Tiếng Việt trên con đường chuẩn hóa Lê Đình Tư 1. Sự phát triển của hệ thống ngữ pháp từ Trung đại đến Hiện đại Song song với sự phát triển của hệ thống ngữ âm và từ vựng, hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt cũng đã thay đổi khá nhiều để trở thành công cụ giao tiếp ngày càng hiện đại hơn. Quá trình phát triển hệ thống ngữ pháp của tiếng Việt có thể chia thành hai giai đoạn: - Giai đoạn Trung đại ước chừng kéo dài từ đầu thế kỉ 16 cho đến đầu thế kỉ 19. Đây là giai đoạn bắt đầu có sự tiếp xúc giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu, mà trước hết là tiếng Tây Ban Nha, sau đó là tiếng Pháp và đến các ngôn ngữ châu Âu khác. Kết quả của quá trình tiếp xúc này là tiếng Việt đã thay đổi ở cả ba khía cạnh: khía cạnh chữ viết (dùng chữ Latinh thay cho chữ Hán) , khía cạnh từ vựng và đặc biệt là khía cạnh cấu trúc ngữ pháp. Một ví dụ: Trước kia, trong ngôn ngữ văn học người ta rất hay sử dụng cách viết các câu đối xứng từng đôi một (gọi là văn biền ngẫu). Ví dụ: Một cành hoa trong vườn nhà vua, Một vầng trăng ở dưới ao tiên. (Mạc Đĩnh Chi) Đó là một lối viết rất gò bó, và thường phù hợp với các kiểu câu trong thơ hay văn tế. Trong khi đó, cuộc sống và thế giới hiện đại rất phong phú đòi hỏi phải có những cấu trúc phức tạp hơn và tự do hơn. Hơn nữa, trong quá trình dịch các tác phẩm văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết) hoặc khoa học của các tác giả châu Âu sang tiếng Việt, các dịch giả Việt Nam cũng đã bắt đầu tiếp nhận những cách viết của người châu Âu, từ đó bổ sung các cấu trúc mới hoặc cải tiến các cấu trúc cũ của tiếng Việt. Tuy nhiên, giai đoạn này cách viết cũ vẫn còn được sử dụng khá phổ biến. - Từ giữa thế kỉ 19, tiếng Việt đã phát triển sang giai đoạn tiếng Việt hiện đại. Ở giai đoạn này, tiếng Việt tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của mình để đáp ứng những yêu cầu khác nhau cộng đồng người Việt trong việc sử dụng nó làm công cụ giao tiếp và tư duy. Vào thời kì đầu của giai đoạn này, tiếng Việt có sự tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ văn học và văn hoá Pháp. Trong điều kiện đó, tiếng Việt một mặt cố gắng tránh những ảnh hưởng tiêu cực của tiếng Pháp nhưng mặt khác đã chủ động lựa chọn những cái có lợi về mặt cấu trúc ngữ pháp và sau đó là về mặt từ vựng để hoàn thiện mình. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lớn có ảnh hưởng tới việc cải tiến tiếng Việt. Trong quá trình sáng tác của mình, họ đã có ý thức cải tiến cấu trúc câu tiếng Việt. Kết quả là trong tiếng Việt dần dần hình thành những cách viết, những cấu trúc ngữ pháp gần với các cấu trúc của tiếng Pháp hoặc của các ngôn ngữ châu Âu hơn. Câu văn tiếng Việt, vì thế ngày càng trở nên hiện đại hơn, phức tạp hơn nhờ đó có thể dùng để phân tích những diễn biến tâm lý, các trạng thái khác nhau trong quan hệ tình cảm của các nhân vật cũng như để mô tả các khía cạnh phong phú của cuộc sống con người và xã hội. Quá trình thay đổi này còn có tác dụng thống nhất tiếng Việt, để tiếng Việt trở thành ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ văn học chung cho toàn thể cộng đồng dân tộc. 2. Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt Với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam độc lập, lần đầu tiên tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ chính thức của quốc gia, được sử dụng trong mọi hoạt động chính trị, xã hội. Tình hình mới này đặt ra cho tiếng Việt yêu cầu phải được chuẩn hóa. Trước hết, hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được chuẩn hoá một bước để có thể được đưa vào giảng dạy chính thức tại các trường phổ thông. Đó là hệ thống bao gồm các âm được lựa chọn từ các phương ngữ chủ yếu của tiếng Việt với sáu thanh điệu. Hệ thống từ vựng của tiếng Việt cũng trở nên phong phú hơn nhờ được bổ sung một khối lượng đồ sộ từ ngữ mới, đặc biệt là các hệ thống thuật ngữ khoa học-kĩ thuật. Các nguyên tắc chính tả cũng được xây dựng để thống nhất cách viết trong cả nước. Điều đó được thể hiện trong các từ điển mô tả hệ thống từ vựng của tiếng Việt. Đặc biệt, các hệ thống phong cách chức năng của tiếng Việt cũng đã được xây dựng và nhờ đó, có thể đưa ra những yêu cầu về cách viết các loại văn bản. Nhờ những cố gắng chuẩn hóa tiếng nói dân tộc, sự khác biệt giữa các phương ngữ và đặc biệt là giữa các thổ ngữ có xu hướng giảm dần và tiếng Việt đang hướng tới một sự thống nhất cao hơn. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, có thể nêu lên những đặc điểm chủ yếu của tiếng Việt như sau: - Ngữ pháp tiếng Việt đã có sự biến đổi và hoàn toàn có khả năng diễn đạt tất cả các nội dung thông báo trong giao tiếp thông thường cũng như giao tiếp nghệ thuật. - Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của toàn thể cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ Việt Nam: Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ toàn dân mà còn là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, khoa học và chính trị. - Mặc dù vậy, tiếng Việt vẫn chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, nhất là trong lĩnh vực phát âm, chính tả và các hệ thống thuật ngữ khoa học. . Tiếng Việt trên con đường chuẩn hóa Lê Đình Tư 1. Sự phát triển của hệ thống ngữ pháp từ Trung đại đến Hiện đại. kỉ 19, tiếng Việt đã phát triển sang giai đoạn tiếng Việt hiện đại. Ở giai đoạn này, tiếng Việt tiếp tục hoàn thiện cấu trúc của mình để đáp ứng những yêu cầu khác nhau cộng đồng người Việt trong. thể cộng đồng dân tộc. 2. Vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt Với sự thành công của Cách mạng tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam độc lập, lần đầu tiên tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ chính