Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép.. Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim lọai có bản chất khác nhau.. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng?. Băng k
Trang 1MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT
I Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời mà em chọn:
1 Tại sao chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
a Vì không thể hàn 2 thanh ray lại được
b Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn
c Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra
d Vì chiều dài thanh ray không đủ
2 Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?
a Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim lọai có bản chất khác nhau
b Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng
c Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng
d Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm
3 Vì sao băng kép ở hình bên lại uốn lên phía trên khi bị nung nóng?Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
a Vì băng kép dãn nở vì nhiệt
Thép
Đồng
Trang 2b Vì đồng và thép dãn nở vì nhiệt khác nhau
c Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép
d Vì đồng dãn nở vì nhiệt ít hơn thép
4 Làm thế nào để băng kép ở câu trên cong xuống phía dưới?
a Dùng bông tẩm cồn để đốt nóng mặt trên của băng kép
b Dịch chuyển đèn cồn về phía bên trái rồi đốt nóng băng kép
c Làm lạnh băng kép
d Không có cách nào làm cho băng kép cong xuống phái dưới được
5 Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?
a Băng kép được dùng trong bàn ủi để đóng ngắt tự động mạch điện
b Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ bị vỡ vì thủy tinh dày nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh mỏng Đ S
c Không phải chỉ chất rắn mà cả chất khí dãn nở vì nhiệt cũng có thể
II Tự luận:
1 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Trang 3a Sự co dãn vì nhiệt nếu bị ……… có thể gây ra ……… Vì thế
mà ở chỗ tiếp nối của 2 đầu thanh ray phải để ………, một đầu cầu
thép phải đặt trên ………
b Băng kép gồm 2 thanh ……… có bản chất ……… được tán chặt vào với nhau Khi bị nung nóng hay làm lạnh do 2 kim loại khác nhau thì ……… khác nhau nên băng kép bị ………Do đó người ta ứng dụng tính chất này vào việc ………
2 Em hãy giải thích vì sao tôn lợp mái nhà lại được làm theo dạng gợn sóng? ………
………
………
………
…………
3 Tại sao các chai hoặc lon nước ngọt không bao giờ được đổ đầy? ………
………
………
………
…………
4 Tại sao lớp chống dính phủ trên mặt chảo và kim loại làm chảo phải là
2 chất nở vì nhiệt giống nhau?
Trang 4………
………
………
…………
5 Giải thích hiện tượng khi ta rót nước nóng vào bình thủy rồi đậy nắp lại ngay thì nắp bị bật ra Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
6 Tại sao rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?