Tiết 33 Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức bài viết, đặc biệt là kĩ năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. B. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Xác định yêu cầu bài làm: Đề: Kể lại “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, tưởng tượng một đoạn kết khác với cách kết thúc của tác giả dân gian. * Yêu cầu về thể loại: tự sự (có sáng tạo). * Yêu cầu về nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. * Bố cục: - Mở bài: giới thiệu câu chuyện. - Thân bài: khi kể cần đảm bảo những nội dung sau đây: + ADV, vua nước Âu Lạc, xây Loa Thành và chế tạo được nỏ thần nhờ vào sự giúp đỡ của cụ già và sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) -> bảo vệ đất nước và đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. + TĐ xin hòa và cầu hôn -> ADV vô tình gả con gái mình là MC cho con trai Đà là TT. + TT dỗ MC cho xem nỏ thần và đánh tráo nỏ. + Quân Đà xâm lược, vua ADV không có nỏ thần nên thất thế -> cùng con gái chạy trốn trên yên ngựa. + MC rắc lông ngỗng ven đường làm dấu cho TT đuổi theo. + Kết thúc cần khác với truyện, HS cần vận dụng trí tưởng tượng của mình mà đưa ra cách kết thúc hợp lí. + Gợi ý: ADV định chém đầu MC nhưng TT van xin -> vua không nỡ giết con gái nhưng quyết đuổi hai vợ chồng ra đi. Họ đến một vùng đất lạ và làm lại cuộc sống từ đầu. ADV được Rùa Vàng giúp đỡ trốn trên một đảo hoang, về sau gây dựng lại cơ đồ và đánh tan quân xâm lược TĐ ra khỏi bờ cõi. - Biểu điểm: + Điểm 9-10: đáp ứng tất cả các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. + Điểm 7-8: đáp ứng được cơ bản các yêu cầu trên, thiếu sót một vài ý, mắc một vài lỗi không đáng kể. + Điểm 5-6: có bố cục rõ ràng, nội dung câu chuyện đầy đủ và chính xác, tuy còn hạn chế về lối kể chuyện sáng tạo + Điểm 3-4: nội dung câu chuyện còn mờ nhạt, cảm nghĩ chưa sâu sắc, diễn đạt lủng củng. + Điểm 1-2: bài viết sơ sài, thiếu mạch lạc, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu. 3. Nhận xét chung: - Đa số bài viết đều có hướng đi đúng, nhưng phần tưởng tượng về cách kết thúc chưa thật sâu sắc. - Nhiều trường hợp diễn đạt thiếu mạch lạc, logic. - Nhiều bài viết không phân chia bố cục 3 phần. - Nhiều trường hợp chép bài của nhau. - Viết sai chính tả nhiều, sai quy tắc viết hoa. 4. Chữa lỗi cụ thể: Tùy thuộc vào kết qủa bài làm của từng lớp mà GV có cách chữa lỗi cho phù hợp. - Cách trình bày, dùng từ, đặt câu, viết đoạn. - Cách lập luận, liên kết giữa các câu, các đoạn. - Khả năng tưởng tượng, sáng tạo. 5. Đọc bài làm tốt: 6. Trả bài, tổng kết: GV trả bài cho HS và giành thời gian cho các em tự đọc, sữa chữa bài viết và nêu những thắc mắc của mình 7. Dặn dò: - Ra đề bài viết số 3 (làm ở nhà). - Soạn bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”. HẾT . Tiết 33 Làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức bài viết, đặc biệt là kĩ năng chọn sự việc, chi tiết. 5. Đọc bài làm tốt: 6. Trả bài, tổng kết: GV trả bài cho HS và giành thời gian cho các em tự đọc, sữa chữa bài viết và nêu những thắc mắc của mình 7. Dặn dò: - Ra đề bài viết số 3 (làm ở. - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để chuẩn bị tốt cho bài viết sau. B. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Xác định yêu cầu bài làm: Đề: