Quá trình phát triển sản nghiệp hóa 7 Nguyễn Xuân Cờng* Tóm tắt: Sản nghiệp hoá nông nghiệp là bớc thử nghiệm của Trung Quốc trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ và thị trờng lớn, là sự gắn kết nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với thành thị. Bài viết khái quát quá trình hình thành và phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp ở Trung Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam . Từ khoá: Sản nghiệp hoá, nông nghiệp rung Quốc là nớc nông nghiệp lớn, hiện đang trong quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nông nghiệp hiện đại. Từ cải cách mở cửa đến nay, nông nghiệp Trung Quốc gặt hái đợc những thành tựu to lớn. Sản nghiệp hoá đợc xem là con đờng có hiệu quả để đi tới hiện đại hoá nông nghiệp. Quá trình hình thành, nội dung cơ bản, thành tựu và tồn tại của sản nghiệp hoá nông nghiệp Trung Quốc là những kinh nghiệm quí, khi chúng ta đang đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. 1. Quá trình hình thành Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, một số tỉnh nông nghiệp ở Trung Quốc nh Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Namtích cực tìm kiếm lối thoát cho nông nghiệp, nông thôn. Đầu những năm 90, Gia Thành của tỉnh Sơn Đông đa ra chiến lợc nhất thể hoá nông nghiệp-công nghiệp-thơng nghiệp. Thọ Quang của Sơn Đông cũng gặt hái đợc thành công trong phát triển sản xuất rau xanh dựa vào nhu cầu của thị trờng. Duy Phờng tỉnh Sơn Đông tiến hành tổng kết kinh nghiệm của Gia Thành và Thọ Quang, tiếp đó tổ chức đoàn đi tham quan khảo sát kinh nghiệm kinh doanh nông nghiệp của Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Sau khi tổng kết những kinh nghiệm trong và ngoài nớc, chính quyền Duy Phờng trên cơ sở nhất thể hoá nông-công-mậu (nông nghiệp - công nghiệp - mậu dịch) đã thúc đẩy thực hiện chiến lợc sản nghiệp hoá nông nghiệp trong phạm vi toàn thành phố và gặt hái đợc thành quả lớn. Sản nghiệp hoá nông nghiệp ở Duy Phờng đợc tổng kết là: lập ngành nghề chủ đạo, thực hiện * Thạc sỹ. Viện Nghiên cứu Trung Quốc phân bố vùng, dựa vào các xí nghiệp đầu tàu lôi kéo, phát triển kinh doanh quy mô (1) . Chính quyền tỉnh Sơn Đông đã khẳng định kinh nghiệm của Duy T nghiên cứu trung quốc số 6(65) - 2005 8 Phờng, và năm 1993 đã quyết định tiến hành sản nghiệp hoá nông nghiệp từng bớc vững chắc trên phạm vi toàn tỉnh. Kinh nghiệm của Sơn Đông đợc tổng kết và nhân rộng ra nhiều tỉnh của Trung Quốc. Việc thực hiện chế độ khoán đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngời nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, chế độ khoán cha phát triển mạnh mẽ sức sản xuất. Cùng với sự xác lập và vận hành của thể chế kinh tế thị trờng XHCN ở Trung Quốc, mâu thuẫn giữa các cá thể nông dân phân tán và sản xuất nông nghiệp xã hội hoá ngày càng tăng. Những mâu thuẫn chủ yếu là: (1) Mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ của nông dân cá thể với sự thay đổi nhanh chóng khó lờng của thị trờng. Ngời nông dân đối mặt với những rủi ro về thiên tai, kỹ thuật, chính sách và đặc biệt là thị trờng. (2) Mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất bé nhỏ của nông dân cá thể với mục tiêu hiện đại hoá nông nghiệp, diện tích canh tác bình quân các nông hộ ít, năng suất lao động nông nghiệp thấp. (3) Mâu thuẫn giữa phơng thức sản xuất truyền thống của nông dân cá thể với sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá Nh vậy, mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ và thị trờng lớn trở thành vấn đề bức xúc cần giải quyết. Sản nghiệp hoá nông nghiệp trở thành bớc thử nghiệm và sự lựa chọn mới. 2. Khái niệm, đặc trng của sản nghiệp hoá nông nghiệp Sản nghiệp hoá nông nghiệp có nhiều cách biểu đạt nh kinh doanh nhất thể hoá nông nghiệp (Agricultural integration), kinh doanh tổng hợp nông nghiệp (Agribusiness), đa dạng hoá ngành nghề nông nghiệp (2) hoặc kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp (3) . Sản nghiệp hoá nông nghiệp ở Trung Quốc là việc các tổ chức kết hợp giữa nông hộ với công ty, hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng với các tổ chức kinh tế v.v tiến hành liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; kết hợp giữa nông nghiệp-công nghiệp và thơng nghiệp, kết nối các khâu thành một dây chuyền. Ngày 11 tháng 12 năm 1995, Nhân dân Nhật báo đã đa ra khái niệm sản nghiệp hóa nông nghiệp: Lấy thị trờng trong và ngoài nớc làm phơng hớng, lấy nâng cao hiệu quả kinh tế làm trung tâm, tiến hành phân bố khu vực hoá, sản xuất chuyên nghiệp hoá, kinh doanh nhất thể hoá, dịch vụ xã hội hoá, quản lí xí nghiệp hoá đối với ngành nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiêp địa phơng. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất-cung ứng và tiêu thụ, giữa mậu dịch-công nghiệp-nông nghiệp, giữa kinh doanh-khoa học-giáo dục, hình thành cơ chế kinh doanh chuỗi. Giới nghiên cứu cho rằng, sản nghiệp hoá nông nghiệp là quá trình phát triển xã hội hoá, nhất thể hoá nông nghiệp với các ngành nghề liên quan, tức nhất thể hoá nông nghiệp-công nghiệp-thơng mại, khâu chuỗi sản xuất-giai công-tiêu thụ. Nhà nghiên cứu Bạch Thế Việt cho Quá trình phát triển sản nghiệp hóa 9 rằng: Sản nghiệp hoá là lấy định hớng thị trờng, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy xí nghiệp đầu tầu làm chỗ dựa, lấy lợi ích kinh tế làm trung tâm, lấy dịch vụ làm biện pháp, thông qua sản xuất-cung ứng-tiêu thụ, nuôi trồng, gia công, liên kết các khâu trớc, trong và sau quá trình tái sản xuất nông nghiệp trở thành một hệ thống ngành nghề hoàn chỉnh (4) . Một số học giả diễn đạt ngắn gọn hơn, gọi sản nghiệp hoá nông nghiệp là quá trình phát triển xã hội hoá, nhất thể hoá nông nghiệp với các ngành nghề liên quan, tức nhất thể hoá nông nghiệp - công nghiệp - thơng mại, khâu chuỗi sản xuất - gia công - tiêu thụ. Các học giả cha nhất trí cao về khái niệm sản nghiệp hoá nông nghiệp, nhng lại có nhận thức chung về nội hàm cơ bản sau: (1) Lấy thị trờng làm phơng hớng. Sản nghiệp hoá nông nghiệp là sản phẩm của kinh tế thị trờng. Các sản phẩm nông nghiệp phải sản xuất, gia công và tiêu thụ theo nhu cầu của thị trờng mới có thể tồn tại và phát triển. (2) Lấy các xí nghiệp đầu tầu làm trung tâm. Các xí nghiệp đầu tầu là các doanh nghiệp đóng vai trò liên kết các khâu trớc và sau sản xuất, giữa các nông hộ sản xuất quy mô nhỏ, phân tán với thị trờng rộng lớn trong và ngoài nớc; (3) Lấy các vùng chuyên doanh làm cơ sở. Đây là các nơi sản xuất nông sản cấu thành bởi các nông hộ. Thực hiện chuyên doanh vùng trồng trọt, chuyên môn hoá sản xuất, thơng phẩm hoá hàng hoá, nh vậy mới có thể tạo các sản phẩm nông nghiệp với số lợng lớn, chất lợng cao cho các xí nghiệp đầu tầu; (4) Dây chuyền nông - công - thơng, tức kết hợp hữu cơ giữa các ngành sản xuất nông nghiệp-các ngành gia công và các ngành tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; (5) Hình thành cơ chế rủi ro cùng chịu, lợi ích cùng chia. Những đặc trng cơ bản (1). Nhất thể hoá ngành nghề: Sản nghiệp hoá nông nghiệp là liên kết hữu cơ giữa các ngành nông nghiệp trớc sản xuất, trong sản xuất và sau khi sản xuất, thực hiện nhất thể hoá thơng mại, gia công và sản xuất nông nghiệp. Nh vậy có nghĩa là liên kết nhiều nông hộ nhỏ, sản xuất nhỏ với thị trờng lớn và nhu cầu lớn, liên kết giữa công nghiệp hiện đại và nông nghiệp lạc hậu, nối liền giữa thành thị với nông thôn, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất, dịch vụ xã hội hoá, kết nối các khâu sản xuất- gia công-vận chuyển-tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thành một dây chuyền, cùng thúc đẩy và phối hợp phát triển; (2). Chuyên môn hoá sản xuất: Tiến hành chuyên môn hoá các khâu trong dây chuyển sản nghiệp hoá. Chuyên môn hoá sản xuất mới có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả tổng thể của sản nghiệp hoá; (3). Thơng phẩm hoá: Hàng hoá sản xuất là để trao đổi trên thị trờng, lấy thị trờng làm đích cuối cùng; nghiên cứu trung quốc số 6(65) - 2005 10 (4) Quản lí xí nghiệp hoá: Sản nghiệp hoá nông nghiệp là dùng biện pháp quản lí xí nghiệp, công ty công nghiệp để quản lí nông nghiệp, làm cho sản xuất phân tán và các sản phẩm của các nông hộ đợc chuẩn hoá. Tổ chức sản xuất, tiêu thụ một cách khoa học, làm tối đa hoá lợi nhuận. Mô hình tổ chức hớng tới giống nh các tổng công ty. (5). Xã hội hoá dịch vụ: Thúc đẩy kết hợp chặt chẽ các yếu tố sản xuất, cung cấp dịch vụ toàn diện cho các khâu trong dây chuyền sản nghiệp hoá. 3. Các loại hình tổ chức chủ yếu của sản nghiệp hoá nông nghiệp: (1) Loại hình xí nghiệp đầu tầu và các nông hộ: Các công ty, xí nghiệp đóng vai trò chủ đạo, kết hợp cùng với các nông hộ tiến hành sản xuất, gia công và tiêu thụ một hay vài loại sản phẩm. Các công ty, xí nghiệp ký hợp đồng với nơi sản xuất hoặc các nông hộ sản xuất các mặt hàng theo hợp đồng, sau đó công ty phụ trách gia công, tiêu thụ. Tiêu biểu của mô hình này là các công ty xí nghiệp nh: Tập đoàn công ty mậu dịch đối ngoại Gia Thành Sơn Đông, tập đoàn Đại Giang Thợng Hải, tập đoàn Nh ý-Liên Vận Cảng của Giang Tô, tập đoàn Long Phát của Hồ Bắc, tập đoàn Hng Phát của khu Nội Mông, công ty Đức Đại tỉnh Cát Lâm Đến cuối những năm 90, số công ty xí nghiệp mô hình này có khoảng 5400, chiếm 45% tổng số các tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp (5) . (2) Loại hình tổ chức hợp tác kinh tế và nông hộ: Các tổ chức hợp tác nh các hợp tác, các hiệp hộiđứng ra tổ chức sản xuất, chỉ đạo kỹ thuật, phục vụ cây(con) giống, thu mua sản phẩm, gia công và tiêu thụ. Các nông hộ tiến hành sản xuất theo yêu cầu của các tổ chức hay hiệp hội. Mô hình này tới cuối thập kỷ 90 có 3384 tổ chức, chiếm 29% tổng số các tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp (6) . Mô hình này đợc nông dân rất hoan nghênh và có triển vọng phát triển mạnh. Điển hình nh Hiệp hội rau quả Lộc Bảo ở Gia Thành tỉnh Sơn Đông, Hợp tác xã gia công rau quả Hồng Đạt- Lai Dơng. (3). Loại hình thị trờng chuyên doanh và các nông hộ: Mô hình này lấy thị trờng chuyên doanh hoặc trung tâm giao dịch làm trung tâm, liên kết một đầu là các nơi sản xuất, và đầu kia là các nơi tiêu thụ. Mô hình này thích ứng cho các sản phẩm không phải chế biến gia công nhiều, chỉ cần xử lí đơn giản là có thể đa vào tiêu thụ nh rau quả nông sản. Tiêu biểu cho mô hình này là Thọ Quang của Sơn Đông. Thọ Quang khởi nghiệp từ phát triển thị trờng bán buôn rau quả. Nơi giao dịch thị trờng bán buôn rau quả của Thọ Quang rộng 34 ha, mức tiêu thụ rau quả năm lên tới 100 triệu tấn, doanh số lên tới 1 tỷ NDT, lôi kéo đợc vùng sản xuất rau quả rộng tới 31 nghìn ha, sản phẩm bán đi 24 tỉnh trong đó có 190 thành phố lớn và vừa, mở chi nhánh tiêu thụ tại 180 thành phố lớn và vừa. Mô hình này đến cuối thập kỷ 90 có khoảng 1450 tổ chức, chiếm 13% tổng số tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp. Quá trình phát triển sản nghiệp hóa 11 Ngoài ra, còn có các mô hình khác nh các ngành chủ đạo và nông hộ. Các địa phơng dựa vào u thế về ngành hay sản phẩm điển hình phát triển thành các dây chuyền. Mô hình khác nh các tổ chức trung gian, các tổ chức khoa học đứng ra kết nối các khâu sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản nghiệp hoá nông nghiệp tại một số tỉnh của Trung Quốc Sơn Đông là nơi khởi phát sản nghiệp hoá nông nghiệp. Từ năm 2000 đến nay, hơn 50% tổng số nông hộ tham gia vào kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp, khoảng 350 xí nghiệp đợc liệt vào xí nghiệp đầu tầu trọng điểm quốc gia, hơn 200 xí nghiệp thuộc loại xí nghiệp đầu tầu cấp tỉnh. Hiện nay, tỉnh Sơn Đông có 21.000 xí nghiệp đầu tầu gia công tiêu thụ các nông sản phẩm, giá trị sản lợng hàng năm vợt 100 tỷ NDT, lôi kéo hơn 8 triệu nông hộ, chiếm 41,2% tổng số nông hộ toàn tỉnh, thu hút hơn 10 triệu lao động nông thôn, hơn 50% thu nhập của nông dân là từ phát triển kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp (7) . Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp lớn của Trung Quốc, dân số nông thôn chiếm hơn 70% dân số của tỉnh. Thông qua phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp, Hà Nam đã trở thành tỉnh hàng đầu về bột mì và các chế phẩm mỳ của Trung Quốc, xúc xích Hà Nam chiếm 80%, sản lợng mỳ ăn liền chiếm khoảng 30% thị phần thị trờng Trung Quốc. Ngay từ năm 1996, tỉnh Hà Nam đã đi đầu cả nớc trong việc tổ chức hội nghị công tác sản nghiệp hoá nông nghiệp, ra sức phát triển và trợ giúp sản nghiệp hoá nông nghiệp. Năm 2004, Hà Nam có 2284 xí nghiệp đầu tàu, trong đó có 23 xí nghiệp đầu tàu trọng điểm quốc gia, mức doanh thu đạt hơn 1 tỷ NDT có 12 xí nghiệp (8) . Năm 2004 doanh thu của tập đoàn Song Hội lên tới 1,6 tỷ NDT. Xí nghiệp đầu tầu trọng điểm cấp tỉnh có 27 công ty. Các tổ chức kinh doanh ngành nghề hoá nông nghiệp của tỉnh có 3059, lôi kéo 5,61 triệu hộ nông dân tham gia, chiếm 29,2% tổng nông hộ toàn tỉnh. Hồ Nam cũng là tỉnh nông nghiệp lớn, từ năm 1996 chính quyền tỉnh đã công bố ý kiến về việc đẩy nhanh sản nghiệp hoá nông nghiệp. Năm 2003, Hồ Nam có hơn 60 xí nghiệp đầu tầu cấp tỉnh, hơn 300 xí nghiệp đầu tầu cấp thành phố trở lên (9) . Ngành nghề kinh doanh của các xí nghiệp từ lơng thực, thịt lợn những năm 90 thế kỷ XX, đến nay đã mở rộng kinh doanh hơn 20 ngành nghề nh trồng trọt, chăn nuôi, gia công, rau quả, thức ăn gia súc, giày da, dệt may, dợc liệucác công ty đầu tầu ngày một lớn mạnh. Ví nh công ty hữu hạn phát triển khoa học kỹ thuật Chính Hồng của Hồ Nam, hiện có 5 xởng sản xuất, 8 công ty con, nhiều chi nhánh hoặc tham gia cổ phần với công ty của tỉnh khác, có 32 dây chuyển sản xuất điều khiển bằng máy tính, năng lực sản xuất thức ăn gia súc hàng năm là 1,2 triệu tấn, đứng vào hàng ngũ 500 công ty lớn sản xuất thức ăn gia súc của Trung Quốc. Ví nh tập đoàn Đờng Nhân Thần có tài sản lên nghiên cứu trung quốc số 6(65) - 2005 12 tới 550 triệu NDT, doanh thu năm lên tới 1,6 tỷ NDT, có 35 công ty con, đứng hàng thứ 11 trong 50 công ty lớn về hàng thịt của Trung Quốc. Sản nghiệp hoá nông nghiệp ở Tứ Xuyên cũng phát triển tơng đối mạnh, hiện có hơn 4000 xí nghiệp đầu tầu, thực hiện doanh thu lên tới 27 tỷ NDT, lôi kéo 5,48 triệu hộ nông dân chiếm 28,7% tổng số nông hộ toàn tỉnh tham gia. Nhiều chợ bán buôn lớn hình thành, ví nh thị trờng bán buôn rau quả Bành Châu, qua nhiều năm phát triển đã trở thành thị trờng bán buôn hàng nông sản lớn nhất vùng Tây Nam, mức giao dịch rau quả hàng năm vợt 1 triệu tấn, mức giao dịch vợt 1,3 tỷ NDT. 5. Thành tựu, vấn đề tồn tại và triển vọng Sản nghiệp hoá nông nghiệp đã có những thành quả rõ nét qua gần hai thập kỷ. Năm 1997 Trung Quốc có 11834 tổ chức kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp. Năm 2001 có hơn 66.000 tổ chức kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp. Loại hình các tổ chức ngày càng đa dạng, các xí nghiệp đầu tầu có tới hơn 27000, các tổ chức trung gian hơn 2200. Năm 2002 các tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp lên tới 94.000 trong đó có 42000 xí nghiệp đầu tầu, tăng 41,6% so với năm 2000 (10) . Về loại hình tổ chức sản nghiệp hoá theo ngành nghề: Tổ chức sản nghiệp hoá loại hình trồng trọt chiếm 44,8%, chăn nuôi 24,1%, thuỷ sản 8,2%, lâm nghiệp, thổ sản 10,4%, các loại hình khác 10,5%. Về loại hình liên kết: Phơng thức hợp đồng chiếm 51,9%, hợp tác 12,6%, cổ phần 13,3%, các phơng thức khác khoảng hơn 20% (11) . Năm 2002, các tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp lôi kéo số nông hộ lên tới hơn 7,2 triệu hộ, chiếm 30,5% tổng số nông hộ toàn quốc. Năm 1997, các tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp miền Đông có 6611, miền Trung có 4336, miền Tây có 887, chiếm tổng số tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp trong toàn quốc theo tỷ lệ lần lợt là 55,9%: 36,7%:7,4%. Năm 2002, tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp miền Đông là 43000, chiếm 45%, miền Trung là 29000, chiếm 31,2%, miền Tây là 22000 tổ chức, chiếm 23,6% (12) . Sản nghiệp hoá nông nghiệp miền Trung và miền Tây Trung Quốc có tiềm năng phát triển lớn và đã xuất hiện nhiều tổ chức sản nghiệp hoá mạnh nh Cửu Sơn, Du Tử, Song Hội, Mông Ngu. Hiện nay, tổ chức kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp đạt 114.000 đơn vị, tổng mức tài sản cố định lên tới 809,9 tỷ NDT, lôi kéo 84,54 triệu nông hộ tham gia (13) . Các tổ chức này cũng mở rộng sang nhiều ngành nghề, khu vực cũng rộng khắp từ miền Đông sang miền Tây, hình thức liên kết cũng đa dạng hơn. Một số địa phơng đã hình thành các khu chuyên doanh. Một số tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp. Nhiều ngời cho rằng sản nghiệp hoá là cầu nối có hiệu quả để hiện đại hoá nông nghiệp, là lối thoát cho nông nghiệp, nông thôn, nông dânTrung Quốc (14) . Quá trình phát triển sản nghiệp hóa 13 Tuy nhiên, trình độ phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp của Trung Quốc còn thấp, số lợng các xí nghiệp đầu tầu không lớn, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu; sản nghiệp hoá nông nghiệp mới ở giai đoạn đầu, giai đoạn tìm tòi và bộc lộ nhiều hạn chế (15) . Hiện nay, sản nghiệp hoá nông nghiệp mới chỉ lôi kéo đợc 1/3 tổng số nông hộ trong toàn quốc. Các xí nghiệp đầu tầu là kết nối quan trọng giữa các nông hộ với thị trờng, giữa các khâu sản xuất, giữa thị trờng trong nớc và nớc ngoài. Song hiện nay, quan hệ giữa các công ty đầu tầu với các nông hộ, với các khâu sản xuất, gia công, tiêu thụcòn lỏng lẻo, môi trờng kinh doanh ngành nghề hoá đòi hỏi trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất và đặc biệt hơn là mức độ thị trờng hoá. Ngoài ra, các ngành và sản phẩm chủ đạo cha rõ nét, cha hình thành nhiều vùng chuyên doanh. Hiện nay, nhiều tỉnh đã xây dựng quy hoạch phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp. Ví nh Quảng Tây, năm 2002, có hơn 3000 tổ chức sản nghiệp hoá nông nghiệp, bao phủ 1/3 nông thôn của Quảng Tây. Cuối năm 2002, Quảng Tây xây dựng Quy hoạch phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp giai đoạn 2003- 2007, nêu ra mục tiêu đến năm 2007 xây dựng 10 xí nghiệp đầu tầu trọng điểm có mức doanh thu năm đạt 1 tỷ NDT, 150 xí nghiệp có doanh thu 100 triệu NDT; xây dựng 10 thị trờng chuyên doanh nông sản có mức giao dịch năm đạt 1 tỷ trở lên; xây dựng 10 ngành nghề chủ đạo nh gia súc, rau xanh, hoa quả, đờng, dầu, thủy sản, dợc liệu, hoa, lôi kéo 40% tổng số nông hộ của tỉnh tham gia. Ngày 23-4-2004, chính quyền Quảng Tây đã ra Thông tri số 21 về đẩy nhanh kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp (16) , trong đó đa ra mục tiêu xây dựng 100 xí nghiệp đầu tầu trọng điểm cấp tỉnh, 1000 xí nghiệp nông nghiệp cốt cán khu vực, 10 hiệp hội ngành nghề và 500 tổ chức hợp tác kinh tế nông thôn, lôi kéo hơn 50% số nông hộ của tỉnh tham gia. Tháng 10 năm 2000, trong kế hoạch 5 năm lần thứ X, Trung ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu ra coi kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp là con đờng quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá nông nghiệp, khuyến khích, ủng hộ các xí nghiệp gia công và tiêu thụ nông sản, lôi kéo nông hộ tham gia thị trờng, hình thành hình thức tổ chức, cơ chế kinh doanh lợi ích cùng hởng, rủi ro cùng chia. Tháng 11-2003, ĐCS Trung Quốc đa ra Quyết định của Trung ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề hoàn thiện kinh tế thị trờng XHCN, qua đó Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng hệ thống thị trờng hoàn thiện, thống nhất, tạo điều kiện phát triển hơn nữa cho sản nghiệp hoá nông nghiệp. Cùng với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trờng XHCN, sản nghiệp hoá nông nghiệp sẽ gắn kết chặt chẽ hơn quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn, đô thị hoá. Văn kiện số 1 năm 2004 của Trung ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu ra đẩy nhanh phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp. Văn kiện số 1 năm 2005 nhấn nghiên cứu trung quốc số 6(65) - 2005 14 mạnh tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp. Coi sản nghiệp hoá nông nghiệp là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất tổng hợp nông nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn. Ngày 20-9-2005, Hội nghị công tác sản nghiệp hoá nông nghiệp toàn Trung Quốc, đa ra mục tiêu trong vòng 5 năm tới lôi kéo 40% tổng số nông hộ toàn quốc tham gia kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp, mức gia công nông sản đạt trên 50%, xây dựng hơn 100 thơng hiệu nổi tiếng (17) . 6. Vai trò, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm sản nghiệp hoá nông nghiệp Trung Quốc Vai trò và ý nghĩa -Sản nghiệp hoá nông nghiệp là con đờng giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ với thị trờng lớn. Chế độ khoán đã làm cho các nông hộ trở thành ngời sản xuất và kinh doanh hàng hoá, tạo cơ sở cho các tổ chức kinh tế ở nông thôn. Nhng các nông hộ sản xuất phân tán không nắm bắt đợc tình hình và diễn biến thị trờng, do vậy rất khó đối phó với những rủi ro thị trờng. Tiếp nữa, các hộ sản xuất phân tán có trình độ tổ chức sản xuất thấp, đội giá thành giao dịch lên cao, thu lợi thấp. Phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp có thể thông qua các xí nghiệp đầu tầu, các tổ chức trung gian, kết nối các hộ sản xuất nhỏ, các nơi sản xuất với thị trờng lớn, khắc phục đợc nhợc điểm của sản xuất nhỏ, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh thị trờng. -Phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp là biện pháp hữu ích nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Các nông sản đợc tăng giá trị thông qua gia công, tiêu thụ, thu nhập của nông dân cũng tăng nhờ kết nối các khâu sản xuất-gia công-tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, qua đó thúc đẩy mở rộng ngành nghề và tạo việc làm cho nông dân. -Sản nghiệp hoá nông nghiệp giúp điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông thôn và nông nghiệp, tạo phơng thức tăng trởng mới. Sau những thành công của chế độ khoán, phát triển xí nghiệp hơng trấn, phát triển sản nghiệp hoá nông nghiệp là thử nghiệm chứa đựng những thành công mới của Trung Quốc. - Sản nghiệp hoá nông nghiệp có lợi cho chuyển dịch lao động dôi d của nông thôn và đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá. - Sản nghiệp hoá nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đẩy nhanh bớc chuyển biến từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. - Sản nghiệp hoá nông nghiệp giúp Trung Quốc ứng biến tốt hơn với những cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học kinh nghiệm Trải qua hơn 20 cải cách và phát triển, Trung Quốc đã giành đợc những Quá trình phát triển sản nghiệp hóa 15 thành tựu to lớn, đời sống nhân dân đạt mức khá giả. Tuy nhiên, chênh lệch giữa các vùng, chênh lệch giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Trung Quốc đang đứng trớc sự phân cách thành thị- nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp (nhị nguyên). Thu hẹp chênh lệch thành thị nông thôn, phát triển hài hoà công nghiệp, nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình hiện đại hoá. Sản nghiệp hoá nông nghiệp phát huy tích cực trong kết nối thành thị nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp muốn tiến nhanh tới nhà ga hiện đại hoá thì phải có những đầu tầu kết nối các khâu nông nghiệp sản xuất nhỏ, liên kết sản xuất-gia công-tiêu thụ, lôi kéo các ngành khoa học, thơng mại, dịch vụ. Việt Nam đã giành đợc những thành tựu quan trọng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, muốn đẩy nhanh triến trình trên, chúng ta cần phát triển gắn kết hơn nữa giữa công nghiệp với nông nghiệp, thành thị và nông thôn. Xoá bỏ những kỳ thị và rào cản phân cách thành thị-nông thôn, công nghiệp-nông nghiệp, tạo môi trờng và điều kiện phát triển hơn nữa sức sản xuất nông thôn. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của chính quyền các địa phơng trong đẩy nhanh công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Chú thích: (1) Tạp chí Quan sát nông thôn Trung Quốc, số 3-2005, tr.11. (2) Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5- 1997. (3) Nguyễn Minh Hằng: Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Nxb KHXH, Hà Nội 2003, tr.435. (4) Bạch Việt Thế: Phân tích lựa chọn con đờng hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Nxb KHXH Trung Quốc, Bắc Kinh 2004, tr.166. (5), (6) Sử Vạn Lí: 20 năm cải cách nông thôn Trung Quốc, Nxb Trung Châu cổ tịch, năm 1998, tr. 171; 172. (Trung Quốc) (7) http://report.drc.gov.cn/drcnet/corpus. sf/ (8) www.hbagri.gov.cn/chanyehua/ (9) http://www.hnnjw.gov.cn/nccyh/20040409 . htm (10) Lu Bân chủ biên: Báo cáo vấn đề tam nông Trung Quốc, Nxb phát triển Trung Quốc, năm 2004. (11)http://www.cspgp.org.cn/ 10zhounian_ luntan/nycyh_luntan/01.htm (12) Ngu Nhợc Phong, Lí Thành Quí, Trình Hữu Quí: Nhìn lại và triển vọng vấn đề tam nông của Trung Quốc, Nxb KHXH Trung Quốc, năm 2004, tr.161. (13) http://www.china.com/chinese/sy/ 976926.htm (14) Kinh tế nhật báo Trung Quốc, ngày 14-11-2002. (15) Nguyễn Minh Hằng: Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc, Sđd, tr.449. (16) http://www.cas.ac.cn/html/Dir/ 2004/ 12/01/7961.htm (17)http://www.china.com.cn/chinese/sy/9 76926.htm . triển sản nghiệp hoá nông nghiệp. Nhiều ngời cho rằng sản nghiệp hoá là cầu nối có hiệu quả để hiện đại hoá nông nghiệp, là lối thoát cho nông nghiệp, nông thôn, nông dânTrung Quốc (14) . Quá. chức trung gian, các tổ chức khoa học đứng ra kết nối các khâu sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. 4. Sản nghiệp hoá nông nghiệp tại một số tỉnh của Trung Quốc Sơn Đông là nơi khởi. khoá: Sản nghiệp hoá, nông nghiệp rung Quốc là nớc nông nghiệp lớn, hiện đang trong quá trình chuyển biến từ nền nông nghiệp lạc hậu sang nông nghiệp hiện đại. Từ cải cách mở cửa đến nay, nông