1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cẩm nang nghiệp vụ công tác tổ chức part 10 ppsx

57 456 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Trang 1

b) Gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các báo cáo định kỳ (tháng, quý, 06 tháng, năm), báo cáo chuyên đê, báo cáo đột xuất và báo cáo hàng tuân

Thời hạn gửi các báo cáo định kỳ do Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh quy định phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ thông tín, báo cáo

©) Chuẩn bị các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh trình cơ quan cấp trên theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn khác và Ủy ban nhân dân huyện về các thông tin có liên quan Thực hiện việc cung cấp thông tin theo chế độ và khi có yêu cầu phối hợp của cơ quan khác

4 Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này, có trách nhiệm xây dựng và trình tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm

Điều 42 Thông tin về hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cho nhân dân -

1 Trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chú tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Thực hiện chế độ thông tin cho nhân dân thông qua các báo cáo của Uy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; trả lời các chất vấn, kiến nghị của cử tri, của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; trả lời phỏng vấn của cơsquan thông tin đại chúng;

b) Tổ chức họp báo, thường xuyên thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh và về các chế độ, chính sách mới ban hành, các văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân đân tỉnh về việc thực hiện các chủ trương, chính sách và

pháp luật của Nhà nước

2 Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Chuẩn bị nội dung và tài liệu cần thiết cho các cuộc họp báo định kỳ của Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh; ‘

b) Cung cap théng tin cho các cơ quan thông tin đại chúng về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng các địa phương theo quy định của pháp luật

e) Tổ chức công bố, phát hành rộng rãi các văn bản, các quy định, chính sách do Uy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến quyển lợi và nghĩa vụ của công dân ở địa phương;

d) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện đẩy mạnh ứng dụng tin học trong công tác thông tin; cập nhật thông tin vào trang thông tin của địa phương trên mạng Internet để đưa tin, tuyên truyền, phổ biến tình hình mọi mặt của địa phương ra cả nước và quốc tế

3 Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,

Trang 2

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng tiếp cận kịp thời nguồn thông tin chính xác về các sự kiện xảy ra trong ngành, nh vực, mình quản lý tại địa phương;

b) Trả lời phông vấn của cơ quan thông tin đại chúng hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đưa tin để cơ quan thông tin đại chúng đăng bài, phát tin tuyên truyền cho công tác của cơ quan đơn vị; để nghị cải chính những nội dung dang, phat tin

sai sự thật;

c) Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí chuyên ngành; không để lộ các thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật của Nhà nước;

đ) Thông báo công khai về tình hình thu và sử dụng các quỹ có huy động đóng góp của nhân dân

Điều 48 Truyền thông tin trên mạng tin học

1 Các văn bán sau đây phải được đăng trên mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã ban hành;

b) Các văn bản của Nhà nước về chính sách, pháp luật mới, các đự thảo văn bản do

Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân soạn thảo gửi để lấy ý kiến, góp ý hoàn chỉnh nội dung văn bản

c©) Các văn bản hành chính, các báo cáo, biểu mẫu và văn bản khác được Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định;

2 Văn phòng Ủy ban nhân đân tỉnh có trách nhiệm khai thác và phổ biến những thông tin trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo và các thông tin liên quan khác để phục vụ có hiệu quả công tác điều hành của Chính phủ và lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh

3 Các đơn vị trong mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh phải thực hiện chế độ trao đổi thông tin qua mạng tin học diện rộng của Ủy ban nhân dân theo quy định; thường xuyên theo dõi thông tin trên mạng tin học để kịp thời nhận văn bản chỉ đạo điều hành và các thông tin do Ủy ban nhân dân gửi để quán triệt và thực hiện /

Trang 3

QUYẾT BỊNH SỐ 77208(Q)-TT0 NGAY 12-04-2006 CUA THU TUGNG CHINH PHU

Ban hành Quy chế làm việc mẫu cửa Ủy Ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cú Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đông nhân dân uà Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm

2003;

Để thực hiện Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới phương thúc điều hành uà hiện đại hóa công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Điều 2

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành Quy chế làm việc của mình phù hợp với Quy chế này

Điều 3

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phú chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này

Trang 4

QUY CHẾ LÀM VIỆC MẪU

CỦA ỦY BAN NHÂN DẦN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

(Ban hanh kèm theo Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1 Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lễ lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân huyện)

2 Các thành viên Ủy ban nhân dân, Thú trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uy ban nhân dân huyện, tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân dân huyện

chịu sự điều chỉnh của Quy chế này

Điều 2 Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân huyện

1 By ban nhân đân huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đầm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân; đồng thời dé cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân đân huyện

2 Giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, đúng thẩm quyển; bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân đân huyện và sự chỉ đạo, điều hành của

cơ quan nhà nước cấp trên ‘

3 Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính, Cấp trên không làm thay công việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho cá nhân và ngược lại, Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về công việc được giao

4 Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện

5 Để cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc, báo đảm dân chủ, minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn được pháp luật quy định

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

Điều 8 Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân đân huyện

1 Ủy ban nhân dân huyện giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyển hạn quy định tại Luật Tổ chức Hội đông nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

Trang 5

quy định tại Điêu 124 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và những vấn để quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyển của Ủy ban nhân dân huyện

2 Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân huyện:

a) Thảo luận tập thể và quyết nghị từng vấn để tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện;

b) Đối với một số vấn để do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân đân huyện (sau đây gọi chung là Văn phòng) gửi toàn bộ hé so và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Ủy ban nhân dân huyện để xin ý kiến Hồ sơ gửi lấy ý kiến thành viên Ủy ban nhân dân huyện áp dụng theo các quy định tại Điều 14 Quy chế này

Các quyết nghị tập thể cũa Ủy ban nhân dan huyện được thông qua khi có quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý Trường hợp xin ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân huyện bằng hình thức Phiếu lấy ý kiến thì:

- Nếu vấn để được quá nửa thành viên Ủy ban nhân dân huyện đổng ý, Văn phòng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định và báo cáo trong phiên họp Ủy ban

nhân dân huyện gần nhất;

- Nếu vấn để không được quá nửa số thành viên Ủy ban nhân dân huyện đồng ý thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc đưa ra thảo luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện

Điều 4 Trách nhiệm, phạm vì giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân huyện, có trách nhiệm giải quyết công việc theo quy định tại Điều 126 và Điều 197 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và những vấn để khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyển của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định

2 Trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vấn để quan trọng, cấp bách, những vấn đề có tính chất liên ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực, đơn vị và địa phương trong huyện

3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công một Phó Chủ tịch trong số các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực; Chủ tịch quyết định điêu chỉnh phân công công việc giữa các Phó Chú tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân huyện khi cần thiết

Trang 6

Diéu 5 Trach nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban

nhân dân huyện

1 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chỉ đạo một số cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân xã)

2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân tỉnh

3 Trong lĩnh vực công tác được phân công, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Chủ động kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đông nhân dân huyện, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân huyện, Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện, chi trương, chính sách, pháp luật nhà nước về lĩnh vực được phân

công;

b) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, để án thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân đân huyện, quyết định, chỉ thị của Uy ban nhân dân huyện, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể của các cơ quan nhà nước cấp trên và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

©c) Được sử dụng quyển hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong việc quyết định giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về quyết định đó;

d) Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dan huyện xem xét, quyết định xử lý kịp thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách đã phối hợp xử lý nhưng ý kiến chưa thống nhất

4 Phó Chủ tịch Thường trực, ngoài việc thực hiện trách nhiệm và phạm vị giải quyết công việc đã nêu tại khoản 1, 2 và 3 điều này còn được Chủ tịch úy quyền lãnh đạo công việc của Ủy ban nhân dân huyện khi Chủ tịch đi vắng

Điều 6 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của ủy viên Ủy ban nhân đân huyện

1 Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện về công việc được phân công phụ trách; đông thời tham gia giải quyết công việc chung của Ủy ban nhân dân huyện, cùng các thành viên khác của Uy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân đân huyện trước Hội đồng nhân đân huyện và Ủy ban nhân dân tỉnh

Trang 7

3 Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban nhân dân, trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được sự đông ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; tham gia ý kiến và biểu quyết về các vấn đề thảo luận tại phiên họp Ủy ban nhân dân huyện; tham gia ý kiến với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện để xử lý các vấn để có liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc các vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình

4 Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Điều 7 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện

1 Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyển quần ly nhà nước được giao trên địa bàn huyện và chịu sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh)

2 Chiu trách nhiệm chấp hành các quyết định, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; trường hợp thực hiện chậm hoặc chưa thực hiện được phải kịp thời báo cáo và nêu rõ lý do

3 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uy ban nhân dân huyện giải quyết các công việc sau:

a) Giải quyết những kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến chức năng, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình; trình Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện những việc vượt thẩm quyển hoặc những việc đã phối hợp giải quyết nhưng ý kiến chưa thống nhất;

b) Chủ động để xuất, tham gia ý kiến về những công việc chung của Ủy ban nhân dan huyện và thực hiện các nhiệm vụ công tác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và sự phân cấp của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tin;

e) Tham gia ý kiến với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản, để án khi có những vấn để liên quan đến chức năng, thẩm quyên, lĩnh vực quần lý của cơ quan, đơn vị mình

Điều 8 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân đân và Ủy ban nhân dân huyện

Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 7 Quy chế này, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân đân huyện (sau đây gọi chung là Chánh Văn phòng) còn có

trách nhiệm sau:

1 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, báo

cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điểu hành của Ủy ban nhân dân huyện và các báo cáo

khác của Uy ban nhân dân huyện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện 2 Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân

huyện

Trang 8

kiểm tra, đôn đốc, tổng kết việc thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Giúp Ủy ban nhân đân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân huyện với Thường trực Huyện ủy, Thường trực Hội động nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân đân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cùng cấp

4 Theo đõi, nắm tình hình hoạt động chung của Ủy ban nhân dân, tổ chức việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân,

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

ð Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2003 của Thú tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tai co quan hành chính nhà nước ở địa phương; tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" của Ủy ban nhân đân

huyện,

6 Bảo đấm các điều kiện làm việc và tổ chức phục vụ các hoạt động của Hội đồng nhân đân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

7 Quản lý thống nhất việc ban hành, công bố văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện

8 Giải quyết một số công việc cụ thể khác đo Chú tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao

‘ Diéu 9 Quan hé công tác của Ủy ban nhân dân huyện

1 Ủy ban nhân dân huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh, có trách nhiệm chấp hành mọi văn bản của Hội đồng nhân đân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ quy định hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự giám sát của Hội đồng nhân đân huyện trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghị quyết của Huyện uỷ, Hội đồng nhân đân, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

2 Uy ban nhân dân huyện phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trong việc chuẩn bị chương trình và nội dung làm việc của kỳ họp Hội đông nhân dân, các báo cáo, để án của Ủy ban nhân đân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp; giải quyết các vấn để nầy sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; giải quyết theo thẩm quyển các kiến nghị của Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân huyện và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện

Trang 9

xét, giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp

4 Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Viện Kiểm sát nhân đân, Tòa án nhân dân huyện trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; bảo đám thì hành pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật hành chính và tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại địa phương

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH CƠNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN ĐÂN HUYỆN

Điều 10 Các loại chương trình công tác

1 Chương trình công tác năm của Ủy ban nhân dân huyện gồm: những nhiệm vụ, giải pháp của Ủy ban nhân dân huyện trên các lĩnh vực công tác trong năm, các báo cáo, để án về cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quyết định, phê duyệt của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc trình Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân đân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong năm

2 Chương trình công tác quý là cụ thể hoá chương trình công tác năm được quy định thực hiện trong từng quý và những công việc bổ sung, điêu chỉnh cần giải quyết trong quý

3 Chương trình công tác tháng là cụ thể hoá chương trình công tác quý được quy định thực hiện trong từng tháng của quý và những công việc cần bổ sung, điều chỉnh trong tháng

4 Chương trình công tác tuần gồm các công việc mà Chủ tịch và các Phó Chủ tịch giải quyết hàng ngày trong tuần

Điều 11 Trình tự xây dựng chương trình công tác 1 Xây dựng Chương trình công tác năm:

a) Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc

Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Danh mục các để án cần trình Ủy ban nhân đân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành hoặc trình Hội đồng nhân đân huyện ban hành trong năm tới (sau đây gọi chung là để án, văn bản) Các để án, văn bản trong chương trình công tác phải ghi rõ số thứ tự, tên dé án, tên văn ban, nội dung chính của để án, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời gian trình;

bè Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, dự kiến chương trình công tác năm sau của Ủy ban nhân dân huyện, gửi lại các cơ quan liên quan tham gia ý kiến;

Trang 10

đ) Sau bay (07) ngày làm việc, kể từ khi Chương trình công tác năm được Ủy ban nhân dân huyện thông qua, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch duyệt, gửi thành viên Ủy ban nhân đân, cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uy

ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã biết, thực hiện

3 Xây dựng Chương trình công tác quý:

a) Chậm nhất vào ngày 15 tháng cuối quý, cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban

nhân dân huyện, Ủy ban nhân đân xã gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

dân huyện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác quý đó, rà soát các vấn để cần điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân huyện;

b) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, xây dựng Chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân đân quyết định;

©) Chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối quý, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện phê duyệt Chương trình công tác quý sau của Ủy ban nhân dân huyện, gửi cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã biết, thực hiện;

3 Xây dựng Chương trình công tác tháng:

a) Chậm nhất vào ngày 20 hàng tháng, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, eơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án, văn bản đã ghi trong Chương trình công tác quý, những vấn để còn tổn đọng hoặc mới phát sinh, xây đựng chương trình công tác tháng sau của đơn vị mình, gửi Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện

b) Văn phòng Hội đẳng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp Chương trình công tác hàng tháng của Ủy ban nhân dân huyện Chương trình công tác tháng của Ủy ban nhân dân huyện cân được chia theo từng lĩnh vực do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch phụ trách giải quyết;

c) Cham nhất vào ngày 25 hàng tháng, Văn phòng Hội đồng nhân dan va Ủy ban nhân dân huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện duyệt Chương trình công tác tháng sau của Ủy ban nhân đân huyện, gửi các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã biết, thực hiện

4 Xây dựng Chương trình công tác tuần:

Căn cứ vào chương trình công tác tháng và chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân đân và Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Chương trình công tác tuần sau của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, trình Chủ tịch quyết định chậm nhất vào chiều thứ sáu tuần trước và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện

Trang 11

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định, Văn phòng thông báo kịp thời để các thành viên Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan liên quan biết, thực hiện

6 Trong quá trình xây dựng Chương trình công tác, Văn phòng Hội đồng nhân đân và Ủy ban nhân đân huyện phối hợp chặt chế với Văn phòng Huyện ủy để không xảy ra tình trạng chồng chéo hoạt động giữa Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch,

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

Điều 12, Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác

1 Định kỳ tháng, quý, 6 tháng và năm, trên cơ sở các chương trình công tác của Ủy ban nhân đân huyện được phê duyệt, cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm rà soát, kiểm điểm kết quả thực hiện phần công việc của đơn vị mình, thông báo với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân đân huyện kết quả xử lý các để án, công việc do cơ quan mình chủ trì; các để án, công việc còn tổn đọng, hướng xử lý tiếp theo và những kiến nghị điều chỉnh, bổ sung văn bản, dé án vào chương trình công tác kỳ tới của Ủy ban nhân dân huyện

2 Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện quyết định điều chỉnh, bổ sung vào chương trình công tác, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; định kỳ 6 tháng và năm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả thực hiện chương trình công tác chung của Ủy ban nhân dân huyện

Điều 13 Chuẩn bị để án, văn bản trình Ủy ban nhân dân huyện

1 Trên cơ sở chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chủ trì tiến hành lập kế hoạch dự thảo văn bản, để án Kế hoạch dự thảo văn bản, để án của cơ quan chủ trì cần xác định rõ số thứ tự, tên văn bản, để án, nội dung chính của đề án, đơn vị chủ trì soạn thảo, đơn vị phối hợp, tiến độ thực hiện và thời gian trình

9 Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo đề án, văn bản có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng nội dung văn bản, để án bảo đảm đúng thể thức, thủ tục, trình tự soạn thảo; lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, ý kiến thẩm định của Phòng Tư pháp huyện (đối với văn bản quy phạm pháp luật) và bán đám thời hạn trình Trường hợp cần phải điểu chỉnh nội dung, phạm vì hoặc thời hạn trình, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn tháo phải bảo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách xem xét, quyết định

3 Đối với văn bản quy phạm pháp luật, việc lấy ý kiến và trả lời ý kiến phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện khi được yêu cầu tham gia ý kiến về để án, văn bản có liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình, có trách nhiệm trả lời bằng văn ban theo đúng nội dung, thời gian yêu cầu và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia

Trang 12

Chương IV

THỦ TỤC TRÌNH, BAN HÀNH VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN VĂN BẢN

Điều 14 Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện giải

quyết công việc bao gồm:

1 Nội dung Tờ trình để án, văn bản gồm: sự cần thiết, luận cứ ban hành để án, văn bản; những nội dung chính của đề án, văn bản và những ý kiến còn khác nhau Tờ trình phải do người có thẩm quyền ký và đóng dấu đúng quy định

2 Dự thảo đề án, văn ban

3 Văn bản thẩm định của Phòng Tư pháp huyện (đối với văn bản quy phạm pháp

luật)

4, Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan và giải trình tiếp thu của cơ quan chủ trì soạn thảo để án, văn bản

5 Văn bán tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan 6 Các tài liệu cần thiết khác (nếu có)

Điều 1ã Thẩm tra hồ sơ đề án, văn bản trình `

1 Tất cả hồ sơ về để án, văn bản do cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã chủ trì soạn thảo, trước khi trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải qua Văn phòng để làm thủ tục vào sổ công văn đến Văn phòng thực hiện việc thẩm tra về thủ tục hành chính, nội dung, hình thức và thể thức văn bản

2 Khi nhận được hỗ sơ trình, Văn phòng kiểm tra hé sơ về thủ tục, thể thức, hình thức văn bản:

a) Nếu hỗ sơ do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi trình không đúng quy định tại Điều 14 Quy chế này, tối đa trong hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận, Văn phòng trả lại và yêu cầu cơ quan chủ trì bổ sung hé sơ theo quy định;

b) Nếu hồ sơ trình không phù hợp về thể thức, hình thức; nội dung văn bản không bảo đảm về chuyên môn và tính thống nhất thì Văn phòng trao đổi với cơ quan chủ trì soạn thảo để chỉnh sửa cho phù hợp;

Trường hợp giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và Văn phòng không thống nhất thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định

Điều 16 Xử lý hồ sơ trình giải quyết công việc

1 Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết công việc chủ yếu dựa trên hỗ sơ về để án, văn bản của cơ quan trình và ý kiến thẩm tra của Văn phòng

Trang 13

3 Khi để án, văn bản trình đã được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho ý kiến giải quyết, Văn phòng phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh để án, văn bản, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký, ban hành

Điều 17 Thẩm quyền ký văn bản

1 Chú tịch Uy ban nhân dân huyện ký các văn bản sau đây:

a) Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện; tờ trình, các báo cáo, công văn hành chính của Uy ban nhân dân huyện gửi cơ quan Nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân huyện;

b) Các văn bản thuộc thẩm quyển quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân đân năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định thuộc thẩm quyển quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký thay Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện những văn bản thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công phụ trách hoặc Chủ tịch ủy quyền Phó Chủ tịch Thường trực, ngoài việc ký thay Chủ tịch các văn bản về nh vực được phân công phụ trách còn được Chủ tịch ủy quyển ký các văn bản thuộc thẩm quyển của Chủ tịch khi Chủ tịch đi vắng

3 Chánh Văn phòng ký thừa lệnh Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong các phiên họp Ủy ban nhân dân huyện, các văn bản giấy tờ khác khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giao

Điều 18 Phát hành, công bố văn bản

1 Văn phòng chịu trách nhiệm phát hành văn bản của Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện ban hành trong thời gian không quá hai (02) ngày, kể từ ngày văn bản được ký; bảo đảm đúng thủ tục, đúng địa chỉ

2 Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân đân huyện ban hành phải được gửi đến các cơ quan cấp trên, các cơ quan có thẩm quyễn giám sát, các tổ chức, cá nhân hữu quan tại địa phương và công bố để nhân dân biết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; gửi đăng Công báo cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8 Văn bản do Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện ban hành phải được phân loại, lưu trữ một cách khoa học và cập nhật kịp thời

4 Chánh Văn phòng có trách nhiệm tổ chức việc quản lý, cập nhật, lưu trữ, khai thác văn bản phát hành, văn bản đến của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật vê văn thư, lưu trữ và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện

Điều 19 Kiểm tra việc thi bành văn bản

Trang 14

báo cáo cơ quan có thẩm quyển xử lý văn bản trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

2 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra việc thi hành văn bản thông qua làm việc trực tiếp với cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách nhằm chấn chỉnh kịp thời những vi phạm về ký cương, kỷ luật hành chính nhà nước và nâng cao trách nhiệm thi hành văn bản; xử lý theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện văn bản trái pháp luật, bổ sung, sửa đổi những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực phụ trách khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyển

3 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên tự kiểm tra việc thi hành văn bản, kịp thời báo cáo và kiến nghị Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách xử lý theo thẩm quyển văn bản ban hành trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình

4 Phòng Tư pháp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân đân huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Chương V

CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, TIẾP KHÁCH, ĐI CÔNG TÁC

VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 20 Phiên họp By ban nhân dân huyện 1 Chuẩn bị và triệu tập phiên họp

a) Ủy ban nhân dân huyện, mỗi tháng họp ít nhất một lần Thời gian triệu tập phiên họp đo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân huyện, khi Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch Thường trực thay Chủ tịch chủ tọa phiên họp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì việc thảo luận từng để án trình Ủy ban nhân dan huyện theo lĩnh vực được phân công;

b) Cơ quan chủ trì soạn thảo để án, văn bản phải gửi trước hỗ sơ để Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phụ trách lĩnh vực xem xét, quyết định việc trình ra phiên họp;

6©) Văn phòng có nhiệm vụ dự kiến chương trình và thành phần phiên họp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện quyết định; đôn đốc các cơ quan chủ trì để án gửi hề sơ trình và các tài liệu liên quan; kiểm tra hỗ sơ để án trình; gửi giấy mời, tài liệu kỳ họp đến các thành viên Ủy ban nhân đân huyện và đại biểu trước phiên họp tiến hành năm (05) ngày; chuẩn bị các điểu kiện phục vụ phiên họp

2 Thành phần dự phiên họp

Trang 15

ban nhân dân, đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có thể ủy nhiệm cho cấp phó của mình dự họp thay nếu vắng mặt và chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu tại phiên họp của người do mình ủy nhiệm Phiên họp Ủy ban nhân dân huyện chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Ủy ban nhân dân huyện tham dự;

b) Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện mời Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện dự các phiên họp Uy ban nhân dân huyện Tùy theo tính chất, nội dung phiên họp, Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể mời Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uy ban nhân dân huyện, Viện trưởng Viện Kiêm sát nhân đân huyện, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cùng cấp dự họp, khi bàn về vấn để có liên quan

3 Đại biểu dự họp không phải là thành viên Ủy ban nhân dân huyện được mời phát biểu ý kiến, nhưng không có quyền biểu quyết

4 Trình tự phiên họp

a) Chánh Văn phòng báo cáo số thành viên Ủy ban nhân dân có mặt, vắng mặt, những người dự họp thay, đại biểu mời và chương trình phiên họp;

b) Chủ tọa điều khiển phiên họp;

œ) Ủy ban nhân đân thảo luận từng đề án theo trình tự:

- Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo trình bày tóm tắt để án (khơng đọc tồn văn), nêu rõ những vấn để còn có ý kiến khác nhau, những vấn để cần thảo luận và xin ý kiến tại phiên họp về để án;

- Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến nói rõ những nội dung đồng ý, không đồng ý, những nội dung cần làm rõ hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung;

- Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo để án phát biểu ý kiến tiếp thu, giải trình những điểm chưa rõ, chưa nhất trí; trả lời các câu hỏi của đại biểu;

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch chú trì thảo luận để án kết luận và lấy biểu quyết Nếu được quá nửa số thành viên By ban nhân dân tán thành thì để án được thông qua; trường hợp còn vấn dé thảo luận chưa rõ, chủ tọa để nghị Ủy ban nhân dân chưa thông qua và yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo đề án chuẩn bị thêm;

- Chủ tọa phát biểu kết thúc phiên họp Ủy ban nhân dân huyện 5 Biên bản và thông báo kết quả phiên họp

a) Biên bản phiên họp Ủy ban nhân dân huyện phải được ghi đầy đủ, chính xác các ý kiến phát biểu, diễn biến của phiên họp, kết quả biểu quyết (nếu có), ý kiến kết luận của chủ tọa Biên bán phải có chữ ký xác nhận của Chánh Văn phòng và lưu hỗ sơ của Ủy ban nhân dân huyện;

Trang 16

Điều 21 Họp xử lý công việc thường xuyên của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện

1 Họp giao ban hàng tuần: Chủ tịch, các Phó Chú tịch Ủy ban nhân đân huyện tiến hành họp giao ban định kỳ hàng tuần

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định việc triệu tập, thành phần, nội đung, thời gian và chủ trì họp giao ban Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, ủy quyển cho Phó Chủ tịch Thường trực chủ trì thay;

b) Thành phần họp giao ban gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Chánh Văn phòng Trường hợp cần thiết, có thể gồm Thủ trưởng một số cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để bàn những vấn để có liên quan;

¢) Trình tự và nội dung họp giao ban: Chánh Văn phòng báo cáo những công việc ˆ chính đã xử lý trong tuân; những công việc tổn đọng, mới phát sinh cần xin ý kiến Chủ tịch, Phó Chủ tịch và dự kiến Chương trình công tác tuần sau Đại biểu dự họp phát biểu ý kiến, đề xuất biện pháp xử lý thuộc thẩm quyển Chú tịch hoặc Phó Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện chủ trì phát biểu kết luận họp giao ban

2, Họp xử lý các công việc phức tạp, đột xuất, cấp bách:

a) Theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện, Chánh Văn phòng có trách nhiệm gửi giấy mời, tài liệu liên quan đến các đại biểu, chuẩn bị các điểu kiện phục vụ cuộc họp; ra thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện chủ trì cuộc họp hoặc phối hợp với cơ quan chủ trì để án hoàn chỉnh văn bản, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định;

b) Đại biểu được mời dự họp có trách nhiệm tham gia đúng thành phần, đúng thời gian và chuẩn bị ý kiến về công việc được đưa ra thảo luận tại cuộc họp;

©) Cơ quan chủ trì công việc được đưa ra thảo luận tại cuộc họp có trách nhiệm chuẩn bị đây đủ tài liệu, ý kiến giải trình; phối hợp với Văn phòng dự thảo thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tại cuộc họp hoặc hoàn chỉnh văn bản, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định

Điều 22 Tổ chức họp, hội nghị của cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân đân huyện, Ủy ban nhân dân xã

1 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyển quyết định và chịu trách nhiệm về việc tổ chức họp, hội nghị để triển khai hoặc tổng kết công tác, thảo luận chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý của cấp mình Tất cả các cuộc họp, hội nghị phải được tổ chức ngắn gọn, đúng thành phân; bảo đảm thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả

Trang 17

Điều 23 Tiếp khách của Ủy ban nhân dân huyện

1 Văn phòng trình Chủ tịch hoặc Phó Chú tịch Uy ban nhân dân huyện về thời gian và nội dung tiếp khách theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc của khách; phối hợp với cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung và tổ chức phục vụ cuộc tiếp, làm việc của Chủ tịch, Phó Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện ,

2 Các cơ quan, đơn vị có khách nước ngoài đến liên hệ công tác, làm việc với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải phối hợp với Công an huyện, cơ quan liên quan để bảo đầm an ninh, an toàn cho khách và cơ quan theo quy định của pháp luật

Điều 24 Đi công tác

1 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện đi cơng tác ngồi phạm vì huyện hoặc vắng mặt trên ba (03) ngày phải báo cáo và được sự đông ý của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uy ban nhân dân huyện phụ trách; đồng thời, trong thời gian đi vắng phẩi ủy quyền cho cấp phó của mình giải quyết công việc thay

2 Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Uy ban nhân dân huyện phái dành thời gian thích hợp để đi cơ sở, tiếp xúc với nhân dân, kiểm tra, nắm tình hình thực tế; kịp thời giúp cơ sở giải quyết khó khăn, vướng mắc mới phát sinh và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm

Điều 25 Chế độ thông tin, báo cáo

1 Tha trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh;

2 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về ngành, lĩnh vực theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện

3 Chánh Văn phòng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điêu hành của Ủy ban nhân dân huyện định kỳ (tháng, quý, 6 tháng và năm), báo sáo tổng kết nhiệm kỳ và các báo cáo đột xuất gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường vụ Huyẹn ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện; đồng thời gửi các thành viên Ủy ban nhân đân huyện, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban

nhân dan xa

4 Chánh Văn phòng có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cho các đoàn thể nhân dân cùng cấp, cơ quan thông tin đại chúng để thông tin cho nhân dân

Chương VI

TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 26 Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

Trang 18

tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật 2 Phối hợp chặt chế với Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phải có lịch tiếp dân, quy định số buổi trực tiếp tiếp dan trong tháng và số lần ủy quyền cho Phó Chủ tịch tiếp dân phù hợp với yêu cầu của công việc, bdo dim mỗi tháng lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện dành ít nhất hai (02) ngày cho việc tiếp dân

3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tô cáo

4 Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp tại địa phương

Điều 27 Trách nhiệm của thành viên khác của Ủy ban nhân đân huyện

1 Trong phạm vi chức năng, quyển hạn của mình, Phó Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện các kết luận và quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cde co quan, đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ

trách `

2 Tham gia với Chú tịch Ủy ban nhân dân huyện và Thủ trưởng các cơ quan liên quan đề xuất giải pháp xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tôn đọng, kéo đài, phức tạp tại địa phương

3 Thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tiếp đân theo trách nhiệm, quyển hạn được giao và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo khi được Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện phân công

Điều 28 Trách nhiệm của Chánh Thanh tra huyện

1 Phối hợp với Chánh Văn phòng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

2 Chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các cơ quan liên quan, xây dựng lịch tiếp dan của Chú tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện; tổ chức việc tiếp nhận, phân loại và đê xuất phương án giải quyết, trả lời đơn thư, kiến nghị của công dân gửi Chủ tịch Ủy ban nhân đân huyện

3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyển hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ủy quyển theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo

4 Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật

Trang 19

Điều 29 Trách nhiệm của Chánh Văn phòng

1 Bố trí phòng làm việc, nơi đón tiếp công đân bảo đảm thuận lợi, dễ dàng

9 Phối hợp với Chánh Thanh tra huyện xây dựng lịch tiếp đân của Ủy ban nhân dân huyện

.8 Trả lời đương sự có đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tế cáo khi được Chú tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy quyền

Điều 30 Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện

1 Thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan nhà nước cấp trên tại cơ quan, đơn vị mình

2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyên giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của công đân liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình

3 Thực hiện đẩy đủ, nghiêm túc các kết luận, quyết định của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhận đân huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyển về giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình

4 Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyển giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cá nhân, tổ chức thuộc quyển quản lý của mình

THỦ TƯỞNG

Trang 20

(UYẾT ĐỊNH SỐ r72008/QD-TTG NGAY 13-04-2006 CUA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ban lành Quy chế làm việc mẫu của Ủy Ban nhân dân xã, phưững, thị trấn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 2ö tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luột Tổ chức Hội đồng nhân dân uò Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm

2003;

Để thực hiện Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đê án đổi mới phương thúc điều hành uò hiện đại hố cơng sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chú nhiệm Văn phòng Chính phú, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân Xã, phường, thị trấn Điều 2

Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ vào đặc thù quản lý, đặc điểm cụ thể của địa phương để ban hành Quy chế làm việc của mình phù hợp với Quy chế này

Điều 3

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này

Trang 21

QUY CHE LAM VIEC MAU

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Ban hành bèm theo Quyết định số 77I2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Pham vi và đối tượng điều chỉnh

1 Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lê lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân xã)

2 Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Uy ban nhân dân xã; công chức và cán bộ không chuyên trách cấp xã; Trưởng thôn, áp, bản, buôn, làng, phum, sóc (sau đây gọi chung là Trưởng thôn), Tổ trưởng dân phố, Trưởng khu đân cư (sau đây gọi chung là Tổ trưởng dân phố), các tổ chức và cá nhân có quan hệ làm việc với Ủy ban nhân đân xã chịu sự điều chỉnh của Quy chế này

Điều 9 Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã

1 Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò

tập thể, để cao trách nhiệm cá nhân và tỉnh thân chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên Uy ban nhân dân Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công

2 Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Dang ủy, sự giám sát của Hội đẳng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ

3 Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyển và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã

4 Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyển cơ sở vững mạnh; nâng cao đời sống nhân dân

Chương II

TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Trang 22

những vấn để quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã

2 Cách thức giải quyết công việc của Uy ban nhân dân xã:

a) Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn để quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên họp Ủy ban nhân đân;

b) Đối với các vấn để cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dan, Van phòng Ủy ban nhân dân xã gửi toàn bộ hổ sơ của vấn để cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân đân để lấy ý kiến Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Văn phòng Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất

Điều 4 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân xã

1 Trách nhiệm chung:

a) Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể quyết định các vấn để thuộc nhiệm vụ và quyển han của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu để xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở;

b) Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chi thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

2 Trách nhiệm, phạm ui giải quyết công uiệc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

xã: Ũ

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đâu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyển hạn của mình theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; đông thời, cùng Ủy ban nhân đân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân đân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân

huyện); ,

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp và các hội nghị khác của Ủy ban nhân dân, khi vắng mặt thì ủy quyên Phó Chủ tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân xã;

Trang 23

Hội đồng nhân dân xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ủy ban nhân dân xã;

d) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế boạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên Ủy ban nhân dân xã và các cán bộ, công chức khác thuộc Ủy ban nhân dân xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

đ) Quyết định những vấn để quan trọng, liên quan đến nhiễu nội dung công việc, những vấn để đột xuất, phức tạp trên địa bàn; những vấn để còn ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ tịch và ủy viên Ủy ban nhân dân xã;

e) Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và thẩm quyển Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật;

g) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của Uy ban nhân dân với Đảng ủy, Hội đồng nhân đân xã và Ủy ban nhân dan huyện;

h) Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đâu các đoàn thể nhân dân cấp xã; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các để xuất của Mặt trận 'Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác cúa Ủy ban nhân dân; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;

¡) Tổ chức việc tiếp đân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật

3 Trách nhiệm, phạm oì giải quyết công uiệc của Phó Chủ tịch Ủy bạn nhân đân xã:

a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn Phó Chú tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các vấn để thuộc lĩnh vực được giao;

b) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điểu hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện Đối với những vấn dé vượt quá phạm vi thẩm quyển thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định;

e) Khi giải quyết công việc, nếu có vấn để liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định;

d) Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn và tổ dân phố thực hiện các chủ ' trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao

Trang 24

Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Uy ban nhân dân xã; cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan; `

b) Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công trên địa bàn; chủ động dé ra các biện pháp để hồn thành tốt cơng việc đó;

c) Phối hợp công tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn cấp huyện) để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao

Điều 5 Trách nhiệm, phạm vỉ giải quyết công việc của cơng chức cấp xã Ngồi việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, công chức cấp xã còn có trách nhiệm:

1 Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân đân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cấp xã, bảo đầm sự thống nhất quần lý theo lĩnh vực chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công

2 Nêu cao tỉnh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiển hà cho dân Nếu vấn để giải quyết vượt quá thẩm quyển, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để

xin ý kiến -

3 Tuân thủ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã, chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân đân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tổn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan

4 Không chuyên công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chú tịch xử lý

ð Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hỗ sơ tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đầm kịp thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chú tịch Ủy ban nhân dân xã

Điều 6 Trách nhiệm, phạm vỉ giải quyết công việc của cán bộ không chuyên trách cấp xã, Trưởng thôn và Tổ trưởng dân phố

Trang 25

9 Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về mọi mặt hoạt động của thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách; để xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ chức và các thôn, tổ dân phố

Chương II

QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN ĐÂN XÃ

Điều 7 Quan hệ với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện

1, Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban nhân đân huyện

Trong chỉ đạo điêu hành, khi gặp những vấn để vượt quá thẩm quyền hoặc chưa được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của

Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tình hình với Ủy ban nhân

dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định hiện hành về chế độ thông tin báo cáo

9 Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn xã; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã :

Ủy ban nhân dân xã bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu câu theo đõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp huyện, tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên

Điều 8 Quan hệ với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã

1 Quan hệ uới Đảng ủy xã:

a) Ủy ban nhân đân xã chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp

trên;

b) Ủy ban nhân dân xã chủ động để xuất với Đảng ủy phương hướng, nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn để quan trọng khác ở địa phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ, đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyển

2 Quan hệ uới Hội đồng nhân dân xã:

Trang 26

phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, xây dựng các để án trình Hội đồng nhân dân xã xem xét, quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân đân Xã,

b) Các thành viên Ủy ban nhân đân xã có trách nhiệm trả lời các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; khi được yêu cầu, phải báo cáo giải trình về những vấn để có liên quan đến công việc do mình phụ trách;

©) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên trao đổi, làm việc với Thường trực Hội đông nhân dân xã để nắm tình hình, thu thập ý kiến của cử trị; cùng Thường trực Hội đồng nhân đân xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân

3 Quan hệ dới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam oà các đoàn thể nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân đân; tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân cho các tổ chức này biết để phối hợp, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công đân đối với Nhà nước

Điều 9 Quan hệ giữa Ủy ban nhân dân xã với Trưởng thôn và Tổ trưởng dân phố

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân đông các thành viên Ủy ban nhân dân phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các thôn và tổ đân phố Hàng tháng, các thành viên Ủy ban nhân dân làm việc với Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố thuộc địa bàn được phân công phụ trách hoặc trực tiếp làm việc với thôn, tổ dan phố để nghe phần ánh tình hình, kiến nghị và giải quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy định của pháp luật

2 Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố phải thường xuyên liên hệ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân đân xã để tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên vả của Hội đồng nhân dan, Uy ban nhan dân xã để triển khai thực hiện; phát huy quyển làm chủ của nhân dan, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở,

Trưởng thôn, Tổ trưởng đân phố kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Uy ban nhân dân xã tình hình mọi mặt của thôn, tổ dân phố, để xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn

Chương IV

CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC

Điều 10 Chế độ hội họp, làm việc của Ủy ban nhân đân xã 1 Phiên họp Uy ban nhân dân xã:

Trang 27

Thành phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Ủy ban nhân dân xã Chủ tịch Ủy ban nhân đân mời Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cùng tham dự Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, người đứng đầu các đoàn thể nhân đân, cán bộ không chuyên trách, công chức cấp xã và các Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phế được mời tham dự khi bàn về các công việc có liên quan Đại biểu mời tham dự được phát biểu ý kiến nhưng không có quyển biểu quyết;

b) Nội dung phiên họp:

Nội dung phiên họp của Ủy ban nhân dân xã gồm những vấn để được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này

e) Trình tự phiên họp:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp Khi Chủ tịch vắng mặt, ủy quyển Phó Chủ tịch chủ tọa phiên họp;

- Văn phòng Ủy ban nhân dân báo cáo số thành viên Ủy ban nhân dân có mặt, vắng mặt, đại biểu được mời dự và chương trình phiên họp;

- Chủ để án báo cáo tóm tắt để án, những vấn dé còn có ý kiến khác nhau, những vấn đê cần thảo luận và xin ý kiến tại phiên họp;

- Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến,

- Chú tọa phiên họp kết luận từng để án và lấy biểu quyết Để án được thông qua nếu được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành

Trường hợp vấn để thảo luận chưa được thông qua thì Chủ tọa yêu cầu chuẩn bị thêm để trình lại vào phiên họp khác;

- Chủ tọa phát biểu ý kiến kết luận phiên họp

3 Giao ban của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã:

a) Hàng tuân, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch họp giao ban một lần theo quyết định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình, thống nhất chỉ đạo các công tác; xử lý các vấn để mới nảy sinh; những vấn để cần báo cáo xin ý kiến của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện; chuẩn bị nội dung các phiên họp Ủy ban nhân dân, các hội nghị, cuộc họp khác do by ban nhân dân xã chủ trì triển khai Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đâu các đoàn thể nhân dân cấp xã và cán bộ, công chức xã được mời tham dự khi bàn về các vấn dé có liên quan;

b) Trình tự giao ban:

- Văn phòng Ủy ban nhân đân xã báo cáo những công việc chính đã giải quyết tuần trước, những khó khăn, vướng mắc, tổn tại và các công việc cần xử lý; chương trình công tác tuần;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch thảo luận, quyết định một số vấn để thuộc thẩm quyên và xử lý các nội dung công tác

Trang 28

4 Sáu tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân xã họp liên tịch với Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân đân cấp xã, cán bộ không chuyên trách và công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng đân phố để thông báo tình hình kinh tế - xã hội, kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và triển khai nhiệm vụ công tác sắp tới

õ Các hội nghị chuyên đê, sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, cả năm của Ủy ban nhân dân xã về các nhiệm vụ công tác cụ thé được tổ chức theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên

6 Làm việc với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện tại xã: a) Theo chương trình đã được Ủy ban nhân dân huyện thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Phó Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân, các cán bộ, công chức có liên quan cùng Văn phòng Ủy ban nhân dân xã chuẩn bị nội dung, tài liệu làm ViỆc với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện;

b) Căn cứ nội dung công tác cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thể ủy quyển cho Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung và trực tiếp làm việc với cơ quan chuyên môn cấp huyện, báo cáo kết quả và xin ý kiến Chủ tịch về những công việc cần triển khai

7 Các cán bộ, công chức cấp xã phải tham dự đây đủ và đúng thành phần quy định các cuộc họp, tập huấn do cấp trên triệu tập; sau khi dự họp, tập huấn xong phải báo cáo kết quả cuộc họp và kế hoạch công việc cần triển khai với Chủ tịch hoặc Phó Chú tịch phụ trách

8 Việc tổ chức các cuộc họp và tiếp khách của Ủy ban nhân dân xã phải quán triệt tỉnh thần thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí

9 Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân đân xã trong phục vụ các cuộc họp và tiếp khách của Ủy ban nhân đân xã:

a) Chủ động để xuất, bố trí lịch họp, làm việc, cùng với các cán bộ, công chức có liên quan đến nội dung cuộc họp, tiếp khách chuẩn bị các điều kiện phục vụ;

b) Theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phối hợp với cán bộ, công chức liên quan chuẩn bị nội dụng, chương trình các cuộc họp, làm việc; gửi giấy mời và tài liệu đến các đại biểu; ghi biên bản các cuộc họp

Điều 11 Giải quyết sác công việc của Ủy ban nhân dân xã

1 Chủ tịch Ủy ban nhân đân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế "một cửa" từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại Ủy ban nhân dan; ban hành quy trình về tiếp nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân theo quy

định hiện hành £

Trang 29

hà, nhũng nhiễu nhân dân của cán bộ, công chức cấp xã

3 Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan của Ủy ban nhân dân hoặc với Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết công việc của công dân và tổ chức; không để người có nhu cầu liên hệ công việc phải đi lại nhiều lần,

4 Bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất tốt, có khả năng giao tiếp với công dân và tổ chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trong khả năng cho phép, cần bố trí phòng làm việc thích hợp, tiện nghĩ, đủ điều kiện phục vụ nhân dân

Điều 12 Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dan

1 Hàng tuần, Chủ tịch Ủy ban nhân đân xã bố trí ít nhất một buổi để tiếp dân, lịch tiếp dân phải được công bố công khai để nhân dân biết Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phần ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của mình

Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán bộ, công chức tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyển; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên Những thủ tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật Đối với những vụ việc vượt quá thẩm quyển, phải hướng dẫn chu dao, ti mi để công dân đến đúng cả quan có thẩm quyên tiếp nhận giải quyết

Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có trách nhiệm nắm vững tình hình an ninh trật tự, những thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động giải quyết hoặc để xuất với Ủy ban nhân dân xã kịp thời giải quyết, không để tổn đọng kéo dài

2 Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác.của Uy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

Điều 18 Phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Thanh tra nhân dân ở cấp xã Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm:

1 Thông báo kịp thời cho Ban Thanh tra nhân dân những chính sách, pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương

2 Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đây đủ và kịp thời các thông tỉn, tài

liệu cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân

3 Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; xử lý nghiêm minh người có hành vi cần trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân hoặc người

có hành vi trả thù, trù đập thành viên Ban Thanh tra nhân dân,

Trang 30

Điều 14 Thông tin tuyên truyền và báo cáo

1 Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã cho nhân dân bằng những hình thức thích hợp; khai thác có hiệu quả hệ thống truyền thanh, nhà văn hoá, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện - văn hoá xã để tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, chính sách, pháp luật

Khi có vấn để đột xuất, phức tạp nảy sinh, Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo tình hình kịp thời với Ủy ban nhân dân huyện bằng phương tiện thông tin nhanh nhất

2 Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên Ủy ban nhân dân, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh vực và địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định

3 Văn phòng Ủy ban nhân dân xã giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân theo định ky 6 tháng và cả năm; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ theo quy định

Báo cáo được gửi Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện, đồng gửi các

thành viên Ủy ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt

trận Tế quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã

Chương V

QUAN LY VA BAN HANH VAN BAN CUA UY BAN NHAN DAN XA

Điều 15 Quản lý văn bản

1 Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Văn phòng Ủy ban nhân đân xã chịu trách nhiệm đăng ký các văn bản đến vào sổ công văn và chuyển đến các địa chỉ, người có trách nhiệm giải quyết Các văn bán đóng dấu hoả tốc, khẩn, phải chuyển ngay khi nhận được

2, Đối với những văn bản phát hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã phải ghi đây đủ ký hiệu, số văn bản, ngày, tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ, đồng thời lưu giữ hỗ sơ và bản gốc

3 Các vấn để về chủ trương, chính sách đã được quyết định trong phiên họp của Ủy ban nhân đân xã đều phải được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân Văn phòng Ủy ban nhân dân xã hoặc cán bộ, công chức theo đõi lĩnh vực có trách nhiệm dự thảo, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân đân ký ban hành chậm nhất là ð ngày, kể từ ngày phiên họp kết thúc

Điều 16 Soạn thảo và thông qua văn bản của Ủy ban nhân dân xã

Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân đân xã

thực hiện theo quy định tại Điều 45, 46 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân đân năm 2004

Trang 31

nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn chỉnh văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch phụ trách xem xét, quyết định

3 Đối với các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức việc lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có liên quan và của nhân dân tại các thôn, các khu đân cư để chỉnh lý dự thảo

Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo phải gửi tờ trình, dự thảo quyết định, chỉ thị, bản tổng hợp ý kiến góp ý và các tai liệu có liên quan đến các thành viên Ủy ban

nhân dân chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp Ủy ban nhân dân,

3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân đân ký ban hành quyết định, chỉ thị sau khi được Ủy ban nhân đân quyết định thông qua

4 Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dan chi dao việc soạn thảo, ký ban hành quyết định, chỉ thị theo quy định tại Điều 48 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Điều 17 Thẩm quyền ký văn bản

1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký các văn bản trình Ủy ban nhân dân huyện và Hội đông nhân dân xã; các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã, các văn bản thuộc thẩm quyên cá nhân quy định tại Điều 197 Luật Tố chức Hội đểng nhân dan va Ủy ban nhân dân năm 2003

Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch ký thay Phó Chú tịch có

trách nhiệm báo cáo Chủ tịch biết về văn bấn đã ký thay

2 Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch các văn bản xử lý những vấn để cụ thể, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công

Điều 18 Kiểm tra tình hình thực hiện văn bản

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, kịp thời phát hiện những vấn để vướng mắc, bất hợp lý trong quá : trình triển khai thực hiện các văn bản đó, báo cáo cấp có thẩm quyển bổ sung, sửa đổi

Phó Chủ tịch, ủy viên Ủy ban nhân dân xã, cán bộ và công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố theo nhiệm vụ được phân công phải thường xuyên sâu sát từng thôn, tổ dân phố, hộ gia đình, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đẳng và Nhà

nước của mọi công dân trên địa bàn xã -

THU TUGNG

Trang 32

QUYET BINH SO 129/20071QD-TTs NGAY 02.08.2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ban hanh Quy chế văn hod céng sé tại các cơ quan hành chính nhà nước

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chúc Chính phú ngày 9ð tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 023 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 uà Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm

2003;

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chú nhiệm Văn phòng Chính phú, QUYẾT ĐỊNH : Điều 1 Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế văn hố cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Điều 2

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ

Điều 3

Căn cứ Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân đân các cấp ban hành Quy chế văn hoá của cơ quan, địa phương mình /

THU TUGNG

Trang 33

QUY CHE

VAN HOA CONG SG TAI CAC CO QUAN HANH CHÍNH NHÀ NƯỚC

(Ban hành bèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thú tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Phạm vì và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:

1 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 2 Ủy ban nhân dân các cấp

Quy chế này không áp dụng đối với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở

nước ngoài

Điều 2 Nguyên tắc thực hiện văn hố cơng sở

Việc thực hiện văn hố cơng sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1 Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội; 2 Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;

3 Phù hợp với các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền hành chính nhà nước

Điều 3 Mục đích

Việc thực hiện văn hố cơng sở nhằm các mục đích sau đây:

1 Bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà

nước;

2 Xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Điều 4 Các hành vi bị cấm

1 Hút thuốc lá trong phòng làm việc;

2 Sử dụng đề uống có cồn tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao;

Trang 34

Chuong II

TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Mục 1

TRANG PHỤC CỦA CÂN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 5 Trang phục

1 Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự 2 Cán bộ, công chức, viên chức có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định của

pháp luật

Điều 6 Lễ phục

Lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài

1 Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: bộ comple, áo sơ mi, cravat

2 Lễ phục của nữ cán bộ, công chức, viên chức: áo đài truyền thống, bộ comple nữ, 3 Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người đân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục

Điều 7 Thê cán bộ, công chức, viên chức

1, Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ

2 Thẻ cán bộ, công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, công chức, viên chức

3 Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất mẫu thẻ và cách đeo thể đối với cán bộ, công chức, viên chức

Mục 2

GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ

CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 8 Giao tiếp và ứng xử

Cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của pháp luật

Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt

Điều 9 Giao tiếp và ứng xử với nhân dân

Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhận, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc

Trang 35

Điều 10 Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác

Điều 11 Giao tiếp qua điện thoại

hi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột

Chương II BÀI TRÍ CƠNG SỞ

Mục 1

QUỐC HUY, QUỐC KỲ

Điều 12 Treo Quốc huy

Quốc huy được treo trang trọng tại phía trên cổng chính hoặc toà nhà chính Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp với không gian treo Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hồng

Điều 18 Treo Quốc kỳ

1 Quốc kỳ được treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính Quốc kỳ phải đúng tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc đã được Hiến pháp quy định

9 Việc treo Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghỉ lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang

MỤC 2

BÀI TRÍ KHN VIÊN CÔNG SỞ

Điều 14 Biển tên cơ quan

1 Cơ quan phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi đây đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan

2 Bộ Nội vụ hướng dẫn thống nhất cách thể hiện biển tên cơ quan Điều 1ã Phòng làm việc Phòng làm việc phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức, viên chức Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc phải bảo đầm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý

` Không lập bàn thờ, thấp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc Điều 16 Khu vực để phương tiện giao thông

Cơ quan có trách nhiệm bế trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc Không thu phí gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc

THỦ TƯỚNG

Trang 36

(UYẾT BINH 86 sa/2007IQb-T1g NGAY 22-06-2007 la THỦ TƯỚNG CHINE PH Ban hành Quy chế thự hiện cơ chế một cửa, cử chế một cửa

liên thôn lại quan hình chính nhà móc ở địa phươg

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luột Tổ chức Chính phủ ngay 25 tháng 12 năm 9001;

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 9006 - 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vu,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Điều 2

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo

Quyết định này thay thế Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Điều 8

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phú, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịư trách nhiệm thi hành Quyết định này./

THU TUGNG

Trang 37

QUY CHE

THUC HIEN CO CHE MOT CUA, CO CHE MOT CUA LIEN THONG

TAI CO QUAN HANH CHINH NHA NUGC G DIA PHUGNG

(Ban hành kèm theo Quyết dinh 36 93/2007/QD-TTg ngày 32 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

1 Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hỗ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước

2 Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyển của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hỗ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đâu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước

Điều 3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông 1 Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật

2 Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hỗ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

3 Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trá kết quả

4 Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân

5 Đâm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà „ nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

Điều 3 Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông 1 Cơ chế một cửa được áp dụng đối với các cơ quan sau:

a) Văn phòng Uy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tính);

b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uy ban nhân dân cấp huyện);

©) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); đ) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống đọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Trang 38

và tình hình thực tế của địa phương quyết định những loại công việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông

3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép chưa triển khai cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại một số huyện đảo có dân số ít, số lượng giao dịch công việc của tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính ít và tại các xã đặc biệt khó khăn ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo

Điều 4 Phạm vi áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

1, Thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết các công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyển của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này

2 Thực hiện cơ chế một cửa liên thông để giải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, thẩm quyển của nhiều cơ quan hành chính nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế này

Chương II

TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

Điều 5 Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1 Ban hành quyết định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các công việc lên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân của các cơ quan quy định tại khoản 1, khoản 9 Điều 3 Quy chế này

2 Căn cứ các quy định của pháp luật, phân loại công việc giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong đó bao gồm các loại công việc giải quyết ngay trong ngày làm việc không phải ghi giấy hẹn, loại công việc giải quyết phải ghi giấy hẹn

3 Quy định thống nhất thời gian giải quyết công việc, hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thu các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

4 Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức phụ cấp đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp, sau khi có ý kiến thoả thuận của các Bộ, cơ quan liên quan; quy định chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp phù hợp với quy định khung của Bộ Tài chính; quyết định mức thu đối với khoản thu về phí, lệ phí có trong danh mục thuộc thẩm quyển được phép ban hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

5 Định kỳ 6 tháng, hàng năm kiểm tra việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông thuộc phạm vi quản lý

Điều 6 Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang 39

2 Ban hành quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận, cơ quan liên quan trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

3 Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hê sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

4 Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

ð Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về hoạt động của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Điều 7 Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1 Ban hành các quy định phân cấp thẩm quyên, trách nhiệm cho Ủy ban nhân đân các cấp giải quyết các công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân; rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước

2 Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương thống nhất thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo quy định chung của

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chương HI

VỊ TRÍ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ

Điều 8 Vị trí của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 1 Đối với cơ chế, một cửa:

a) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, riêng đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì đặt tại Phòng Hành chính - Tổ chức và chịu sự quần lý toàn diện của Phòng Hành chính - Tổ chức;

b) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, chịu sự quần lý toàn diện của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

e) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Ủy ban nhân đân cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban

nhân đân, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phụ trách

2 Đối với cơ chế một cửa liên thông:

Trang 40

b) Đối với cơ chế một cửa liên thông giữa cơ quan hành chính nhà nước các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp và các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện có để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân liên quan tới thẩm quyển và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước

Điều 9 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quá 1 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, riêng đối với Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì chịu sự quản lý toàn diện của Phòng Hành chính - Tổ chức

2 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân đân cấp huyện chịu sự quần lý toàn điện của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân cấp huyện

3 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trá kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã là các chức danh quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, chịu sự quản lý toàn điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

Điều 10 Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa

1 Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

2 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hề sơ của tổ chức, cá nhân:

a) Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đây đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh;

e) Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc không được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyển ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

đ) Đối với các loại công việc theo quy định được ghi giấy hen thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận hỗ sơ, hẹn ngày trả kết quả, chủ trì, phối hợp với bệ phận chức năng có liên quan giải quyết hô sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quá cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp

luật

Điều 11 Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông

Ngày đăng: 10/08/2014, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w