Một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm là Bồ Tùng Linh đã chuyển hoá các sáng tác văn học dân gian và văn học truyền thống trong Liêu trai như thế nào?. Qua so sánh tỉ mỉ
Trang 1trần văn trọng NCS Trường Đại học sư phạm Hà Nội
1 Liêu trai chí dị (gọi tắt là Liêu
trai) là bộ tiểu thuyết viết bằng cổ văn
vĩ đại nhất trong số các tiểu thuyết văn
ngôn, xứng đáng là "thiên cổ kỳ thư"
(Phùng Trấn Loan) trong di sản tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc Kể từ khi
bản khắc Liêu trai đầu tiên (bản khắc
Thanh Kha Đình) ra mắt (1766), đúng
nửa thế kỷ sau khi Bồ Tùng Linh mất
(1715), cho đến nay mức độ ảnh hưởng
rộng rãi của Liêu trai đối với đời sống
văn học không hề thua kém bất kỳ bộ
tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng nào của
Trung Quốc; thậm chí, còn có sức lan toả
đến đời sống văn học ở Việt Nam, mà
hiện tượng sáng tác kiểu "Liêu trai hiện
đại" là một ví dụ Đó là minh chứng về
sức sống lâu bền của tác phẩm Mặc dù
không nằm trong hệ thống "Tứ đại kỳ
thư" (Tam quốc chí, Thuỷ hử truyện,
Tây du ký, Hồng lâu mộng) nhưng nói
đến thành tựu tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc, người ta không thể bỏ qua Liêu
trai, bởi giá trị phong phú của nó cũng
như tính đại biểu cho thành tựu đoản
thiên tiểu thuyết Trung Quốc Tác phẩm
này từng được ca ngợi là "vua của truyện ngắn" (đoản thiên tiểu thuyết chi vương) Gần ba trăm năm qua, nó đã ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc cũng như Việt Nam
2 Thành tựu sáng tạo nghệ thuật của Liêu trai từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thừa nhận trên nhiều phương diện Một trong những vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm là Bồ Tùng Linh
đã chuyển hoá các sáng tác văn học dân gian và văn học truyền thống trong Liêu trai như thế nào? Đây là một trong những vấn đề được các học giả Trung Quốc và ngoại quốc rất quan tâm trong các cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế về
Bồ Tùng Linh được tổ chức liên tục từ
1988 đến nay Làm sáng tỏ mối quan hệ
kế thừa và sáng tạo của Liêu trai đối với truyền thống văn học dân gian và văn học viết là một trong những chìa khoá giải mã sức hấp dẫn ma lực của Liêu trai
Những thiên truyện trong Liêu trai không phải là không có nguồn gốc để khảo chứng, bởi nó được xây dựng trên
Trang 2nền tảng hiểu biết một cách sâu sắc văn
học dân gian và văn học bác học Trong
Liêu trai có nhiều truyện hoặc lấy
nguồn gốc từ văn học dân gian, hoặc
truyền thống văn học chí quái, truyền
kỳ Các nhà nghiên cứu Diệp Đức Quân,
Chu Đài Bạch, Vương Văn Sâm, Nhiếp
Thạch Tiêu, Đặng Khôi Anh, Uông Phân
Linh, Chu Nhất Huyền đã có những bài
khảo chứng truyện gốc của Liêu trai
Qua so sánh tỉ mỉ giữa truyện gốc và
truyện đã chuyển hoá, cải biên của Bồ
Tùng Linh có thể thấy công sức cũng
như sự sáng tạo của Bồ Tùng Linh đối
với các tài liệu mà ông đã lựa chọn, qua
đó "càng thấy được tính tiến bộ trong tư
tưởng sáng tác của Bồ Tùng Linh và sự
cao minh của một ngòi bút văn học"
Trong bài "Tự chí", Bồ Tùng Linh cũng
đã cho biết ba nguồn gốc tư liệu hình
thành nên Liêu trai: Thứ nhất là do sở
thích đối với tiểu thuyết quái dị cổ đại
mà lấy làm đề tài; thứ hai là do tự mình
nghe thấy những câu chuyện truyền
thuyết dân gian "nghe đến đâu thì đặt
bút đến đấy, lâu ngày thành sách"; thứ
ba, do bạn bè cung cấp tư liệu tham
khảo "bạn bè bốn phương gửi thư về
cho" Qua đó có thể thấy được tính quần
chúng rộng rãi của nguồn tài liệu gốc,
vừa có đề tài truyền thống, hơn nữa lại
được phong phú bởi những câu chuyện
hiện thực hàng ngày sống động, hơi thở
cuộc sống rõ nét Đây là một trong
những yếu tố làm cho Liêu trai giàu sức
sống nghệ thuật
Trong xã hội, quan niệm "vạn vật hữu
linh" đã tạo cho con người một ranh giới
không rõ ràng, không ngăn cách giữa thế giới này và thế giới kia, giữa cõi trần và cõi âm Và chỉ có một chiều hướng là quay về quá khứ, hoá thân vào quá khứ
để nhận thức lại chính mình Chính vì vậy mà nảy sinh nhu cầu sáng tác, thưởng thức và truyền bá những câu chuyện dân gian đậm màu sắc "truyền kỳ" Từ đó, những cốt truyện dân gian vô cùng phong phú đã được các nhà văn Trung Hoa nhiều thời đại ghi chép, cải biên, sáng tạo lại, dần dần tạo nên một dòng văn học mang sắc thái riêng biệt
Đó cũng là "quá trình văn học hoá truyện dân gian, quá trình lột xác, chuyển từ sáng tác văn học dân gian sang sáng tác văn học viết" Bồ Tùng Linh được đắm chìm trong không khí huyền thoại đậm đặc của thời đại ở vùng quê Sơn Đông, đã chắt lọc những yếu tố
kỳ ảo trong hiện thực cuộc sống, cộng với khát vọng giải phóng tư tưởng thăng hoa thành cảm xúc nghệ thuật Ông đã vận dụng thành công các môtíp thần thoại, truyền thuyết một cách sáng tạo trong tác phẩm của mình Trong Liêu trai,
độc giả như lạc vào thế giới của cổ tích, thần thoại những môtíp "biến hình",
"hoá thân", "đột lốt", "phục sinh", "đầu thai" đầy rẫy trong tác phẩm Việc vận dụng các môtíp văn học dân gian mang một sắc thái mới, đã được "cải hoá" qua ý thức nghệ thuật của nhà văn, vì thế nó mang hơi thở cuộc sống và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc
Liêu trai là đại biểu xuất sắc "chẳng những là cái mốc đánh dấu sự trung hưng của văn học chí quái, truyền kỳ
Trang 3Trung Quốc, mà còn là đỉnh cao của tiểu
thuyết văn ngôn" Quả thực, ngoài việc
lượm lặt, ghi chép và cải hoá những cốt
truyện được lưu truyền trong dân gian,
Liêu trai còn ảnh hưởng khá sâu sắc
truyền thống văn học chí quái, truyền kỳ
Trung Quốc Học giả Tôn Cúc Viên
khẳng định "Về tính chất Liêu trai
thuộc loại chí quái, nhưng nó lại mượn
và vận dụng những thủ pháp của truyền
kỳ đời Đường để sáng tạo nên một
hình thức mới khác của loại chí quái
Trong tác phẩm, Bồ Tùng Linh không
chỉ kế thừa phương pháp truyền kỳ để
chép chuyện chí quái như Lỗ Tấn đã
nói, mà ông còn sáng tạo, cải biên những
cốt truyện đã có sẵn trước đây Đó cũng
là một quy luật sáng tác của văn học
trung đại Có những truyện trong tài
liệu gốc chỉ là những dòng ký dị (ghi
chép điều lạ) chưa đủ tư cách là một tác
phẩm văn học được Bồ Tùng Linh thổi
vào phẩm chất nghệ thuật tươi mới và ý
nghĩa nhân sinh sâu sắc Có thể so sánh
truyện "A Tú" trong Liêu trai với
truyện "Cô gái bán phấn hồ" (mãi
phấn hồ nữ tử) trong U minh lục của
Lưu Nghĩa Khánh đời Lục triều Cốt
truyện "Cô gái bán phấn hồ" rất đơn
giản kể về một chàng trai con nhà giàu
có mê đắm cô gái bán phấn hồ Hàng
ngày anh chàng thường mượn cớ mua
phấn để gặp người mình yêu Người con
gái cũng dường như biết được tình ý của
anh chàng nên hẹn hò Khi gặp gỡ, anh
chàng vì quá sung sướng nên đột tử Bà
mẹ phát giác đã tố cáo lên quan trên Cô
gái đến nhà khóc lóc và người con trai đã
sống lại Sau đó hai hai người kết nghĩa
vợ chồng Truyện của Bồ Tùng Linh, đại thể cốt truyện cũng như vậy, nhưng diễn biến câu chuyện không bình lặng, mà tác giả đã dùng ngòi bút tân kỳ, lắt léo để kịch tính hoá câu chuyện, khắc hoạ nhân vật sinh động Điểm mấu chốt trong sáng tạo cải biên của Bồ Tùng Linh là xây dựng quanh nhân vật Lưu
Tử Cố hai hình tượng nữ tính có tướng mạo giống nhau, nhưng tính cách lại khác nhau: đó là A Tú thật và A Tú giả
A Tú thật thì thông minh thuần phác, A
Tú giả lại khôn ngoan si tình, là một yêu nữ giáng trần Hai hình tượng một giả, một thật ánh chiếu, tương hỗ lẫn nhau Trong tiểu thuyết chí quái U minh lục lấy chữ tình và kết cục "đại đoàn viên"
để cấu tạo cốt truyện; thì "A Tú" của Bồ Tùng Linh cũng lấy chữ "tình" để bắt
đầu câu chuyện, triển khai câu chuyện tình kỳ lạ giữa Lưu Tử Cố với hai mĩ nhân A Tú thật và giả Song hai chữ
"thật giả" tuy là trung tâm của tiểu thuyết, nhưng chữ "mỹ" mới có tác dụng
đòn bẩy trong phát triển tình tiết cốt truyện Toàn bộ câu truyện chủ yếu triển khai sự so sánh sắc đẹp giữa A Tú thật và A Tú giả mà tình tiết biến ảo, ly
kỳ, lúc căng lúc chùng rất hấp dẫn Mặc
dù kết thúc truyện của Bồ Tùng Linh cũng không ra ngoài khuôn khổ "đại
đoàn viên" trong tiểu thuyết truyền thống, song cách tổ chức cốt truyện, dẫn dắt tình tiết của Bồ Tùng Linh đã vượt
xa Lưu Nghĩa Khánh
Đối với truyền kỳ Đường, Bồ Tùng Linh cũng đã có những đóng góp lớn
Trang 4trong việc chuyển hoá cốt truyện Sự cải
biên các cốt truyện truyền kỳ Đường
trong Liêu trai còn có thể dẫn ra nhiều
câu chuyện như: "Hoạ bì" cải biên từ
truyện truyền kỳ "Thôi Thao" trong
Tập dị ký của Tiết Dụng Nhược;
"Phượng dương sĩ nhân" cải biên từ
truyện "Độc cô hà thúc" trong Hà
Đông ký của Tiết Ngư Tư và Tam
mộng ký của Bạch Hành Giản; "Tiểu
Nhị" cải biên từ truyện "Du tẩu" trong
Tuyên thất chí của Trương Độc
Những sự cải biên cốt truyện của Bồ
Tùng Linh đã đạt được những phẩm
chất thẩm mĩ ưu tú, đem lại cho tác
phẩm sự mới mẻ về hình tượng và sự
sáng rõ tư tưởng "Hiệp nữ" có nguồn
gốc từ truyện "Thôi Thận Ân" trong
Nguyên Hoá ký của Hoàng Phủ Thị và
truyện "Giả nhân thê" trong Tập dị ký
của Tiết Dụng Nhược Trong truyện
truyền kỳ "Thôi Thận ân", tiến sĩ Thôi
Thận ân thuê nhà ở trọ, thấy bà chủ
phong tư xinh đẹp liền muốn lấy làm vợ
Phu nhân tự cho mình là không xứng
đáng, chỉ xin làm thiếp Sau khi sinh
được một đứa con, một đêm Thôi thấy
phu nhân từ trên nóc nhà nhảy xuống
tay phải cầm thanh đao tay trái xách
một cái đầu người, nói cha nàng bị quan
phủ sát hại oan uổng, nói xong bỏ đi
Thôi Thận ân còn đang kinh hãi thì phu
nhân quay lại nói muốn cho con bú Thôi
ngồi ngẫm nghĩ sao mà không nghe thấy
tiếng trẻ bú Nhìn ra thấy con đã bị giết
mất rồi Kẻ giết con chính là người mẹ
Truyện "Giả nhân thê" trong Tập dị
ký về cơ bản tình tiết cốt truyện giống
nhau "Hiệp nữ" (cô gái nghĩa hiệp) tuy lấy cốt truyện trong truyền kỳ Đường song trên các phương diện chủ yếu đều
có sự "thay da đổi thịt" Thứ nhất, các nhân vật trong Truyền kỳ Đường đều là người có kinh tế khá giả, sau khi báo thù xong đều đem của cải và a hoàn trong nhà giao lại cho chồng quản lý, trong khi
đó hiệp nữ lại nghèo khó, sống nhờ vả vào người khác lại còn phải phụng dưỡng
mẹ già và nghĩ cách báo thù cha, con
đường của cuộc đời càng khó khăn thì tính cách của hiệp nữ càng được trui rèn trong hoàn cảnh càng thêm lấp lánh; thứ hai quá trình báo thù của các nhân vật trong truyền kỳ đều có sự xuất hiện của người nam giới trong gia đình, sự giao tình với nhân vật nam giới là thiếu hẳn
sự sâu sắc của tình cảm Nhân vật nam chỉ là cái nền câu chuyện cho nhân vật nữ chính, trong khi đó hiệp nữ và Cố Sinh trong Liêu trai đối với nhau chân tình, gần gũi như bạn bè, đối với các nhân vật khác cũng có sự thắm thiết, đó
là tình cảm giữa con người với con người
Cố Sinh và Cố mẫu tuy là nhân vật phụ cũng được miêu tả rất có nhân cách; thứ
ba, các nhân vật nữ trong truyện Truyền
kỳ sau khi báo thù xong đều giết chết con của mình, dù có thể giải thích đó là hành động quả quyết thì xét cho cùng đó cũng là hành động phi nhân tính Trong Liêu trai, Bồ Tùng Linh đã thay đổi chi tiết phi nhân tính "giết con" thành "sinh con" mang đầy chất nhân bản Hiệp nữ sinh con không chỉ để lại cho nhà họ Cố người con nối dõi (vì Cố Sinh đoản thọ) Tình tiết này đã tô điểm thêm "tính cách
Trang 5chân thực" của hiệp nữ, nói lên cái đẹp
của nhân tính tình người Hiệp nữ sinh
con không chỉ trở thành một yếu tố quan
trọng trong khắc hoạ tính cách nhân vật
mà còn "trở thành điểm nhấn để phát
triển tình tiết của tiểu thuyết, cao hơn
nữa nó đã trở thành mấu chốt quan
trọng để luyện thép thành vàng, biến đề
tài hiệp nữ truyền thống từ chỗ bình
thường trở thành thần kỳ"
Không chỉ chí quái Lục triều, truyền
kỳ Đường ảnh hưởng sâu sắc, trở thành
nguồn đề tài cải biên cốt truyện của Bồ
Tùng Linh, mà ngay những chuyện vụn
vặt lượm lặt hàng ngày, hay từ những
ghi chép rất giản lược trong sử sách cũng
gợi cảm hứng cho Bồ Tùng Linh sáng tạo
nên những giai tác mang hơi thở cuộc
sống Truyện "Xúc chức" (chọi dế) là
một tác phẩm nổi tiếng trong Liêu trai
của Bồ Tùng Linh Trước khi Liêu trai
ra đời, trong dân gian đã lưu truyền
những câu chuyện, lời đồng dao về tệ
nạn chọi dế từ Hoàng đế trong cung đến
thứ dân nơi thôn hẻm Sử sách đời Minh
cũng đã ghi chép về thói chơi "chọi dế"
và nạn cống dế chọi hàng năm Sách
"Vạn lịch dã hoạch biên" (ghi chép
những chuyện vặt thôn quê thời Vạn
Lịch) của Thẩm Đức Phù đời Minh đã
chép: "Tuyên Tông triều tôi thích nhất
trò này, đã từng chiêu hàng nghìn con
của tri phủ Tô Châu Huống Trung Vì
vậy một thời lưu truyền câu đồng dao
"con dế kêu ran, Tuyên Đức hoàng đế
ham" Lời đồng dao này đến nay vẫn còn
lưu truyền Tác phẩm "Minh triều tiểu
sử - Tuyên Đức ký q6" của Lã Tất Tập
chép: "Hoàng đế tàn bạo thích chọi dế, phái cử người đến Giang Nam tìm mua Giá dế chọi vì thế tăng cao đến mười lạng một con Khi đó Phong Kiều, một lương trưởng do quận đô giám sát, bắt
được một con dế khoẻ, đem đổi lấy một tuấn mã Người vợ thấy đổi côn trùng lấy tuấn mã làm lạ, mở hé nhìn trộm, con dế nhảy ra mất Người vợ sợ hãi tự vẫn Chồng trở về, thương vợ hơn nữa cũng sợ luật lệ liền tự vẫn theo" Câu chuyện "Xúc chức" của Bồ Tùng Linh rõ ràng đã được gợi ý từ những ghi chép lịch sử và truyền thuyết dân gian Nhưng cốt truyện và tình tiết trong tác phẩm của Bồ Tùng Linh đã không diễn
ra một cách giản đơn như những ghi chép trên Tác giả đã dựa trên những quan sát, thể nghiệm, nhận thức, phân tích sâu sắc về lịch sử và hiện thực, từ
đó cải tác thành tác phẩm xuất sắc, không chỉ giá trị tư tưởng mà nghệ thuật cấu tứ cốt truyện, tình tiết cũng rất độc
đáo, qua đó miêu tả số phận bi kịch của con người nhỏ bé trong xã hội Đáng chú
ý trong truyện của Bồ Tùng Linh tác giả
đan cài hai tình tiết trái ngược nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau: đó là tình tiết trong hiện thực và tình tiết trong ảo tưởng Nếu phần đầu câu chuyện chủ yếu triển khai tình tiết trong hiện thực thì phần sau lại đột ngột xoay chuyển ngòi bút khi miêu tả tình tiết trong ảo tưởng: hồn con trai Thành Danh hoá làm dế chọi ở đây, tác giả sắp xếp tình tiết không phải cố làm ra mơ
hồ, kỳ bí để thu hút dộc giả, mà là nhằm
Trang 6thể hiện số phận bi thảm và bi kịch
trong thế giới nội tâm của nhân vật
Thành Danh Sự thành bại trong câu
chuyện "chọi dế" không đơn thuần chỉ là
chuyện giải trí mà còn liên quan đến
cuộc đời và số phận của cả một gia đình
Do đó, trong quá trình xây dựng cấu trúc
và sắp xếp tình tiết lúc căng lúc chùng,
lúc lơi lúc chặt, tác giả không ngừng
miêu tả sự biến đổi về tâm lý, tư tưởng
tình cảm của nhân vật chính khiến cho
câu chuyện càng hấp dẫn sinh động
Người đọc dường như cũng được thể
nghiệm mọi trạng thái tình cảm tâm lý
với nhân vật qua những khúc ngoặt của
tình tiết cốt truyện
"Lâm Tứ Nương" cũng là một trong
những giai tác của Liêu trai Câu
chuyện về cuộc đời của cô gái họ Lâm đã
có đến bốn tài liệu ghi chép gồm: Trì
bắc ngẫu đàm (Vương Sĩ Trinh), Lâm
Tứ Nương phụ ký (Lâm Tây Trọng),
Phụ nhân tập (Trần Duy Tùng), Dã
tẩu nhàn đàm (Đỗ Hương Ngư ẩn) ở
đây, chỉ lấy hai tác phẩm của Lâm Tây
Trọng và Vương Sĩ Trinh để so sánh
Trong "Lâm Tứ Nương phụ ký" của
Lâm Tây Trọng, hình ảnh Lâm Tứ
Nương nhảy múa cùng với đám hồn ma,
âm khí nặng nề, xuất hiện với hình thù
quái dị "mặt xanh nanh dài", "đầu to
như cái bánh xe, miệng há to như cái
gầu giai, hai mắt loé sáng như điện", sau
hoá thành "giai nhân tuyệt sắc, tóc mây
búi cao, y phục đẹp đẽ" Lâm Tứ Nương
tuy là giai nhân, song tuỳ tùng của nàng
là Quán đạo và Đông cô lại mười phần
quỷ khí "lai vô ảnh, khứ vô hình" Câu chuyện về cuộc đời Lâm Tứ Nương cũng không có gì đặc biệt Nàng vốn là con gái quan giữ kho ở Giang Ninh, cha nàng vì
ăn cắp của kho mà bị hạ ngục Nàng cùng người anh họ chạy đi chạy lại đến hàng nửa năm mới gỡ tội được cho cha Người cha ra khỏi ngục lại nghi ngờ nàng có tư tình với người anh họ, vì vậy nàng thắt cổ chết Như vậy, cái chết của Lâm Tứ Nương dưới ngòi bút của Lâm Tây Trọng không hề dính dáng gì đến cuộc đấu tranh giữa hai triều Minh và Thanh Ngoài ra, sự miêu tả và sắp xếp tình tiết trong cốt truyện của Lâm Tây Trọng cũng không có gì đặc biệt
Trong Trì bắc ngẫu đàm, việc xử lý của Vương Sĩ Trinh có khá hơn so với Lâm Tây Trọng Khi Lâm Tứ Nương xuất hiện đã ăn mặc theo lối cung nữ nhà Minh và nàng tự xưng là cung nữ của Hành Vương, chẳng may chết sớm Ngoài ra, nhân vật còn ngâm hai câu thơ hàm ý nói đến chiến tranh nổi lên, triều
đại thay đổi Nhưng cái chết của Lâm Tứ Nương vẫn không có mối quan hệ gì đến cuộc tranh chấp quyền lực của nhà Minh
và nhà Thanh Trong Trì bắc ngẫu
đàm Lâm Tứ Nương khi xuất hiện đã báo luôn tên họ của mình "thiếp là cung nữ phủ Hành Vương "mà không hề dấu giếm Ngoài ra Vương Sĩ Trinh còn để nhân vật tự bộc lộ nguyên nhân "không may chết sớm ở trong cung" là cố ý để cho cái chết của Lâm Tứ Nương không có quan hệ gì với sự biến đổi của thời cuộc Vương Sĩ Trinh với thân phận là một cận
Trang 7thần nhà Thanh đương nhiên phải khéo
léo che giấu vấn đề chính trị
Liêu trai cũng khai thác câu chuyện
về bi kịch cuộc đời của Lâm Tứ Nương,
song so với Lâm Tứ Nương phụ ký của
Lâm Tây Trọng và Trì bắc ngẫu đàm
của Vương Sĩ Trinh thì vượt xa, cả về
mặt cấu tứ lập ý, lẫn hành văn Trước
hết, đối với Lâm Tứ Nương phụ ký
hình tượng Lâm Tứ Nương dù được miêu
tả một mỹ nhân song ấn tượng ban đầu
"mặt xanh nanh dài", "đầu to như bánh
xe, miếng há như gầu giai" khó phai, vì
vậy mà hình tượng không trọn vẹn Còn
so với Trì bắc ngẫu đàm, Lâm Tứ
Nương được miêu tả trong Liêu trai đối
với Trần Bảo Thược có một quan hệ rõ
ràng: quan hệ nam nữ, đó là quan hệ
giữa người và người Quan hệ rõ ràng thì
văn chương mới hay được, và rất nhiều
tình tiết nảy sinh từ đây Còn quan hệ
giữa Lâm Tứ Nương và Trần Bảo Thược
được miêu tả trong Trì bắc ngẫu đàm
là một quan hệ giả và không rõ ràng, vì
giữa các nhân vật không tồn tại liên hệ
hữu cơ nào Quan hệ giả nên những câu
nói của Lâm Tứ Nương trong Trì bắc
ngẫu đàm không thuyết phục "không
quên được chàng, tuy không có lợi gì cho
chàng, nhưng cũng không làm tổn hại
đến chàng" (ý nói mình là ma - TVT) và
"từ đó, giả làm yến tiệc nơi đình quán, cứ
mỗi lần bày tiệc, lại có tiếng người cười
nói thù tiếp" Nhưng thân thế Lâm Tứ
Nương trong Liêu trai rất rõ ràng, sự
cảm nhận về thân thế của nàng cũng
rất sâu đậm khi hát bài "Vong quốc chi
âm", khi nói về chuyện cũ thì "buồn bã",
suốt đêm ngồi đàm luận âm nhạc, bình phẩm thơ ca Mặc dù tác giả đã nói rõ Lâm Tứ Nương là một hồn ma, nhưng lại không gây ấn tượng kinh sợ, vì hồn
ma đã sống lại thành người trần đầy tình cảm bi ai Trì bắc ngẫu đàm tuy cũng có nói đến "thuật lại các chuyện cũ trong cung, vô cùng thảm thiết, lại cầm phách gõ và hát, âm thanh não nuột" nhưng chỉ là những lời rất trừu tượng Mặt khác, một tác phẩm bao giờ cũng là một chỉnh thể nghệ thuật, mà hễ thêm hoặc bớt một vài câu chữ cũng có thể phương hại đến toàn chỉnh thể Trong Trì bắc ngẫu đàm chỉ chú trọng miêu tả yến tiệc đãi khách, toàn chuyện thù tạc giữa Lâm Tứ Nương và Trần Bảo Thược, mà thực ra điều này không thiết yếu lắm Cuối tác phẩm, Lâm Tứ Nương lại xuất hiện và nói "trần duyên đã hết"
và "nghĩ mối thâm tình thâm hậu bấy lâu nay", vậy đó là 'trần duyên" nào và
"mối thâm tình" nào Điểm đáng chú ý là cả Trì bắc ngẫu đàm của Vương Sĩ Trinh và Liêu trai của Bồ Tùng Linh
đều có bài thơ của Lâm Tứ Nương Trong Trì bắc ngẫu đàm, có thể nói có hoặc không cần chi tiết này vì nó không tham gia vào sự miêu tả hình tượng Còn trong Liêu trai nó là một chi tiết rất quan trọng không chỉ bộc lộ thế giới tâm hồn đầy mẫn cảm với thi ca nhạc hoạ của Lâm Tứ Nương, mà hơn nữa nó còn khéo léo đan cài sự phê phán hiện thực Lâm Tứ Nương dùng thơ để bộc lộ khéo léo về về số phận bất hạnh của mình, nỗi
ai oán phẫn nộ cũng như sự thiện lương
Trang 8trong tâm hồn của cô So sánh hai bài
thơ có thể thấy điểm khác nhau rất lớn:
Bài thơ trong Trì bắc ngẫu đàm :
Tĩnh toả thâm cung ức vãng niên
Lâu đài tiêu cổ biến phong yên
Hồng nhan lực bạc nan vi lợi,
Nam hải tâm bi chỉ học thiền
Tế độc liên hoa thiên bách ngẫu,
Nhàn khan bối diệp lưỡng tam thiên
Lê viên cao xướng "Thanh bình khúc",
Quân thí thính chi diệc vãng nhiên
Bài thơ trong Liêu trai :
Tĩnh toả thâm cung thập thất niên,
Thuỳ tương cố quốc vấn thanh thiên
Nhàn khan điện vũ phong kiều mộc,
Khấp vọng quân vương hoá Đỗ quyên
Hải quốc ba đào tà tịch chiếu,
Hán gia tú cổ tĩnh phong yên
Hồng nhan lực nhược nan vi lệ,
Huệ chất tâm bi chỉ vấn thiền
Nhật tụng bồ đề thiên bách cú,
Nhàn khan bối diệp lưỡng tam thiên
Cao xướng "Lê viên" ca đại khốc
Thỉnh quân độc thính diệc san nhiên
Bài thơ trong Trì bắc ngẫu đàm, trừ
hàm ý câu "Lâu đài tiêu cổ biến phong
yên" (Lâu đài tràn ngập trong khói lửa
và tiếng trống trận) nói tới chiến tranh
loạn lạc, mang dấu ấn của thời đại Còn
những câu khác đều không gợi cho độc
giả ấn tượng hay liên tưởng về một triều
đại đã sụp đổ (nhà Minh), Lâm Tứ
Nương chỉ có một lòng hướng Phật,
không có một chút hoài niệm về "cố
quốc", cũng như không oán thán về cái chết oan ức của mình Còn bài thơ trong Liêu trai Câu thứ nhất đã xuất hiện thời gian Lâm Tứ Nương gặp nạn là 17 năm về trước, tức năm Thuận Trị thứ 3 (1646) - năm mà Hành Vương – vị vua cuối cùng nhà Minh bị bắt và áp giải về Bắc Kinh Trong bài thơ, Lâm Tứ Nương còn nhấn mạnh các từ "cố quốc", "Hán gia" gắn liền điển tích vua Thục mất nước (chim Đỗ quyên), nói đến nỗi đau của người dân mất nước hoài niệm về vua Thục cũng tức là hoài niệm về Hành Vương Điểm đặc biệt là trong Liêu trai,
Bồ Tùng Linh còn ghi chú rõ: "Trong bài thơ có chữ trùng điệp, thất luật, nghĩ rằng người chép lại có chỗ lầm lẫn" Sự chú thích như vậy đã đưa toàn bộ câu chuyện về cuộc đời Lâm Tứ Nương thành truyền thuyết, còn trong Trì bắc ngẫu
đàm lại không có ý như vậy
Xét về mặt thời gian sáng tác thì Trì bắc ngẫu đàm (bản khắc sớm nhất là
"Phúc Kiến khắc bản" năm Khang Hy 28
- 1689) sớm hơn Liêu trai và có lẽ gần với truyền thuyết về Lâm Tứ Nương Liêu trai có khả năng dựa trên Trì bắc ngẫu đàm để cải tác Sự cải tác của Bồ Tùng Linh đã đạt đến trình độ nghệ thuật tinh tế trong xử lý các chi tiết tạo nên một hình tượng nhân vật Lâm Tứ Nương sinh động Trong Liêu trai, Bồ Tùng Linh đã xử lý hai chi tiết rất thành công Lâm Tứ Nương tự giới thiệu "em năm nay hai mươi tuổi, vẫn còn là xử nữ" và "em là cung nữ ở phủ Hành Vương" Trong Trì bắc ngẫu đàm, thân thế và địa vị Lâm Tứ Nương không phải
Trang 9là một cung nữ bình thường, mà là "một
người thiếp yêu ở phủ Hành Vương"
(thiếp, cố Hành Vương cung Tần dã)
Như vậy, Lâm Tứ Nương của Bồ Tùng
Linh không phải là một người thiếp yêu
của Hành Vương Bởi có phải là thiếp
yêu hay không phải là thiếp yêu có sự
phân biệt và có ý nghĩa hoàn toàn khác
Là thiếp yêu, tất phải là người được
Hành Vương sủng ái, thì tấm lòng
thương nhớ cố quốc không có gì lạ
Không phải là thiếp yêu, chỉ là một cung
nữ bình thường mà thương nhớ cố quốc
thì thân phận của người nhớ thương và
người được nhớ thương được nâng lên
khác hẳn Việc xử lý chi tiết này giúp tác
giả tự do hơn trong ngòi bút, mặt khác
làm cho cuộc tình giữa Trần sinh và
Lâm Tứ Nương không bị ràng buộc bởi
quan niệm danh tiết và hình tượng nhân
vật Lâm Tứ Nương không gây phản cảm
Thành công trong việc cải hoá cốt truyện
cũng như trong xử lý nghệ thuật đã
khiến tác phẩm "Lâm Tứ Nương" của
Bồ Tùng Linh được đánh giá là "một áng
văn chương ưu tú nhất phản ánh diện
mạo thật của lịch sử trong các tác phẩm
Lâm Tứ Nương, điều đó làm cho nó trở
thành một ghi chép lịch sử phản ánh
tâm trạng dân tộc của các tầng lớp trí
thức Hán tộc bấy giờ"
3 Như vậy, qua những so sánh giữa
Liêu trai của Bồ Tùng Linh với các tác
phẩm gốc có thể khẳng định Liêu trai
có mối quan hệ mật thiết với truyền
thống văn học dân gian và truyền thống
văn học bác học Nhà văn họ Bồ đã tiếp
thu, kế thừa và cải hoá các truyện có
nguồn gốc từ chí quái, truyền kỳ cũng
như những chuyện dân gian lưu hành
đương thời, kể cả những ghi chép lượm lặt từ trong sử sách Đó là sự cải biên một cách xuất sắc, đem lại cho tác phẩm hơi thở mạnh mẽ của thời đại, nó cho thấy tìm về cội nguồn văn học dân gian, văn học truyền thống, những sáng tác văn học đời sau không chỉ có kế thừa mà còn có khả năng chọn lọc và dung hợp chỗ mạnh, khắc phục chỗ yếu của các sáng tác văn học trước đó
tài liệu tham khảo
1 Cổ điển văn học tam bách đề Thượng Hải cổ tịch xuất bản xãm, 1986
2 Chu Nhất Huyền: Liêu trai chí dị tư liệu vựng biên, Thiên Tân, Nam Khai đại học xuất bản xã, 2002
3 Uông Phân Linh: Bồ Tùng Linh và văn học dân gian, Thượng Hải văn nghệ xuất bản xã,1985
4 Bồ Tùng Linh: Liêu trai chí dị toàn tập, Nxb Văn hoá thông tin 1996, Nguyễn Chí Viễn và Trần Văn Từ dịch
5 Nguyễn Đăng Na: Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại, Nxb Giáodục, 1999
6 Mã Thuỵ Phương: Thần quỷ hồ yêu
đích thế giới, Bắc Kinh, Trung Hoa thư cục
2002
7 Trâu Lương Tông Liêu trai chí dị bình thưởng đại thành - Lâm tứ nương, Ly Giang xuất bản xã, 1991