Tỉnh táo trước lời đường mật Khi chọn thực phẩm, bao bì bắt mắt, hương vị hấp dẫn có thể khiến bạn mất cảnh giác, quên mất những dòng nhỏ xíu ghi chất màu, chất tạo ngọt, lượng muối, cholesterol… cũng như hạn sử dụng… Nguyên tắc “săm soi” 1. Bên cạnh việc phân biệt hàng giả, hàng nhái, cần đọc kỹ các thông tin trên sản phẩm giúp bạn hạn chế chọn sản phẩm cung cấp quá nhiều năng lượng hoặc có chứa những chất phụ gia không phù hợp. 2. Với những sản phẩm ngoại nhập, nhãn phụ bằng tiếng Việt rất sơ sài và thường không cung cấp những thông tin cần thiết cho người sử dụng, bạn cần đối chiếu với thông tin tiếng Anh hoặc xem nhà nhập khẩu là ai để tìm hiểu thêm. 3. Đôi khi, hạn sử dụng trên bao bì không bảo đảm được chất lượng bên trong, đặc biệt với nhóm thực phẩm đông lạnh hoặc thực phẩm chế biến ăn liền. Thực phẩm ăn liền như cá khô, mực khô, bò khô, tôm khô… cần chọn loại đóng gói theo hình thức công nghiệp, có tên tuổi và địa chỉ nhà sản xuất, để bạn có thể yên tâm khi sử dụng và bảo quản. Hàng thịt nguội, nếu không thích sản phẩm công nghiệp, bạn có thể đặt mua tại những cửa tiệm có uy tín, tránh chọn loại jambon có vỏ nhuộm màu. Những thông tin cần lưu ý 1 Bảng thành phần thực phẩm: Trong mỗi loại thực phẩm, các thành phần thường được liệt kê theo thứ tự từ cao đến thấp và theo trọng lượng. Nếu trong thực phẩm cần mua, các thành phần liệt kê trên cùng gồm chất béo, muối hoặc đường thì những thành phần dinh dưỡng còn lại chiếm tỉ lệ rất ít. Chẳng hạn như món tương cà, tuy không phải là món ăn chính nhưng vẫn là món ăn có dưỡng chất. 2. Không thêm bột ngọt, đường: Loại thực phẩm này không hiện hữu thành phần đường trắng, nhưng có đường tự nhiên. Bạn nên tránh chọn tiêu thụ loại thực phẩm chứa thành phần đường cao dưới hình thức đường hóa học như sirop trái cây, mật ong, maltol, sucrose… 3. Ít muối: Chất Sodium thật ra chỉ là một tên gọi khác của muối. Ít muối có nghĩa là thành phần muối so với các loại thực phẩm cùng chủng loại và nhãn hiệu, không thêm muối vào. Điều này thường ghi nhận trên các nhãn hiệu các loại thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh và đóng hộp. 4. Không chứa cholesterol: Có nghĩa là thực phẩm thuộc loại này chỉ chứa nguồn thực vật chứ không phải động vật. Tuy vậy, không chứa cholesterol không đồng nghĩa với việc có ít chất béo hoặc không có chất béo. Chẳng hạn như dầu thực vật được xem là chất béo tốt nhất cho sức khỏe, nhưng vẫn chứa 100% caolories từ chất béo. Còn loại thực phẩm có dòng chữ “lượng calorie đã giảm” có chứa ½ lượng chất béo so với dòng sản phẩm cùng loại nên lượng calorie không vì thế mà thấp hơn. Do vậy, bạn không nên tiêu thụ những loại xốt trộn rau đã giảm calorie thường xuyên quá nhiều. 5. Hàm lượng chất béo thấp: Tiêu chuẩn để đo lường cho loại thực phẩm có ghi hàng chữ “ít chất béo” chỉ được phép chứa 3gr chất béo/100gr trọng lượng của loại thực phẩm này. Đối với loại thực phẩm “đã lọc bớt mỡ” phải chứa ít nhất 25% lượng chất béo thấp hơn so với các thực phẩm bình thường khác. Nói chung, bạn nên chọn loại thực phẩm có chứa ít hơn 3gr thành phần chất béo/khẩu phần, nhất là khẩu phần bạn sẽ tiêu thụ. Chẳn hạn như một khẩu phần gồm 8 cái bánh và bạn sẽ tiêu thụ hết phân nửa, thì lúc đó lượng chất béo không còn thấp nữa. Trường hợp bạn đang tuân thủ chế độ ăn kiêng mỡ và chất béo, khi chọn mua cần dựa trên tỉ lệ cơ bản là 100g thay vì dựa vào kích thước của hộp thực phẩm. Điều này dễ đánh lừa bạn về lượng chất béo tiềm ẩn có trong thực phẩm. Ngoài ra, bạn hãy cẩn thận với lượng chất béo động vật dưới hình thức các tên gọi trên bao bì, chẳng hạn như “dầu thực vật lẫn động vật”, “bánh rán mỡ”… . Tỉnh táo trước lời đường mật Khi chọn thực phẩm, bao bì bắt mắt, hương vị hấp dẫn có thể khiến bạn mất cảnh. hiện hữu thành phần đường trắng, nhưng có đường tự nhiên. Bạn nên tránh chọn tiêu thụ loại thực phẩm chứa thành phần đường cao dưới hình thức đường hóa học như sirop trái cây, mật ong, maltol,. hoặc đường thì những thành phần dinh dưỡng còn lại chiếm tỉ lệ rất ít. Chẳng hạn như món tương cà, tuy không phải là món ăn chính nhưng vẫn là món ăn có dưỡng chất. 2. Không thêm bột ngọt, đường: