Những cây ‘nêm nếm’ có tác dụng chữa bệnh pdf

5 269 0
Những cây ‘nêm nếm’ có tác dụng chữa bệnh pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những cây ‘nêm nếm’ có tác dụng chữa bệnh Quả khế có vị chua dùng để làm mềm và khử mùi thức ăn, gừng cay nóng nên ăn kèm với những món thịt nguội giúp tiêu hóa tốt… Những cây này vừa làm gia vị, lại có hoa, trái đẹp mắt nên được trồng làm cảnh trong nhà. Thay vì phải ra chợ mua rau gia vị, nhiều gia đình trong thành phố dùng những chiếc chậu nhỏ để trồng các loại cây này ngay tại nhà cho tiện. Mỗi lần chế biến món ăn, người nội trợ chỉ cần ra trước nhà hái vài đọt rau xanh thái nhỏ cho vào nồi canh, dĩa thịt, sẽ có ngay món ăn ngon, đẹp mà giàu hương vị. Một số loài trong đó còn có tác dụng chữa bệnh. 1. Sung Sung có tên khoa học là Ficus racemosa hay Ficus glomerata Roxb. Đây là loài cây thân gỗ, to cao, không có rễ phụ. Quả sung thuộc loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành. Quả sung mọc thành từng nhóm trên thân cây và trên những cành to không mang lá, khi chín có màu đỏ nâu, vị ngọt ăn sống được. Người ta dùng quả sung chín làm mứt tết hoặc quả xanh nấu canh với chân giò cho phụ nữ đang nuôi con ăn để có nhiều sữa. Ngoài ra quả này còn có công hiệu bổ dạ dày, thanh tràng, giải độc, thường dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ,… Theo phân tích dinh dưỡng, trong quả sung có các thành phần như: đường glucoza, xacaro, gluco, axit citric, các axit hữu cơ, hổ phách, men lipid, men protein…Các nhà khoa học trên thế giới còn phát hiện nhựa sung có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và chống ung thư. Ở nước ta, lá sung non còn được dùng ăn kèm với các món ăn dân dã như: gỏi cá, nem thính, các món thịt nướng… 2. Khế Khế còn gọi là khế ta, khế cơm, khế chua, khế giang, ngũ lăng tử, dương đào, ngũ liêm tử, có tên khoa học là Averrhoa carambola L. Quả khế mọng thuôn, có 5 cạnh, vị chua chứa đường, vitamin B1, C2, kali oxalat, và vài chất có lợi khác. Người ta dùng quả khế như một loại gia vị để kết hợp chế biến món ăn hoặc dùng như nguyên liệu để làm mứt, ô mai. Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu người dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn dân dã phổ biến như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế… Thêm vào đó, khế vị chua ngọt còn có công dụng trị phong, nhiệt, ho, đau họng, sốt. Rễ cây trị đau khớp, đau đầu mãn tính. Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập, mụn nhọt và viêm mủ da. Hoa trị sốt rét, trẻ em kinh giản, trị chứng thận hư, kém tinh khí, ho khan, ho đờm, kiết lỵ. Vỏ cây chữa ho, trẻ em lên sởi, giúp sởi mọc tốt. Tuy nhiên những người bị bệnh thận không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận. 3. Gừng Gừng còn gọi là khương, sinh khương, can khương, tên khoa học là Zingiber officinale Rosc. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6 đến 1m. Thân rễ mọc thành củ, lâu dần thành xơ. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, cụm hoa mọc sít nhau, hoa dài 5cm, rộng 2-3cm, tràng hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa và nhị hoa màu tím. Gừng tươi có tác dụng chống lạnh, giải cảm, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt. Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn. Gừng khô chữa đau bụng lạnh, kém tiêu, tiêu chảy. Vỏ gừng tiêu phù thũng. Từ lâu, nhân dân ta đã biết dùng gừng tươi làm mứt tết, làm gia vị và cất tinh dầu làm thuốc. Một số món ăn thường dùng với gừng như: các món cá, thịt kho, nướng hoặc luộc. 4. Cà chua Tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill. Đây loài cây thảo sống theo mùa, thân cây tròn, phân nhiều cành. Cà chua tự thụ phấn là chủ yếu, do đặc điểm cấu tạo của hoa. Loài thực vật này có nguồn gốc ở Peru, Bolivia và Ecuador. Quả cà chua chín thuộc loại quả mọng nước bao gồm vỏ, thịt quả màu đỏ, hồng, cam hay vàng và trơn láng khi chín. Quả có 2 hay nhiều ngăn chứa nhiều hạt. Ngày nay còn có loại cà chua chuyển gen quả màu tím. Trong quả cà chua còn xanh có chứa một lượng khá nhiều chất tomatine. Lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái chín đỏ. Khi chế biến cà chua xanh làm đồ hộp, chất tomatine tan theo nước muối do đó có thể ăn trái xanh đã chế biến mà không hại. Quả cà chua mặc dù giá trị dinh dưỡng thấp nhưng được toàn thế giới dùng làm thức ăn dưới dạng tươi hay nấu chín, nước ép cà chua là một loại nước giải khát tươi ở nhiều nước, còn dùng dưới dạng tương, nước sốt, nấu canh… Trong quả chín có nhiều đường, chủ yếu là đường glucoza, có nhiều vitamin: caroten, B1, B2, C; axit amin và các chất khoáng quan trọng: Ca, P, Fe… Ăn cà chua sẽ tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có dư axit, lợi tiểu, thải urê, giúp tiêu hóa dễ các loại bột và tinh bột. 100 g cà chua có thể cung cấp 33% vitamin C cần thiết hàng ngày. Cà chua trồng chủ yếu để lấy quả ăn, nhưng cũng có giá trị sử dụng làm thuốc. Cà chua được chỉ định dùng trong trị suy nhược, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mãn tính, trạng thái đa huyết, máu tăng độ nhớt, xơ cứng động mạch, bệnh về mạch máu, tạng khớp, thống phong, thấp khớp, thừa urê huyết, sỏi niệu đạo và mật, táo bón, viêm ruột. Dùng ngoài để chữa trứng cá (dùng quả cà chua thái lát mà xoa) và dùng lá xát lên chữa lành vết đốt của sâu bọ . Những cây ‘nêm nếm’ có tác dụng chữa bệnh Quả khế có vị chua dùng để làm mềm và khử mùi thức ăn, gừng cay nóng nên ăn kèm với những món thịt nguội giúp tiêu hóa tốt… Những cây này. thịt, sẽ có ngay món ăn ngon, đẹp mà giàu hương vị. Một số loài trong đó còn có tác dụng chữa bệnh. 1. Sung Sung có tên khoa học là Ficus racemosa hay Ficus glomerata Roxb. Đây là loài cây thân. hoa và nhị hoa màu tím. Gừng tươi có tác dụng chống lạnh, giải cảm, tiêu đờm, giúp tiêu hóa tốt. Gừng khô có tác dụng ôn trung tán hàn. Gừng khô chữa đau bụng lạnh, kém tiêu, tiêu chảy.

Ngày đăng: 10/08/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan