1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

giai phap trong gian lan pps

5 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 37,21 KB

Nội dung

1.bạn đã được trang bị để chống lại gian lận chưa? Trong bối cảnh tình hình gian lận gia tăng, thành viên HĐQT kiểm toán độc lập, các cơ quan thực thi pháp luật và các bên liên quan khác đã nâng cao nhận thức và kỳ vọng ở hành vi kinh doanh và thông lệ quản trị của DN. Sự quan tâm của họ đã đặt ban điều hành cấp cao trước những câu hỏi sau về việc DN đối phó thế nào với rủi ro gian lận: - Bạn có các biện pháp quản trị gian lận và quy trình nhận biết rủi ro gian lận phù hợp không? - Bạn có biết các loại rủi ro gian lận nào phổ biến nhất trong ngành của bạn không? Bạn có biết các loại gian lận nào dễ xảy ra tại các một số bộ phận kinh doanh hoặc địa phương của bạn không? - Bạn có các biện pháp kiểm soát nội bộ đủ khả năng giảm thiểu rủi ro gian lận không? Bạn có các biện pháp kiểm soát tự động có thể phát hiện các hành vi gian lận không? - Bạn có kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát phòng ngừa và phát hiện không? - Bạn có các quy định về điều tra gian lận để áp dụng khi phát hiện gian lận không? Chương trình quyết tâm phòng chống gian lận có thể là bằng chứng hữu hình về văn hóa trung thực; giúp ngăn chặn gian lận và hỗ trợ phát hiện sớm; hạn chế các bất ngờ tiêu cực làm ảnh hưởng tới uy tín, độ tin cậy và giá cổ phiếu; và nâng cao niềm tin của các bên liên quan chính. Chương trình phòng chống gian lận giúp ban điều hành cấp cao đánh giá từng yếu tố của mô hình phòng chống gian lận, xác định cơ hội cải tiến, đưa ra quy trình áp dụng các cải tiến đó, và giúp ban lãnh đạo trong việc giám sát tính hiệu quả của chương trình này. Cách tiếp cận thực tế Sơ đồ dưới đây minh họa chương trình phòng chống gian lận mà các công ty có thể áp dụng, và nêu lên 6 yếu tố chính của chương trình này. (Xem sơ đồ dưới). Thiết lập văn hóa chung phù hợp trong tổ chức bao gồm: - Bộ quy tắc ứng xử - thúc đẩy hành vi trung thực và phù hợp đạo đức; - Các chính sách phòng chống gian lận - thiết lập các chính sách hướng dẫn nhân viên trong những vấn đề phức tạp, đưa ra quy trình báo cáo các nghi ngờ về gian lận và hỗ trợ/bảo vệ người tố giác; - Đào tạo nâng cao nhận thức về gian lận - giáo dục nhân viên về quy tắc ứng xử của DN, giúp nhân viên hiểu về quy trình báo cáo các hành vi nghi ngờ có gian lận và truyền thông về các biện pháp kỷ luật có thể áp dụng trong trường hợp gian lận. Các biện pháp phòng ngừa nhằm xác định và giảm thiểu các rủi ro gian lận cụ thể bao gồm: - Đánh giá rủi ro gian lận - xác định các lĩnh vực dễ bị các loại gian lận như loại gian lận phổ biến với đa số DN, loại gian lận cụ thể trong ngành nghề kinh doanh của DN và/hoặc rủi ro phổ biến tại khu vực địa lý cụ thể; - Giám sát, kiểm soát - đối chiếu rủi ro gian lận xác định được từ quy trình đánh giá rủi ro với các biện pháp kiểm soát và đánh giá hiệu quả của các kiểm soát đó trong việc phòng ngừa hoặc phát hiện gian lận. Các phương thức đối phó cần áp dụng khi có nghi vấn về gian lận hoặc khi phát hiện gian lận bao gồm: - Kế hoạch đối phó với gian lận - thiết lập quy định điều tra, trong đó có bao gồm việc phân tích nguyên nhân sâu xa của vấn đề, qua đó xác định các biện pháp điều chỉnh nhằm ngăn ngừa hoặc phát hiện được gian lận trong tương lai và củng cố quy trình kỷ luật đảm bảo tính nhất quán. Để áp dụng thành công chương trình phòng chống gian lận cần có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm. Mỗi đơn vị cần đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chương trình phòng chống gian lận dựa trên quy mô và thực trạng của mình. 2.Để phát hiện gian lận, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu nguyên nhân. Các cổ đông nên làm quen với cách đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là các thông tin trong thuyết minh báo cáo và hiểu một số chỉ số tài chính cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, số ngày phải thu, tỉ lệ lãi gộp. Có như vậy, nhà đầu tư mới thấy được sự bất hợp lý của số ngày phải thu trong báo cáo năm nay so với năm trước, rủi ro nợ xấu không được lập dự phòng, sự biến động lớn số dư của các tài sản hay các khoản nợ tiềm ẩn. Nhà đầu tư cũng cần cảnh giác trước sự thay đổi chính sách khấu hao, các giao dịch với các bên liên quan và những khoản chi phí hay thu nhập bất thường. 3.Các giải pháp cho VN Gian lận nói chung và gian lận trên báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại VN cũng như các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao. Để hạn chế và phát hiện gian lận, trước hết cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Các doanh nghiệp VN cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Ngoài ra, để phát hiện gian lận, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp khác như là: thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, hay thiết lập đường dây nóng để thu nhận các thông tin nhanh chóng nhất. Kế đến, cần tăng cường trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong kiểm toán BCTC và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm toán báo cáo tài chính là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khoán, thông qua việc xác nhận là các báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán sẽ không còn cần thiết. Để giúp KTV phát hiện gian lận, cần có các hướng dẫn chi tiết cho KTV về các nhân tố đưa đến gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận. Muốn vậy, cần hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VSA 240 về gian lận. Có thể dựa trên các công trình nghiên cứu để hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VAS 240. Ba nhân tố chính cần được nêu ra trong chuẩn mực VSA 240 là: áp lực, cơ hội và thái độ. Các hướng dẫn chi tiết về các phương pháp thực hiện gian lận có thể dựa vào công trình nghiên cứu của ACFE như đã nêu trên. . nào với rủi ro gian lận: - Bạn có các biện pháp quản trị gian lận và quy trình nhận biết rủi ro gian lận phù hợp không? - Bạn có biết các loại rủi ro gian lận nào phổ biến nhất trong ngành của. hợp gian lận. Các biện pháp phòng ngừa nhằm xác định và giảm thiểu các rủi ro gian lận cụ thể bao gồm: - Đánh giá rủi ro gian lận - xác định các lĩnh vực dễ bị các loại gian lận như loại gian. kiểm soát đó trong việc phòng ngừa hoặc phát hiện gian lận. Các phương thức đối phó cần áp dụng khi có nghi vấn về gian lận hoặc khi phát hiện gian lận bao gồm: - Kế hoạch đối phó với gian lận

Ngày đăng: 10/08/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w