anh - Giám dốc MobiFone cho biết, 3G là băng rộng còn 2G là băng hẹp Khách hàng 3G của MobiFone sẽ được sử dụng các dịch vụ gia tăng đòi hỏi tốc đọ truy cập cao một cách dễ dàng, điều mà trước đây họ chỉ... 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980 Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất... tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn; tải tệp tin video và MP3; và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản . bị sử dụng 3G • Nokia: • LG: • Motorola: • O2: • SamSung • Iphone 3G • Sony Ericssion • HTC • BlackBerry Công nghệ 3G Công nghệ 3G G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại. yêu cầu với nhiều công nghệ khác nhau. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và WCDMA (UMTS) đều dựa trên nền tảng công nghệ CDMA. 3G, hay 3-G, (viết. rằng mạng 3G trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử dụng công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang mạng 3G hơn. Con