Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
779,5 KB
Nội dung
1 Lời mở đầu Lịch sử cách mạng của nước ta ở thế kỷ XX gắn liền với tên tuổi ,sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh, con người mang tầm vóc thời đại, được cả thế giới ca ngợi, có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên 15 tuổi, người thiếu niên ấy đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào, những phong trào đấu tranh chống thực dân và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Người đã có chí đuổi thực dân Pháp, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Mãi đến 2/6/1911, Bác bàn với một số người bạn thân về giúp đồng bào chúng ta… Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, bác vừa nói vừa giơ hai bàn tay! Đây tiền đây, chúng ta làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. 3/6/1911, Bác nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin của Pháp với cái tên là Văn Ba. Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng rời Tổ quốc và bắt đầu sự nghiệp cứu quốc từ đây. Vì vậy, với tấm lòng tôn kính, biết ơn, chúng tôi đã chọn đề tài “ Bác và những năm của Bác tại Pháp”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, không thể tránh khỏi những sai sót. Mong cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn! 2 1. Tiểu sử của Bác Họ và tên thường dùng: Hồ Chí Minh Họ và tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành Bí danh: Nguyễn Ái Quốc, Lin, Lý Thụy, Hồ Chí Minh… trong tổng số 169 tên gọi, bí danh và bút danh Ngày tháng năm sinh: 19/05/1890 Nơi sinh: Làng Hoàng Trù , xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Quê quán: Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Nơi thường trú: Hà Nội Tham gia cách mạng: Năm 1911 (ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước) Quá trình công tác: Từ năm 1911 đến năm 1969 Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lần thứ nhất: 28/08/1945 (ngày thành lập Chính phủ lâm thời) đến ngày 02/03/1946 (ngày thành lập Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến). Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lần thứ hai: 03/11/1946 (ngày thành lập Chính phủ mới) đến tháng 03/1947 3 Cấp bậc trong Đảng khi Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Uỷ viên Ban thường vụ Trung ương Đảng Quá trình hoạt động: -Từ bến Nhà Rồng, Sài Gòn, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (cuối năm 1911). Bến Nhà Rồng - Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Nhân danh những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Hồ Chí Minh gửi "Bản yêu sách của nhân dân An Nam" tới Hội nghị quốc tế ở Véc-xây, đòi quốc tế công nhận các quyền tự do, dân chủ, bình quyền cho người Việt Nam. Đây được coi là hoạt động đối ngoại tiêu biểu đầu tiên của Hồ Chí Minh (tháng 06/1919); - Tại Đại hội Tua, Hồ Chí Minh tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920); - Tham gia thành lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp" (1921); - Xuất bản tờ báo "Người cùng khổ" (1922) và được bầu vào Ban chấp hành "Quốc tế Nông dân" (1923); 4 - Tham dự Đại hội V "Quốc tế Cộng sản" và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam (1924); - Tham gia thành lập "Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu Á", xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng là "Bản án chế độ thực dân Pháp" và " Đường Cách mệnh"; Thành lập "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội" ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản Đoàn" làm nòng cốt cho tổ chức này (1925); Được Ban chấp hành Trung ương Quốc tế Cộng sản uỷ nhiệm, Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị hợp nhất để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của "Đảng Lao động Việt Nam" rồi "Đảng Cộng sản Việt Nam" ngày nay (03/02/1930); Ngày qua đời: 02/9/1969 tại Hà Nội. Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Văn hoá và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Người là "Vị Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" và kiến nghị các nước thành viên tổ chức kỷ niệm và tuyên truyền, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người. 2. Bến nhà rồng Toà nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu "lưỡng long chầu nguyệt" nên thường được gọi là "Nhà Rồng", do vậy bến cảng thuộc khu vực này cũng mang tên Bến Nhà Rồng. Nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Việt Nam yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Nguyễn Tất Thành trở thành nhà cách mạng lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng 8, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người thanh niên ra đi tìm đường cứu nước năm xưa chính là Bến Nhà Rồng 5 Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Nơi đây, trước ngày 30.4.1975 là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa nǎm 1862 đến cuối nǎm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trǎng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Nǎm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, với 03 phòng trưng bày (250m2), sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62 m2 diện tích trưng bày; 02 phòng kho chứa 10.927 tài liệu, hiện vật và 450 hiện vật trưng bày ngoài trời. Trong 09 phòng trưng bày hiện tại, có 06 phòng trưng bày những chuyên đề cố định bao gồm những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan tới tiểu sử, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 03 phòng trưng bày chuyên đề thời sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị tuyên truyền trong từng thời gian nhất định. Từ nǎm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đềmang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý đều được nâng 6 lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với người xem. Ngoài những hoạt động chính, Bảo tàng còn tiến hành những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như tổ chức các Hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim, tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Bảo tàng còn là nơi hội họp, gặp gỡ lý tưởng của các tổ chức, đoàn thể đến sinh hoạt truyền thống, học tập, vui chơi; là nơi ra quân của nhiều phong trào cách mạng sôi nổi của Thành phố Trong hơn 20 nǎm hoạt động, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đón tiếp gần 20 triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan. Đặc biệt có hàng trǎm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cao cấp các nước đến thǎm viếng tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ 400 tư liệu, hiện vật (nǎm 1980) đến nay đã có 11.372 tư liệu, hiện vật và 3300 đầu sách chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ riêng từ đầu nǎm đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vận động nhân dân hiến tặng 2093 tư liệu. Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không mệt mỏi và lòng mến khách, yêu nghề của CB.CNV Bảo tàng đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng khách tham quan và nhân dân miền Nam. Với những thành tích như trên, liên tục từ nǎm 1992 đến nay, Bảo tàng luôn nhận được bằng khen của Bộ Vǎn hóa Thông tin; của UBND TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt 5 nǎm liền từ 1992 - 1996, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng III; nǎm 1998 nhân dịp kỷ niệm 300 nǎm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng đã được chọn làm biểu tượng của Thành phố, đồng thời UBND Thành phố đã phối hợp với Hiệp hội LYON của Bến nhà rồng_nơi bác ra đi tìm đường cứu nước 7 Pháp đầu tư trang thiết bị hệ thống chiếu sáng nghệ thuật cho Bảo tàng, công trình đã khánh thành vào ngày 21/11/1998, làm nổi bật một cách hài hòa các khối kiến trúc đem lại sức sống, nǎng động cho ngôi Nhà Rồng về đêm. Nǎm 2001, nhân kỷ niệm 90 nǎm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2001), UBND TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư việc xây dựng mở rộng Bảo tàng; và xây dựng tượng Nguyễn Tất Thành, chỉnh trang nhà Rồng. Trong đề án chương trình mục tiêu phát triển từ nay đến nǎm 2005, ngoài các hoạt động thường xuyên, đơn vị tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng diện tích trưng bày; chỉnh lý lớn các phòng trưng bày cố định, tập trung xây dựng những chuyên đề mang đặc trưng của một Bảo tàng Chi nhánh phía Nam như chủ đề "Bác Hồ với miền Nam - miền Nam với Bác Hồ". Trong thời gian trước mắt (2001 - 2005) thực hiện hoàn chỉnh công tác tin học hóa công tác trưng bày và quản lý kho tư liệu, hiện vật. Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện nối mạng với Sở Vǎn hóa Thông tin, tiến tới nối mạng trao đổi thông tin tư liệu với Cục Bảo tồn Bảo tàng, với các Bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án "Mô hình khung cảnh khu vực Cảng Sài Gòn những nǎm 1911" (ngoài trời) cùng việc phục chế chiếc tàu AMIRAL LATOUCH TREVILL mà ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước nhằm làm sinh động, phong phú hơn hình thức trưng bày của Bảo tàng và tạo ấn tượng cảm xúc trực quan gây sự hấp dẫn khách vào tham quan, định hướng phát triển và phối hợp với ngành Du lịch, tạo sự thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước. 3. Hoàn cảnh lịch sử Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành 8 một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng. Quân Pháp tấn công quân Thanh tại Lạng Sơn năm 1885 Pháp tuyên bố là họ sẽ bảo hộ Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926 đến 1945 và quốc trưởng từ 1949 đến 1956). Năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Vào năm 1887, hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương (ban đầu thủ phủ ở Sài Gòn, năm 1902 đặt ở Hà Nội). Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên. Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ, cả ba đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đông Pháp, trực 9 thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Pháp được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao. Những năm tháng của bác tại pháp 1912_1917 Từ năm 1912 - 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động, Người thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập. Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp hoạt động trong phong trào Việt kiều, phong trào công nhân Pháp. Năm 1917 Nguyễn Tất Thành nghỉ việc ở khách sạn Carlton và qua eo biển Anh tới Pháp.Các hoạt động chính trị của Nguyễn Tất Thành trong 10 [...]... báo khác Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de la colonisation française) do Bác viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa Bác là trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Bác ra tranh cử vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại Trong lần đầu tiên... một phòng tại căn nhà số 9 ngõ Compoint, Quận 17, Paris Ông theo học dự thính tại Đại học Sorbonne và được coi là mọt sách tại Thư viện Quốc gia Pháp Dòng chữ khắc trên đó: "Tại nơi đây, từ năm 1921 đến năm 1923, Nguyễn Ái Quốc, người thường được biết tới với tên Hồ Chí Minh, đã sống và chiến đấu vì quyền độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác." Các tác phẩm của Bác thời.. .những năm tháng ở London vẫn còn chưa được biết đến Phải khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp Nguyễn Tất Thành định thành lập cơ quan liên lạc với các nhóm công nhân giữa Anh Quốc và Pháp Các hoạt động công đoàn của Nguyễn Tất Thành nhanh chóng đưa ông liên hệ với các chính trị gia cánh tả và các nhà văn Tại cuộc họp hàng tuần của... Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin đăng trên báo L'Humanité (tờ này là cơ quan phát ngôn của Đảng Cộng sản Pháp) , từ đó Người đi theo chủ nghĩa cộng sản Người tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại Tours với tư cách là đại biểu Đông Dương, trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp Sau này, Bác. .. của Người đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp , xuất bản năm 1925 Tác phẩm đã tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các thuộc địa Ông là trưởng tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng Sản Pháp Tác phẩm tiêu biểu của Bác trong thời kì 1917-1923: - Con rồng tre (năm 1922, nhằm đả kích vua khải định) - Truyện ngắn: + Pari (năm 1922, nhân đạo) +... không gây được sự chú ý Từ đó Bác dùng tên Nguyễn Ái Quốc Bản yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam ký tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện tại Thủ đô Pari của nước Pháp, với những nội dung cơ bản được nêu ra: "1 Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 2 Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá... sản Pháp giành được tất cả 1,2 triệu phiếu ủng hộ trên tổng số 5 triệu phiếu cử tri, nhưng Nguyễn Ái Quốc trượt chân dân biểu Quốc hộ 14 Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, Bác trang trải cuộc sống bằng cách làm việc nửa ngày Thoạt đầu, Bác làm thuê tại một tiệm rửa ảnh và được Phan Văn Trường nhượng quyền cho thuê lại một căn phòng Sau đó, Bác đi vẽ khoán cho một xưởng vẽ truyền thần và thuê... chức ở Versailles Bác đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ thuộc địa Và đây chính là lúc Bác lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước, trong bản kiến nghị.Giữa năm 1919, người Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe doạ đến an ninh Pháp ở Đông Dương 11 Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh... trị của thực dân Pháp Năm 1921, Bác cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) Năm 1922, Bác cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo Le Paria (Người cùng khổ) Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng 1000 tới 5000 bản, một con số thuyết phục vào lúc bấy giờ.Ngoài ra, Bác viết bài cho... 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, Bác phổ biến "Yêu sách của nhân dân An Nam", gồm tám điểm và được viết bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles, đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Bác còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các . từ cảng Nhà Rồng rời Tổ quốc và bắt đầu sự nghiệp cứu quốc từ đây. Vì vậy, với tấm lòng tôn kính, biết ơn, chúng tôi đã chọn đề tài “ Bác và những năm của Bác tại Pháp . Trong quá trình nghiên. Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng. Quân Pháp tấn công quân Thanh tại Lạng Sơn năm 1885 Pháp tuyên. miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành 8 một lãnh thổ thực dân Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn