Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi người bệnh phải thở bằng miệng. Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y đã sử dụng những dược thiện để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh tât. Cháo tim lợn – cát cánh: Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị, chanh ớt vừa đủ. Cháo tim lợn – cát cánh. Cách làm: Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Rau thơm rửa sạch thái ngắn, gừng sống đập dập băm nhỏ, để riêng. Cát cánh cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng. Công dụng: Tim lợn bổ tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch. Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khí giúp cho đường hô hấp được thông suốt, giảm tiết. Bệnh nhân viêm mũi, tắc mũi, chảy nước mũi nên dùng. Cháo chân giò lợn – trần bì, bán hạ, sinh khương: Nguyên liệu: Chân giò lợn 1 cái (chỉ lấy phần xương và móng), trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 6g. Gạo tẻ 100g, các loại rau, gia vị, chanh ớt… Cách làm: Chân giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo cho vào nồi. Dùng 1 ấm khác bỏ trần bì, bán hạ, sinh khương cùng 2 bát nước nấu sôi 15 phút, lấy nước này cho sang nồi đã có sẵn gạo và chân giò, hầm cho chín kỹ thành cháo (nếu thiếu nước thì chế thêm vào cho vừa đủ). Các loại gia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được múc cháo ra bát tô, nhanh tay nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng. Móng giò dùng nấu cháo chân giò – trần bì bán hạ sinh khương. Công dụng: Hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, tác dụng co mạch. Dùng món này người bệnh giảm đau, thông đạt đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi ngạt mũi, hắt hơi, còn có tác dụng kháng histamin. Tính năng tác dụng của các loại rau thơm đã sử dụng: Tía tô: giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừ ho; Kinh giới: trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; Lá hẹ: bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chín khiếu, trừ hàn; Trần bì: thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; Bán hạ: hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; Sịnh khương: vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; Quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt, cung cấp vitamin C cho cơ thể; Hành hoa: chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp. . Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, . cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh. tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch. Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khí giúp cho đường hô hấp được thông