Những nơi trong nhà dễ làm ta nhiễm bệnh chuBất cứ thứ gì trong nhà mà ta động chạm vào nhiều, đều để lại vi khuẩn trên đó. Từ chiếc điều khiển ti vi, đến các công tắc điện, vòi nước… đều có thể gieo rắc mầm bệnh. Ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng quan tâm đúng mức đến những loại vi khuẩn và virus luôn rình rập khắp nơi trong nhà bạn để việc vệ sinh được thực hiện toàn diện hơn. Giáo sư John Oxford – Chủ tịch Hội đồng vệ sinh Bệnh viện Hoàng gia Luân Đôn nói: “Người ta nhận thức rất rõ ràng rằng, có thể bị mắc cúm do tay bẩn, nhưng ít người hiểu rằng virus có thể tấn công từ bất cứ xó xỉnh nào, bất cứ vật dụng nào trong nhà”. Để giúp nhận biết những nơi bẩn nhất trong nhà và giữ cho chúng ít bị nhiễm khuẩn, giáo sư Oxford và giáo sư Joe Rubino, một thành viên khác của Hội đồng vệ sinh đã đưa ra một số lời khuyên hết sức bổ ích. Theo giáo sư Rubino, bất cứ thứ gì trong nhà mà ta động chạm vào nhiều, đều để lại vi khuẩn trên đó. Một cảnh tượng rất hay gặp là trẻ em thường vừa xem tivi, vừa ăn vặt hay gặm móng tay một cách vô thức và cầm thiết bị điều khiển tivi chuyển hết kênh này sang kênh khác. Như vậy, chúng đã gieo rắc vào cái điều khiển tivi đủ loại vi khuẩn. Do đó, bạn cần thường xuyên làm vệ sinh thiết bị này để đề phòng nhiễm bệnh. Giáo sư Rubino cho rằng, vòi tắm hoa sen cũng là một nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Bạn nên tẩy uế bồn tắm và vòi hoa sen hai tuần một lần để đề phòng những tế bào da chết bị kẹt lại trong bồn tắm. Đây là những ổ chứa vi trùng. Chiếc vòi nước trong nhà bếp chứa rất nhiều vi khuẩn do bạn thường xuyên sử dụng nó mà quên vệ sinh Mọi người thường hay dùng những miếng mút hoặc vải để lau chùi các đồ đạc trong nhà bếp. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 70% số giẻ lau chùi trong các nhà bếp ở Mỹ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, bởi chứa rất nhiều vi khuẩn. Do vậy, Hội đồng vệ sinh khuyên thường xuyên vệ sinh miếng mút cọ rửa hoặc giẻ lau chùi bếp bằng cách cho chúng vào máy giặt nước nóng. Hàng ngày, bạn không thể không sử dụng các công tắc điện trong nhà, song có lẽ ít khi bạn vệ sinh chúng. Theo kết quả nghiên cứu do Đại học Simmons tiến hành, số vi khuẩn trên công tắc đèn trong nhà tắm nhiều tương đương với số lượng vi khuẩn có trong chiếc gạt tàn thuốc lá. Hãy tẩy uế công tắc hai lần/tuần hoặc hàng ngày nếu trong nhà bạn có ai đó bị bệnh. Khi thay tã lót cho trẻ, nhiều khả năng tình trạng nhiễm khuẩn sẽ xảy ra. Trong quá trình thay tã lót, toàn bộ các vật dụng xung quanh có thể bị nhiễm vi khuẩn từ chiếc tã bẩn. Do vậy, bàn thay tã lót cho trẻ cũng cần được vệ sinh thường xuyên. Sau khi làm thức ăn, chúng ta có thói quen rửa tay trong bếp và đã để lại vi trùng trên những vòi nước đó. Tốt nhất là bạn sắm một bình xịt diệt khuẩn để thường xuyên tẩy uế phần bên ngoài những vòi nước trong nhà . Những nơi trong nhà dễ làm ta nhiễm bệnh chuBất cứ thứ gì trong nhà mà ta động chạm vào nhiều, đều để lại vi khuẩn trên đó. Từ chiếc. tấn công từ bất cứ xó xỉnh nào, bất cứ vật dụng nào trong nhà . Để giúp nhận biết những nơi bẩn nhất trong nhà và giữ cho chúng ít bị nhiễm khuẩn, giáo sư Oxford và giáo sư Joe Rubino, một. chúng ta có thói quen rửa tay trong bếp và đã để lại vi trùng trên những vòi nước đó. Tốt nhất là bạn sắm một bình xịt diệt khuẩn để thường xuyên tẩy uế phần bên ngoài những vòi nước trong nhà