1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tài ppsx

57 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 405 KB

Nội dung

Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương Đề tài: NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP, LIÊN HỆ THỰC TIỂN. Lời mở đầu Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương A. Những vấn lý luận chung về nội dung và mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. I. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình. 1. Đầu tư. 1.1. Khái niệm. Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Đầu tư còn được hiểu với khía cạnh rộng hơn, khi đề cập đến rủi ro bất trắc, A.samuelson đã quan niệm rằng:’’đầu tư là đánh bạc với tương lai’’. Theo A.damsmith thì’’đầu tư là mọt hoạt động nhằm gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân, công ty xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống’’. 1.2. Đặc điểm và phân loại đầu tư. 1.2.1. Đặc điểm của đầu tư. -Phải là hoạt động diễn ra trên thị trường. -Phải có sự tiểu vốn ban đầu. -Phải diễn ra theo một quá trình, thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn tiền đầu tư, giai đoạn đầu tư, giai đoạn khác. -Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm. -Mọi quá trình đầu tư đều phải có quá trình mục đích. 1.2.2. Phân loại đầu tư: a) Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vi mô: +Đầu tư tăng trưởng thuần túy:(đầu tư dịch chuyển) Là loại đầu tư mà loại đầu tư mà lợi ích của nó chỉ mang lại lơi nhuận ròng cho chủ đầu tư mà không làm gia tăng giá trị ròng cho xã hội. Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương ⇒ Kết quả:dich chuyển đơn thuần với giá trị giữa các nhà đầu tư. Vd: đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán cổ phiếu +Đầu tư phát triển: Là đầu tư mà kết quả của nó không làm gia tăng lợi nhuận ròng cho nhà đầu tư mà còn làm gia tăng giá trị cho xã hội Ví dụ: đầu tư cho y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường… b) Phân loại theo nội dung kinh tế +Đầu tư vào lực lượng lao động: Là hình thức nhằm gia tăng số lượng, chất lượng nguồn lao động của doanh nghiệp qua các chương trình phân sự. +Đầu tư vào tài sản cố định: Là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng chất lượng các tài sản cố định thông qua hoạt động mua sắm, xây dựng cơ bản. +Đầu tư vào tài sản lưu động: Là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mỏ rộng quy mô vốn lưu động ròng(NWC) Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Phân loại mục tiêu: +Đầu tư mới: Là hình thúc đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ thể doanh nghiệp được sử dụng để xây dựng một cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách pháp nhân riêng. +Đầu tư bổ sung thay thế : Là hình thức đầu tư vốn được dùng để trang bị thêm hoạc thay thế cho nhũng ts cố định hiện có của doanh nghiệp dang hoạt đông, mà không làm hình thành nên một doanh nghiệp mới độc lập với doanh nghiệp cũ. +Đầu tư chiến lược: Là loại hình đầu tư mà trong đó vốn đầu tư được sử dụng để tạo ra những thay đổi cơ bản với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thay đổi cải tiến sự phát triển một thị trường mới… +Đầu tư ra bên ngoài: Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương Là hình thức đầu tư trong dó một phần tài sản của doanh nghiệp được dùng để tham gia đầu tư vào mọi đối tượng đầu tư khác, không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp ban đầu. d) Xét theo mối quan hệ gữa các quá trình đầu tư +Đầu tư độc lập: Là loại đầu tư mà việc thực hiện đầu tư dó hay không cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một quá trình khác. +Đầu tư phụ thuộc: Là loại đầu tư mà đối tượng đầ tư được chấp nhận đầu tư hay không sẽ có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả của một quá trình đầu tư khác. +Đầu tư loại bỏ: Là loại đầu tư mà khi một đối tượng đầu tư nay được chấp nhạn thì một đối tượng đầu tư khác bị loại bỏ. e) Xét theo mức độ tham gia quản lí của đầu tư vào một đối tượng đầu tư. +Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn và người trực tiếp quản lí đều hành khai thác đối tượng đầu tư là một. +Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lí không cần phải là một. +Đầu tư cho vay: Thực chất là một dạng của đầu tư gián tiếp). Trong đó chủ đầu tư chỉ là người thực hiện chức năng là người tài trợ vốn. Chủ đầu tư không tham gia quản lí đối tượng đầu tư, không chụi rủi ro mọi chỉ hướng một tiền lãi cố định trong nguồn vốn cho vay. f). Xét theo nguồn gốc của vốn: +Đầu tư trong nước: Là loại đầu tư mà trong đó nguồn vốn được huy động trong nước và chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức hợp pháp ở Việt Nam. +Đầu tư nước ngoài: Là loại đầu tư mà trong đó có sự tham gia của chủ đầu tư nước ngoài. Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương 2. Đầu tư vào tài sản hữu hình. 2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình. 2.1.1. Khái niệm: Tài sản hữu hình được coi là đặc trưng cho quá trình tồn tại, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản hữu hình: -Trong đầu tư: tài sản hữu hình là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán theo diễn biến thông thường của công việc kinh doanh. Ví dụ như: đất đai, các toà nhà, máy móc… Nhìn chung đây là những tài sản không thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng. -Trong kinh doanh: tài sản hữu hình là những tài sản với thời gian sử dụng khá dài, tài sản cố định trong một công việc buôn bán hay kinh doanh. -Trong kế toán: tài sản hữu hình là tài sản được phục vụ với mục đích sản xuất trong thời gian dài chứ không phải để bán lại. Nó bao gồm đất đai, các toà nhà, cây cối, dụng cụ, khoáng sản, rừng lấy gỗ… -Trong lĩnh vực thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế, không phải tiền mặt, tồn kho, hang hoá để bán, các khoản phải thu và những tài sản vô hình khác. Tóm lai, tài sản hữu hình là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp… mang thuộc tính vật chất. Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra. 2.1.2. Đặc điểm: Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: tài sản hữu hình do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu sử dụng những tài sản này để tạo ra sản phẩm nên những tài sản này chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được. Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương -Khó có thể di dời : do tài sản hữu hình thường là nhà cửa, vật kiên trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ… được hình thành sau quá trình thi công xây dựng hoặc được dùng trong sản xuất kinh doanh nên thường khó di chuyển. -Tài sản hữu hình có cả sự hao mòn hữu hinh và sự hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình có thể diễn ra dưới 2 dạng sau đây: +Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. +Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, không khí, nước) không phụ thuộc vào việc sử dụng. Hao mòn vô hình là sự giảm giá trị của tài sản hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật. -Có thể dễ dàng định giá tài sản: tài sản hữu hình được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản hữu hình được tính theo nguyên giá ( giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sử dụng. Giá trị đã hao mòn (giá trị phải khấu hao) là nguyên giá của tài sản hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thanh lý (giá trị còn lại) là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi thừ chi phí thanh lý ước tính. -Tài sản hữu hình có thể trao đổi được. -Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của ai đấy. -Là những thứ có giá trị tinh thần hoặc vật chất. Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương -Là những thứ đã tồn tai, đang tồn tai và có thể sẽ tồn tại. -Có tính chất vật lý cụ thể. 2.2. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình. Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vào phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí… Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình phân loại làm 2 vấn đề: 2.2.1. Đầu tư vào xây dựng Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng cưo bản bao gồm các hoạt động chính như xây lắp và mua sắm. Trong doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, công trình kiến trúc, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị… Hoạt động đầu tư này đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp 2.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp bao gồm toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau. - Đầu tư nguyên vật liệu. - Đầu tư vào bán thành phẩm Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương - Đầu tư vào thành phẩm 2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình. 2.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư. Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của chủ đầu tư đưa ra. Hiệu quả đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra. 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư. Hệ thống đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư gồm có: - Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án + Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm, cho cả đời dự án hoặc bình quân năm của đời dự án Lợi nhuận thuần từng năm được xác định như sau: Wi = Oi - Ci Trong đó: Wi : Lợi nhuận thuần năm i Oi : Doanh thu thuần năm i Ci : Các chi phí ở năm i + Tổng lợi nhuận thuần: PV(W) Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương PV(W) = = W1 + W2 + …+ Wn Lợi nhuận thuần bình quân: + Chỉ tiêu thu nhập thuần: NPV: Thu nhập thuần của dự án thường được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần hoặc thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư. Tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao thì hoạt động đầu tư càng có hiệu quả - Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay càng nhanh, càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Nếu trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao - Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí: B/C - Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: T - Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR - Chỉ tiêu điểm hòa vốn 2.4. Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản hữu hình. Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH gồm có: - Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác - Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 Kinh Tế Dầu Tư I GV: Hoàng Thị Hoài Hương + Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay + Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động 3. Đầu tư vào tài sản vô hình. 3.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào tài sản vô hình. 3.1.1. Khái niệm. Theo uỷ ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế “Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”. Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng lực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, các mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế. 3.1.2. Đặc điểm của đầu tư và tài sản vô hình. Tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, chúng ta không thể cầm nắm được. Nó không thể nhìn thấy được, cảm nhận được bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận nó bằng trực giác của mình. Nó mang lại những giá trị Kinh Tế Kế Hoạch Đầu Tư K32C Nhóm 13 [...]... của việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào cho hợp lý Nhìn nhận được cách kết hợp trong việc đầu tư vào chúng,từ đó nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư B Thực trạng về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở Việt Nam hiện nay I Thực trạng về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình 1 Thực trạng về đầu tư vào tài sản hữu hình Tài sản cố định hữu... tư vào tài sản hữu hình chính là cơ sở, nền tảng cho đầu tư vào tài sản vô hình, muốn đầu tư vào tài sản vô hình thì trước hết phải có được cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, có vậy mới nâng cao được hiệu quả của doanh nghiệp 1.2 Đầu tư tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy đầu tư vào tài sản vô hình Là cơ sở và nền tảng để đầu tư tài sản vô hình nhưng mặt khác đầu tư tài sản... quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tào sản vô hình 1 Tác đông của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với tài sản vô hình ♦ Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng để đầu tư vào tài sản vô hình Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồn tại vì để sản xuất chúng ta cần phải có công cụ, nhà xưởng, nguyên vật liêu và các yếu tố khác Do vậy, tài sản hữu hình chính là... được lợi nhuận 3.3 Đánh giá hiệu quả của đầu tư vào tài sản vô hình ► Trực tiếp đi vào đánh giá giá trị của tài sản vô hình Theo hướng này có phương pháp cơ bản sau: - Các phương pháp chi phí: các phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng giá trị của một tài sản được đo bằng chi phí để làm ra tài sản đó Và hiện tại, có 2 phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình dựa trên chi phí: một là, phương pháp... chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm hay nói cách khác đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở và là tất yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, tài sản hữu hình còn là nguồn gốc của mọi tài sản vô hình Khi một doanh nghiệp đầu tư vào tài sản hữu hình người ta sẽ tính đến vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất kinh... phí hiện tại tương đương để hình thành ra tài sản, đặc biệt khi tài sản đó lại là tài sản vô hình + Phương pháp tính siêu lợi nhuận: phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng 1 doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động, bởi vì doanh nghiệp đó có tài sản vô hình Cho nên, giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp chính là... tư tài sản vô hình Một doanh nghiệp chú trọng ngay từ đầu để phát triển tài sản hữu hình thì sẽ thúc đẩy làm tăng tiềm lực về tài sản vô hình Tài sản hữu hình của một doanh nghiệp như máy móc hiện đại, trang thiết bị tân tiến kèm theo công nghệ cao là nguồn gốc tạo ra sản phẩm tốt, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn Việc tạo ra những sản phẩm như vậy không chỉ tác động tích cực đến đầu tư vào tài. .. thị trường hàng hoá Như vậy, chú trọng đầu tư vào tài sản hữu hình tạo đà cho đầu tư phát triển tài sản vô hình Nhưng việc đầu tư vào tài sản vô hình như thế nào cho phù hợp với qui mô và chất lượng của doanh nghiệp đang là một câu hỏi khó cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3 Giá trị tài sản vô hình phải nằm trong tài sản hữu hình chứa nó Không có một sản phẩmnào... trước những đối thủ cạnh tranh trên thị trường 2 Tác đông cuẩ đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình II.1 Đầu tư vào tài sản vô hình nâng cao giá trị của tài sản hữu hình Hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình không chỉ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm mà qua đó còn gián tiếp nâng cao giá trị của tài sản hữu hình, nâng cao giá trị của doanh nghiệp Khoa học kỹ thuật phát triển đặt ra những yêu... giá lại toàn bộ giá trị của các tài sản hữu hình trong doanh nghiệp theo giá thị trường – như phương pháp tài sản trong Thông tư 126/2004/TT-BTC, ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính) Khi đã xác định được 2 đại lượng nêu trên, chúng ta nhanh chóng tìm ra được giá trị của tài sản vô hình trong doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị tổng thể của doanh nghiệp trừ đi giá trị của tài sản hữu hình đã đánh giá lại . đầu tư vào tài sản hữu hình và tào sản vô hình. 1. Tác đông của đầu tư vào tài sản hữu hình đối với tài sản vô hình. ♦ Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở, nền tảng để đầu tư vào tài sản vô. tài sản hữu hình là động lực thúc đẩy đầu tư vào tài sản vô hình. Là cơ sở và nền tảng để đầu tư tài sản vô hình nhưng mặt khác đầu tư tài sản hữu hình còn là động lực để phát triển đầu tư tài. thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế, không phải tiền mặt, tồn kho, hang hoá để bán, các khoản phải thu và những tài sản vô hình khác. Tóm lai, tài sản hữu hình là những tài sản thuộc

Ngày đăng: 10/08/2014, 14:21

Xem thêm

w