Phòng, trị liệt mặt do “trúng gió” Liệt mặt còn gọi là liệt dây thần kinh 7 ngoại biên. Đông y gọi là bệnh "Khẩu nhãn oa tà:, có nghĩa là miệng mắt méo lệch. Đây là bệnh rất thường gặp và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ người bệnh, đặc biệt khi đã để lại di chứng liệt cứng. Ngoài nguyên nhân do lạnh, liệt mặt còn có thể do các nguyên nhân khác như sau chấn thương, do nhiễm khuẩn. Biểu hiện của bệnh: Bệnh thường xảy ra đột ngột khi đi tàu xe hoặc tối ngủ nằm cạnh cửa sổ, bị gió tạt vào mặt. Người bệnh cười nói khó, đánh răng, súc miệng nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trong như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành. Sự mất cân xứng càng rõ khi bệnh nhân làm một số động tác chủ động như khi nhe răng mồm méo lệch sang bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác ít gặp hơn như cảm giác tê một bên mắt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết mặt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay bữa ăn. Phần lớn trường hợp mắc bệnh thường điều trị khỏi sau khoảng 1 – 3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa). Như trên đã nói bệnh thường xảy ra do lạnh đột ngột, cần tránh bị lạnh khi đi tàu xe và nên đóng cửa sổ khi ngủ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài đi tiểu; Khi bị liệt mặt, cần đi khám để chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não… Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hàng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% hoặc cloramphenicol 0,4%. Phương pháp chữa liệt mặt của Đông y Để chữa chứng liệt mặt có thể uống thuốc nội khoa kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… trong đó xoa bóp là phương pháp đơn giản, có hiệu quả, có thể tự làm được. Xoa bóp: - Dùng đầu ngón tay cái miết dọc hai bên sống mũi, từ khóe trong mắt lên đầu lông mày, miết cả hai bên. Mỗi bên miết khoảng 10 lần. Miết từ huyệt Ấn đường dọc theo lông mày thái dương khoảng 10 lần. - Day quanh mắt khoảng 10 lần. Tiếp đó miết từ Nghinh hương đến Địa thương khoảng 10 lần. - Day vòng quanh môi khoảng 10 lần. - Day huyệt giáp xa khoảng 10 lần. Xoa xát cả hai bên má, mỗi bên 10 lần. Miết hai bên cánh mũi. Mỗi ngày xoa bóp khoảng 30 phút cho đến khi khỏi bệnh. Vị trí huyệt: Ấn đường: Nằm chính giữa đường nối hai đầu lông mày, trên đường chính trung đi qua sống mũi. Nghinh hương: Nằm trong rãnh mũi mép, cách cánh mũi khoảng 1cm. Địa thương: Là điểm gặp nhau của rãnh mũi mép và đường ngang qua hai mép. Ở khóe miệng ngang ra khoảng 0,9cm. Giáp xa: Phía trước – trên góc hàm, khi cắn răng, cơ nhai nổi hằn lên . Phòng, trị liệt mặt do “trúng gió” Liệt mặt còn gọi là liệt dây thần kinh 7 ngoại biên. Đông y gọi là bệnh "Khẩu nhãn. người bệnh, đặc biệt khi đã để lại di chứng liệt cứng. Ngoài nguyên nhân do lạnh, liệt mặt còn có thể do các nguyên nhân khác như sau chấn thương, do nhiễm khuẩn. Biểu hiện của bệnh: Bệnh thường. triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục