Mát hơn, lành hơn với “trà” giải nhiệt từ rau quả Thói quen sử dụng nước đá để giải nhiệt, dùng quạt thổi trực tiếp, khiến cơ thể càng mất nước, và dễ dẫn đến viêm họng. Mùa nắng nóng, nhu cầu nước uống càng nhiều hơn lúc bình thường. Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM), có thể chế biến “trà” thanh nhiệt từ các loại rau quả thông dụng. Sắn dây Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, có công năng thanh nhiệt. Có thể dùng sắn dây để chữa cảm mạo, sốt, ban sởi mới phát, tiêu ra máu, khát nước, mụn nhọt. Dùng 6 – 10g tinh bột sắn dây hòa với một ly nước nguội khoảng 200ml, hoặc cho thêm ít đường và chanh cho dễ uống. Đậu ván trắng Hay còn gọi là bạch biển đậu có vị ngọt. Tác dụng của đậu ván trắng là bổ tỳ vị (hệ tiêu hóa), điều hòa các tạng, giải cảm nắng, trừ thấp (mệt mỏi lừ đừ), giải độc. Đậu ván trắng rang vàng, mỗi ngày dùng một nắm tương đương với 20 – 30g, bỏ vào nước nấu, giữ sôi khoảng 15 – 20 phút. Lá dâu tằm Lá dâu tằm tươi bỏ vào nước đun sôi. Lá dâu tằm có vị đắng ngọt, tính bình, có tác dụng tán phong thanh nhiệt, sáng mắt. Ngoài ra lá dâu tằm còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường, ức chế trực khuẩn thương hàn hoặc tụ cầu khuẩn. Lá dâu tằm có thể dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, đau mắt đỏ, chảy nước mắt sống. Cỏ mần trầu Có vị ngọt hơi đắng, dùng để hạ nhiệt, giúp ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, mát gan, chữa ho khan, đau họng, trị sốt nóng. Mỗi ngày dùng từ 8 – 12g, bỏ vào nước đun sôi. Giá đậu xanh Giá đậu xanh tính mát hơi lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng khí lực, điều hòa ngũ tạng, chữa đau họng tắt tiếng, gắt cổ. Dùng 100g giá tươi sống rửa sạch, bỏ vào nồi nước đun sôi. Tùy theo lượng người uống, lượng nước uống ít hay nhiều, có thể nấu 100 – 200g giá sống với ba lít nước sạch. Dưa hấu Quả có vị ngọt, tính lạnh, giải khát, giải say nắng, lợi tiểu, hạ huyết áp, nóng bàng quang, đái buốt, cảm sốt, viêm họng, miệng lưỡi lở rát. Vỏ quả có thể nấu nước uống để giải nhiệt và điều trị các bệnh trên. Người bị viêm đại tràng hoặc hay đi tiêu chảy, không nên ăn quá nhiều; ngưng sử dụng ngay khi có tác dụng phụ xảy ra như tiêu chảy. Dưa gang Dưa gang có vị ngọt, tính lạnh. Quả dưa gang có tác dụng lợi trường vị (tiêu hóa), giải phiền khát. Một loại dưa cũng thuộc họ dưa gang là dưa bở. Thịt vàng ngà, chất bột mịn, bở mềm, mùi thơm, ruột có dịch vàng, màng hạt màu trắng. Dưa bở có vị ngọt mát, tính trơn lạnh, dùng để giải khát, trừ phiền nhiệt, thông khí, lợi tiểu tiện, phòng tránh nắng nóng mùa hè. Để dễ ăn, có thể cho thêm ít đường. Dừa Nước dừa có vị ngọt tính bình, có tác dụng giảm tiêu khát, trừ say nắng. Nước dừa là một dung dịch đẳng trương, gồm gluco, fructo, và rất ít saccaro. Ngoài ra, còn có các axit amin, các axit béo, vitamine C, nhưng hàm lượng của các chất này trong nước dừa rất ít vì nước chiếm đến 92 – 93%. Nước dừa dùng để uống bổ dưỡng và giải khát, ngoài ra còn dùng để trị sởi ở trẻ em, thay thế cho một số thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc điều trị cho một số bệnh lý về gan mật. . Mát hơn, lành hơn với “trà” giải nhiệt từ rau quả Thói quen sử dụng nước đá để giải nhiệt, dùng quạt thổi trực tiếp, khiến cơ thể càng mất. nóng, nhu cầu nước uống càng nhiều hơn lúc bình thường. Theo Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TP.HCM), có thể chế biến “trà” thanh nhiệt từ các loại rau quả thông dụng. Sắn dây Theo y. giá sống với ba lít nước sạch. Dưa hấu Quả có vị ngọt, tính lạnh, giải khát, giải say nắng, lợi tiểu, hạ huyết áp, nóng bàng quang, đái buốt, cảm sốt, viêm họng, miệng lưỡi lở rát. Vỏ quả có