Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
138,5 KB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU Chuyến đi thực tế chỉ có bốn ngày một thời gian quá ngắn, nhưng chuyến đi đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc, tình cảm lạ thường, chuyến đi đã giúp tôi vỡ lẽ ra rất nhiều điều mà tôi chưa biết, tôi được tận mắt chứng kiến tiếp xúc với những trẻ em bị bỏ rơi, có hoàn cảnh khó khăn ở làng sos- làng trẻ em Nha Trang, được quay về với tuổi thơ ở trường mầm non 3-2, được tham quan, tiếp xúc, trao đổi với thầy cô ở trườngTHCS Thái Nguyên, được tham quan các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh ở Nha Trang. Nhưng nơi để lại nhiều ấn tượng, tình cảm sâu sắc và sự ngạc nhiên, bất ngờ nhất với tôi đó là trung tâm phục hồi chức năng – giáo dục trẻ khuyết tật Khánh Hòa. Dường như ở đây đã làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm và nhận thức của tôi vào đây tôi thấy sự hiểu biết của mình quá bé nhỏ, tình cảm và tâm lòng của mình quá khô khan, ít ỏi. Chuyến thực tế đã đi qua nhưng dư âm của chuyến đi có lẻ vẫn còn động mãi, sẻ theo mãi với tương lai của tôi. Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, cô giáo Nguyễn thị Như Hồng và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo để chúng tôi hoàn thành chuyến đi thực tế này! Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc và các cán bộ công nhân viên của Trung tâm phục hồi chức năng – giáo dục trẻ khuyết tật Khánh Hòa và các cơ sở chúng tôi đã được thực tế đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ chúng tôi trong chuyến đi thực tế này. Và đặc bịêt tôi xin cảm ơn em Tống Thị Mỹ Phượng đã giúp tôi hiểu được những suy nghĩ, tình cảm của em, giúp tôi hiểu về người khuyết tật nói chung và trẻ câm-điếc nói riêng. Chúc cho em học tập thật tốt, vượt qua những khó khăn của bản thân vươn lên trở thành những người có ích cho xã hội. NỘI DUNG BÁO CÁO I. GIỚI THIỆU CHUNG. 1.1.Về trung tâm phục hồi Chức năng – Giáo dục trẻ khuyết tật Khánh Hòa. Cổng trung tâm Trung tâm phục hồi chức năng – giáo dục trẻ khuyết tật tỉnh Khánh Hòa được thành lập vào tháng 12 năm 1992 theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa , nằm ở số 07 đường Tản Viên – phường Phước Hòa - TP Nha Trang - Khánh Hòa. Tổng số CBVC là 33 người trong đó nam :07 người, nữ: 26 người. gồm 1 bác sĩ, 9 y sĩ, 8 giáo viên và 15 cán bộ nhân viên khác. Giám đốc trung tâm: Trần Thị Ngọc Liên. Trung tâm gồm 2 tầng 34 phòng và một sân chơi. 2 Trung tâm hiện có 130 trẻ học bán trú trong đó có 44 trẻ khó khăn nghe nói và 86 trẻ chậm phát triển trí tuệ, quản lí, giúp đỡ 2530 trẻ trong toàn tỉnh. Trẻ tại trung tâm Chức năng nhiệm vụ: - Khám, phát hiện, quản lý trẻ khuyết tật từ 0 - 15 tuổi trong toàn tỉnh. - Nuôi dưỡng bán trú 50 học sinh khuyết tật để dạy chữ, dạy nghề. - Sản xuất dụng cụ trợ giúp và tập vật lý trị liệu, PHCN cho người khuyết tật. - Thực hiện chương trình PHCN dựa vào cộng đồng. - Tham gia chương trình hợp tác với các tổ chức trong việc chăm sóc trẻ em khuyết tật. 3 Trung tâm gồm hai khối khối y tế, khối giáo dục với các hoạt động cơ bản sau: - Khám và quản lí các cháu khuyết tật tại cộng đồng. - Hoạt động y tế tại trung tâm. - Giáo dục và hoạt động ngoại khóa. - Các hoạt động khác. Giờ thể dục sáng Trẻ vào trung tâm được phân theo từng lớp theo dạng tật và năng lực của từng trẻ gồm: trẻ khó khăn nghe nói và trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ học bán trú tại trung tâm , trung tâm hỗ trợ toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ học tập, phục hồi chức nặng cho trẻ, hỗ trợ tiền học phí và các chi phí khác. Trung tâm chỉ thu tiền chi phí ăn uống của trẻ mỗi tháng 400.000đ. Quỹ hoạt động của trung tâm chủ yếu được tài trợ từ các tổ chức ở Pháp và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. 4 Tổng kinh phí năm 2010-2011 là: 62.997 USD tương đương 1.228.000.000 đ. (Hơn 1,2 tỷ đồng) Trong đó: * Kinh phí phẫu thuật : 159.217.000 đ * Hỗ trợ nuôi dưỡng HS tại Trung tâm và cộng đồng: 150.000.000 đ * Xây dựng cơ sở vật chất: 420.000.000 đ * Đào tạo: 74.000.000 đ * Trang thiết bị (xe lăn, xe bại não, dụng cụ trợ giúp, Bếp): 263.326.000 * Khác: 161.457.000 đ Đặc biệt bên cạnh việc phục hồi chức năng và giáo dục văn hóa cho trẻ trung tâm còn dạy năng khiếu ( hát, vẽ, thể dục thể thao…), dạy nghề cho trẻ. Sản phẩm làm từ trẻ khiếm thính 5 sản phẩm thiệp 1.2. về dạng tật khó khăn nghe - nói (câm điếc) • Trong các từ điển phổ thông khiếm thính được gọi là điếc, được hiểu là mất thình giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về mặt thính giác nghe không rõ. Có 3 loại suy giảm thính lực: + Điếc cảm nhận: Xảy ra khi tai trong của bạn bị tổn thương do quá trình lão hoá tự nhiên hay do sự thoái hoá dây thần kinh dẫn từ tai trong đến não. + Điếc dẫn truyền: Xảy ra do sự tổn thương của các chuỗi xương con hay màng nhĩ truyền âm thanh từ tai ngoài qua tai giữa vào tai trong. + Điếc hỗn hợp: Do sự suy giảm bộ thần kinh cảm nhận và đường truyền. • Tình hình vế số người bị khiếm thính ở Việt Nam và trên thế giới 6 Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2000 trên toàn thế giới có khoảng 250 triệu người bị khiếm thính chiếm 4,2 % dân số thế giới. WHO cũng ước tính số người bị khiếm thính trên 14 tuổi ở Đông Nam Á là 63 triệu người một con số đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Ở Việt Nam Trung tâm Tai mũi họng TPHCM và Viện Tai Mũi Họng thực hiện điều tra về “Bệnh Tai nghe kém” ở 6 tỉnh trên cả nước. Kết quả tỷ lệ người khiếm thính vào khoảng 6% tức là cứ 100 người thì có 6 người bị khiếm thính. • Nguyên nhân dẫn tới bị khiếm thính Người bị khiếm thính có rất nhiều nguyên nhân và trong đó có một số nguyên nhân sau: + Do di truyền, bẩm sinh (từ khi mẹ mang thai, cha mẹ nhiễm độc, ). + Khi bà mẹ mang thai bị sởi, bệnh truyền qua đường tình dục, hoặc dùng thuốc có hại cho tai của trẻ trong thời kỳ mang thai và khi sinh. + Những khó khăn trong khi sinh và ngay sau khi sinh: sinh non, thiếu tháng, khó sinh hoặc trẻ bị ngạt hay vàng da. + Ngoài ra khiếm thính còn do chịu tác động của các nguyên nhân sau: các bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, các bệnh nhiễm trùng tai, tiếng ồn, tai nạn, tuổi già, tai có dịch. • Do nhiều nguyên nhân nên trẻ bị điếc thường kéo theo hậu quả bị câm. II. Một số đặc điểm tâm lí. Khi vào trung tâm tôi có ấn tượmg với những nụ cười đon đã, ngây thơ, hồn nhiên, những khuôn mặt, ánh mắt mới đáng yêu làm sao. Nhìn bên ngoài tôi không nghĩ đó là trung tâm khuyết tật tôi tiến lại gần để hỏi, những câu hỏi mà tôi đã chuẩn bị trong đầu từ trước, nhưng sự thất vọng hiện rỏ trên mặt của tôi, tôi nhận được câu trả lời bằng những nụ cười và sự “múa máy” của hai tay. Giờ tôi mới biết đó là trẻ bị câm, điếc và cái tôi gọi là “múa máy” đó là ngôn ngữ kí hiệu, tôi tự hỏi làm thế nào để khai thác thông tin và tìm hiểu tâm lí bây giờ ? bất ngờ tôi thấy có một trẻ đang cầm bút,vở và từ đó ý tưởng trò 7 chuyện bằng Chữ viết nẩy sinh trong đầu tôi và cuộc trò chuyện bằng chữ viết được bắt đầu hết sức “sôi nổi” có thể nói thế. Qua trò chuyện và sự giúp đỡ của thầy cô tại trung tâm tôi đã biết được một số thông tin cá nhân và rút ra một số nhận xét về tâm lý trẻ câm-điếc nói chung và em Tống Thị Mỹ Phượng nói riêng Như sau: 2.1. Thông tin cá nhân. Tống Thị Mỹ Phượng - họ và tên trẻ : Tống Thị Mỹ Phượng - Tuổi : 13 - Học lớp : 22 - Quê quán : Khánh Thượng – Diêm Khánh – Khánh Hoà - Họ tên bố : Tống Mỹ Tiến - Họ tên mẹ : Nguyễn Thị Kim Loan 8 - Dạng tật : khó khăn nghe, nói - Hoàn cảnh gia đình: Gia đình gồm 5 người, Phượng là con thứ 2 trong gia đình trước Phượng là anh trai, sau là 2 em gái. Gia đình tương đối khá giả bố em làm bộ đội, mẹ làm giáo viên trung học cơ sở. em vào học ở trung tâm năm 2008 và là một học sinh giỏi của trung tâm. Phượng trong giờ giải lao 2.2. Đặc điểm tâm lí. 2.2.1. Cảm giác, tri giác. Khi tiếp xúc với em phượng do em bị điếc ở mức độ nặng nên khi không nhìn vào miệng em không thể cảm nhận được âm thanh phát ra . Có lẽ do mất hoặc giảm cảm giác và tri giác thính giác nên cảm giác và tri giác thị giác có vai trò đặc biệt quan trọng, chính vì vậy em có thể hiểu được lời nói của người khác thông qua nhìn, tôi được cô giáo giới thiệu em vẽ tranh và tô màu rất đẹp, phải chăng chính quy luật bù trừ đã giúp cảm giác, tri giác thị giác của em tốt hơn trẻ bình thường. Khi tôi nhìn thẳng vào em, em cũng quay lại nhì tôi dù em đang nhìn lên bảng, khi tôi viết câu hỏi và đưa cho em chỉ cần lấy bút đụng nhẹ vào người em 9 là em quay lại rất nhanh có thể nói là nhanh hơn những trẻ bình thường. tôi nghĩ đó là phản xạ hai chiều, Cảm giác xúc giác giác hỗ trợ đắc lực cho thị giác, ngược lại thị giác hỗ trợ cho xúc giác, giữa chúng có mối quan hệ trực tiếp và tác động qua lại với nhau. Như vậy thị giác và xúc giác của trẻ khiếm thính đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức thế giới xung quanh. 2.2.2. tư duy- tưởng tượng. Giờ học đầu tiên mà tôi giữ cùng em là giờ toán, kiến thức môn toán của em chỉ dừng lại ở phép cộng-trừ, so sánh, phân biệt hình ảnh. Phượng là học sinh giỏi nên những bài tập ở sách giáo khoa phượng có thể làm được, nhưng từ ngữ và cách làm phải thật đơn giản, những bài có từ ngữ phức tạp cô giáo đều phải rút gọn lại. Do ngôn ngữ hạn chế nên cũng có phần ảnh hưởng tới tư duy trong quá trình trò chuyện giữa tôi và em tôi phải sử dụng những từ ngữ đơn lẽ ngắn gọn nhất em mới có thể trả lời được và sau mỗi câu hỏi của tôi em đều phải suy nghĩ từ 20 đến 30 giây mới trả lời lại ví dụ khi tôi hỏi :môn học nào em thích nhất ? em chống tay lên đầu suy nghĩ một hồi rồi trả lời : “toán”, khi tôi hỏi: ai thương em nhất nhà ? em không trả lời được. nhưng khi tôi hỏi: mẹ thương em nhất phải không ? em suy nghĩ và trả lời: phải. Vậy tư duy trực quan – hành động phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính nhờ vào khả năng quan sát nhanh nhạy của thị giác, tư duy trực quan trừu tượng bị hạn chế do ảnh hưởng từ ngôn ngữ. Khả năng tưởng tượng của em hạn chế, em không hiểu được những từ ẩn dụ, nghĩa bóng của từ, những biểu thị tượng trưng. 2.2.3. ngôn ngữ. Khi tiếp xúc với em điều đầu tiên tôi nhận thấy là ngôn ngữ của em rất hạn chế , em chỉ có thể hiểu được những câu đơn lẽ, ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, thông thường hay sử dụng. khi bắt đầu câu chuyện tôi giới thiệu : anh là duẩn sinh viên trường đại học quy nhơn vào thăm các em cho anh làm quen nhé ? em đọc suy nghĩ và lắc đầu không hiểu, tôi lấy vở và ghi tiếp: em tên gì? Em trả lời: 10