Formol cực độc doc

5 152 0
Formol cực độc doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Formol cực độc Các vật dụng có formol trong nhà có thể gây ra những phản ứng dị ứng cho cơ thể gây hen suyễn, rối loạn hô hấp, kích ứng màng nhầy hệ hô hấp Ảnh: minh h ọa - Internet Sau khi chương trình độc học quốc gia Hoa Kỳ liệt formaldehyd vào danh sách hóa chất sinh ung thư (ngày 10-6), gần đây, Bộ Y tế Mỹ cũng đã công bố một số báo cáo về tác hại gây ung thư của formaldehyd. Thật ra từ lâu, sự nguy hiểm của formaldehyd (có tên gọi thông dụng là formol) là khá rõ nhưng giới y tế chưa thể liệt chúng vào “sổ đen” là do sự lên tiếng từ phía các ngành công nghiệp vốn mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế. “Sát thủ” trong phòng kín Formol không xa lạ ở nước ta sau vụ tai tiếng bánh phở tẩm formol ồn ào nhiều năm liền. Vụ tai tiếng này “nổi tiếng” đến độ trang bách khoa toàn thư điện tử Wikipedia đã ghi bánh phở Việt Nam là một trong những vụ xì-căng-đan về formaldehyd. Trong tự nhiên, chất này tồn tại ở những hàm lượng gây vô hại cho con người. Tuy nhiên, trong công nghiệp sản xuất hàng hóa, formol lại là một “sát thủ” vô cùng nguy hiểm. Nhiều báo cáo khoa học về độc tính của formol cũng đã cho thấy những người làm việc trong một số lĩnh vực sẽ không tránh khỏi sự tiếp xúc với formol. Chẳng hạn như những kỹ thuật viên làm móng, công nhân của dịch vụ mai táng hay công nhân trong những ngành công nghiệp sản xuất đồ gia dụng (như bàn ghế, chất tẩy rửa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân ). Những người tiếp xúc với hàm lượng formol cao sẽ có khả năng mắc những bệnh như ung thư mũi, họng và ung thư bạch cầu dạng tủy. Những vật dụng có formol trong nhà có thể gây ra các phản ứng dị ứng cho cơ thể; gây hen suyễn, rối loạn hô hấp, kích ứng màng nhầy hệ hô hấp. Formol được phân loại là một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hay còn gọi là VOC (dùng để chỉ những hợp chất hữu cơ dễ dàng lan tỏa vào không khí) nên sẽ rất nguy hiểm khi những sản phẩm có chứa formol được để trong phòng kín hoặc không được thông khí. Có trong dung dịch tẩy rửa Chúng ta cũng sẽ rất dễ nhận diện những sản phẩm có chứa formol. Đó là bàn, ghế, tủ, giường làm bằng gỗ tổng hợp, nhựa tổng hợp; vật liệu xây dựng, sơn, vật trang trí phòng ốc; dung dịch tẩy rửa gia dụng (dung dịch dùng cho máy giặt, thuốc xịt thơm phòng, dung dịch làm sạch thảm ); những sản phẩm chăm sóc cá nhân (như thuốc duỗi tóc, dầu xả tóc, thuốc đánh bóng móng, gel vuốt tóc ), sản phẩm dùng cho trẻ (như dầu gội đầu, kem thoa da, xà bông ). Một số loại kem đánh răng và dầu tắm, những loại trang phục được thiết kế dưới dạng “không cần ủi”; khói thải của xe máy, ô tô và khói thuốc lá… đều có chứa formol ở những tỉ lệ nhất định. Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp formol ở một số loại thực phẩm (bánh phở, mì sợi, cá muối, tàu hũ…) do người chế biến đưa vào nhằm kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm nhưng bất chấp tuổi thọ của người tiêu dùng. . Formol cực độc Các vật dụng có formol trong nhà có thể gây ra những phản ứng dị ứng cho cơ thể gây hen suyễn,. người. Tuy nhiên, trong công nghiệp sản xuất hàng hóa, formol lại là một “sát thủ” vô cùng nguy hiểm. Nhiều báo cáo khoa học về độc tính của formol cũng đã cho thấy những người làm việc trong. formol) là khá rõ nhưng giới y tế chưa thể liệt chúng vào “sổ đen” là do sự lên tiếng từ phía các ngành công nghiệp vốn mang lại nhiều lợi nhuận cho kinh tế. “Sát thủ” trong phòng kín Formol

Ngày đăng: 11/08/2014, 04:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...