Thêm hàng loạt “sát thủ” chứa chất DEHP lộ diện Thêm nhiều sản phẩm có chứa chất DEHP (chất gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới, về lâu dài có thể gây nguy hại đến sức khỏe) được các công ty trên thị trường TP.Hồ Chí Minh nhập khẩu, kinh doanh trên địa bàn. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP. Hồ Chí Minh qua quá trình thanh kiểm tra đa phát hiện thêm một loạt các sản phẩm nhiễm DEHP. Hiện tại, vụ việc này đang được các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành xử lý. Thêm công ty nhập khẩu sản phẩm có chứa chất DEHP Dựa trên thông tin cảnh báo của Cục ATVSTP từ mạng cảnh báo toàn cầu INFOSAN và Cơ quan Y tế Đài Loan cung cấp, Chi cục ATVSTP TP.HCM phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM tiến hành thanh tra đột xuất 4 công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm giải khát trên địa bàn thành phố. Kết quả đã phát hiện 3 mặt hàng nhiễm DEHP do Công ty TNHH TM DV SX Gia Thịnh Phát – Tân Bình – TP.HCM nhập khẩu và phân phối gồm sirô táo đỏ, sirô nho, sirô vải. 3 mặt hàng này nhập khẩu từ Đài Loan do đơn vị xuất khẩu là Công ty TNHH Ye Yen Gen – 7F-2, No. 982 Linsen Rd, Wufong Town ship, Taichung County 413, Taiwan R.O.C. Ngày 3/6/2011, đại diện Công ty xuất khẩu (Đài Loan) đã thừa nhận 3 sản phẩm sirô táo đỏ, sirô nho, sirô vải nhiễm DEHP và tiến hành thu hồi 3 sản phẩm trên. Chi cục ATVSTP và Thanh tra Sở Y tế thành phố đã yêu cầu công ty phải thu hồi nhanh chóng 318 chai sirô táo đỏ, 627 chai sirô nho và 132 chai sirô vải từ 46 cửa hàng trên thành phố mà công ty đã phân phối và phải hoàn thành ngày 9/6/2011. Bên cạnh đó, từ việc giám sát chủ động cũng đã phát hiện 3 sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc Phillippines nằm trong danh sách cảnh báo, gồm kẹo xốp Marshies hương vani, kẹo xốp Marshies hương vani và socola, kẹo xốp Marshies hương dâu do Công ty TNHH HA MI CO nhập khẩu. Hiện tại, công ty này đã chấp nhận phong toả 3 lô hàng gồm 2.141 thùng trong kho và thu hồi 100 thùng sản phẩm đã đưa ra thị trường theo yêu cầu của Chi cục ATVSTP. Người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm cần có sự tìm hiểu kỹ. Tiếp tục mở rộng kiểm soát đối với các sản phẩm trong “danh sách đen” Qua vụ việc trên, thông tin từ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo việc kiểm soát mở rộng đối với các công ty kinh doanh các mặt hàng giải khát nằm trong danh sách cảnh báo của INFOSAN và liên tục cập nhật, thông tin tới người tiêu dùng, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước sự cố phụ gia nhiễm DEHP. Cùng đó, theo thông tin từ Cục ATVSTP cho biết, đã có 36 tỉnh, thành phố đã có báo cáo giám sát việc thu hồi sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO của Công ty New Choice Foods. Các báo cáo đều xác nhận tại các đại lý và siêu thị trong mạng lưới phân phối mà Công ty New Choice Foods đã báo cáo đều không còn bày bán loại sản phẩm này, trong đó có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… Tuy nhiên,vẫn còn một số ít đại lý nhỏ lẻ bày bán sản phẩm trên. Trong hai ngày 7- 8/6/2011, tại Bà Rịa Vũng Tàu, Chi cục ATVSTP giám sát phát hiện một quầy kinh doanh nhỏ ở chợ vẫn còn bán 200g loại sản phẩm này. Tại Hà Nội phát hiện một quầy kinh doanh còn 4 gói thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO của Công ty New Choice Foods. Các đoàn giám sát đã yêu cầu thu hồi, xử lý ngay. Đồng thời, các Chi cục cũng tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên trong hộ gia đình về số thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO của Công ty New Choice Foods đã mua còn lưu giữ. Kết quả chưa phát hiện việc lưu giữ loại sản phẩm này. Các Chi cục cũng đã có văn bản chỉ đạo tuyến dưới và tổ chức thông báo rộng rãi tới các xã, phường để người dân biết. Thông tin từ Đoàn thanh tra liên ngành về chất lượng ATVSTP số 2 của BCĐ liên ngành Trung ương về ATVSTP đa tiến hành thanh tra một số cơ sở sản xuất mặt hàng nước giải khát tại Hà Nội, Hưng Yên và lấy mẫu một số sản phẩm để kiểm nghiệm gồm: 1 mẫu Twister – nước cam ép nhãn hiệu Tropicana dạng chai thủy tinh; 1 mẫu nước giải khát có gaz Mirinda hương cam (sản phẩm của Công ty Pepsico Việt Nam sản xuất tại Hưng Yên); 1 mẫu nước giải khát có gaz Mirinda hương dâu rừng (sản phẩm của Công ty Pepsico Việt Nam) và 2 mẫu trà xanh Thái Nguyên hương chanh hiệu C2; 1 mẫu trà xanh Thái Nguyên hương táo hiệu C2 (sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam, sản xuất tại Hà Nội). Kết quả kiểm nghiệm 6 mẫu nước giải khát nêu trên đều không phát hiện chứa hóa chất DEHP. Hiện các đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương và các địa phương đang tiếp tục thanh, kiểm tra các mặt hàng nước giải khát nghi ngờ nhiễm chất DEHP và giám sát việc thu hồi các sản phẩm thuộc diện phải thu hồi. PV . Thêm hàng loạt “sát thủ” chứa chất DEHP lộ diện Thêm nhiều sản phẩm có chứa chất DEHP (chất gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì. đa phát hiện thêm một loạt các sản phẩm nhiễm DEHP. Hiện tại, vụ việc này đang được các cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành xử lý. Thêm công ty nhập khẩu sản phẩm có chứa chất DEHP Dựa trên. phát hiện chứa hóa chất DEHP. Hiện các đoàn thanh tra liên ngành của Trung ương và các địa phương đang tiếp tục thanh, kiểm tra các mặt hàng nước giải khát nghi ngờ nhiễm chất DEHP và giám