1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mẹ nâng ngực, con có bú nhầm... silicon? potx

5 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 118,95 KB

Nội dung

Mẹ nâng ngực, con có bú nhầm silicon? Một trong những điều khiến chị em băn khoăn nhất trước khi quyết định “nâng cấp” gò bồng đảo, là liệu sửa ngực thì có ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa, liệu có khi nào trẻ bú mẹ không ra sữa mà thay vào đó là silicon? Cần chọn kỹ thuật an toàn để con không trả giá chỉ vì mẹ làm đẹp. Muốn đẹp nhưng nơm nớp lo Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Có như vậy, đứa trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ những tháng đầu. Để có đủ sữa cho con, bên cạnh cơ địa tiết sữa thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cho con bú thường xuyên cũng như cho bú đúng cách là những liệu pháp giúp nguồn sữa mẹ thêm dồi dào. Lời khuyên trên được nhiều bà mẹ đã và đang áp dụng. Tuy nhiên, có những bà mẹ đang phân vân giữa việc chăm sóc con và làm đẹp. Sau khi cai sữa đứa con đầu lòng, vòng một của chị Vân Anh, công tác tại một công ty truyền thông ở Hà Nội, lép xẹp. Chị mất tự tin mỗi khi giao tiếp, quần áo mặc bộ nào cũng thấy xấu vì gò bồng đảo quá khiêm tốn không cân xứng với cơ thể. Muốn “nâng cấp” vòng một, nhưng điều chị Vân Anh băn khoăn là liệu sau này chị muốn sinh thêm cháu nữa có thể cho con bú mẹ được không, chất lượng sữa tiết ra như thế nào? Hơn nữa, khi sinh đứa con đầu sữa của chị không được dồi dào, nếu đi làm đẹp mà sữa mất hẳn thì sao? Sau nhiều đắn đo, chị đến một bệnh viện có uy tín ở Hà Nội để được tư vấn. Sau đó, chị quyết định làm lại vòng một. Hiện chị đang mang thai đứa con thứ hai và vẫn băn khoăn về khả năng tiết sữa của mình. Kỹ thuật tốt thì vẫn có sữa cho con PGS.TS.BS Trần Thiết Sơn, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội chia sẻ: Hiện chị em bên cạnh việc làm đẹp còn mong muốn bảo toàn chức năng của tuyến vú. Trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đều thăm khám, tư vấn cũng như lựa chọn kỹ thuật nào phù hợp. Nếu sử dụng kỹ thuật tốt thì chức năng tuyến vú không hề bị ảnh hưởng. Chức năng thẩm mỹ được bảo toàn kể cả khi cho con bú. Tuy vậy, sau phẫu thuật cũng nên đi kiểm tra ngực định kỳ để bác sĩ có những lời khuyên. Cũng theo BS Sơn, sau khi nâng ngực bằng túi độn, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường mà không có sự nguy hiểm nào do túi độn gây ra cho cả mẹ và bé. Tốt nhất sáu tháng sau nâng ngực, các bà mẹ hãy mang thai. Nếu điều kiện kỹ thuật đảm bảo thì trong quá trình cho con bú, túi độn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, trẻ ngậm bầu vú cũng không có khả năng gây hư hại đến các túi độn nên các bà mẹ không phải lo lắng chuyện trẻ sẽ bú nhầm silicon hay chất độn ngực khác. Các bằng chứng khoa học cũng chưa cho thấy việc nâng ngực gây ra nguy cơ các bệnh như ung thư. Còn sử dụng những kỹ thuật không tốt có thể gây biến chứng ngay tại thời điểm làm lại ngực hoặc sau đó một thời gian ngắn. Kỹ thuật nào cũng ảnh hưởng đến cơ thể BS Sơn cho biết thêm, hiện có nhiều cách làm đẹp vòng một cho chị em như tiêm silicon, dùng mỡ nhân tạo… Tuy nhiên, những cách này không đảm bảo an toàn nên các cơ sở có uy tín không áp dụng. Nếu chất lượng của loại silicon lỏng được bơm vào người không được kiểm chứng an toàn, sau một thời gian ngắn bơm silicon vào ngực và mông, nhiều trường hợp có thể bị những biến chứng, thậm chí tử vong. Còn dùng mỡ nhân tạo thì dễ gây phản ứng sốc hoặc tai biến do mỡ được tiêm trực tiếp vào tuyến vú. “Phương pháp an toàn nhất hiện nay là đặt túi ngực sau cơ ngực. Chất liệu để nâng ngực thường là túi gel. Để đảm bảo tuyến vú vẫn được bảo toàn chức năng, túi gel được đặt ở phía sau cơ. Với cách này, trong quá trình mang thai tuyến vú vẫn phát triển bình thường dù kích thước ngực to lên, sau khi sinh bầu vú vẫn tiết sữa nuôi bé. Ngược lại, nếu thực hiện kỹ thuật dễ hơn là túi gel đặt trước cơ tuyến vú, thì tuyến vú sẽ không phát triển và đương nhiên khả năng tiết sữa cũng mất đi”, PGS.TS.BS Sơn khẳng định. TS.BS Lê Hành, chủ tịch hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM cho biết, kỹ thuật nào cũng có ảnh hưởng đến cơ thể ở mức độ khác nhau, có kỹ thuật ảnh hưởng không đáng kể. Phẫu thuật nâng ngực cũng vậy. Hiện có thể sử dụng một số phương pháp làm ngực như đường viền quanh quầng vú, đường viền vú, đường nách… “Nhìn chung, những kỹ thuật đang áp dụng tại các cơ sở có uy tín đều an toàn cho người làm mà vẫn giữ được chức năng của tuyến vú”, TS.BS Lê Hành nói . Mẹ nâng ngực, con có bú nhầm silicon? Một trong những điều khiến chị em băn khoăn nhất trước khi quyết định nâng cấp” gò bồng đảo, là liệu sửa ngực thì có ảnh hưởng đến chức. hưởng đến chức năng tiết sữa, liệu có khi nào trẻ bú mẹ không ra sữa mà thay vào đó là silicon? Cần chọn kỹ thuật an toàn để con không trả giá chỉ vì mẹ làm đẹp. Muốn đẹp nhưng nơm nớp. (WHO), các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Có như vậy, đứa trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ những tháng đầu. Để có đủ sữa cho con, bên cạnh cơ

Ngày đăng: 11/08/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w