Những ngộ nhận khó tin về giới tính Đã qua cái thời “ngày xưa ta bé con con” với những ngộ nhận ngây thơ như nai tơ về giới tính kiểu như “uống chung chai nước thì sẽ có thai” hay “nếu bị con trai hôn thì sẽ có em bé”. Các bạn trẻ tuổi dậy thì bây giờ đã bớt ngại ngùng khi nói về chuyện giới tính. Thế nhưng, có một sự thật là những ngộ nhận của teen về giới tính thời @ đã được chuyển sang một cấp độ mới với những câu chuyện khiến các những người công tác trong ngành tâm lý đi từ ngỡ ngàng này tới ngỡ ngàng khác. Câu chuyện thứ nhất: Chỉ có 31, không thể là 32! Trong chương trình báo cáo chuyên đề về tâm sinh lý lứa tuổi mới lớn cho học sinh một trường THPT nọ, khi chuyên gia tâm lý đặt câu hỏi: “Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái ở tuổi dậy thì kéo dài từ 31/32 ngày là bình thường hay bất bình thường?” cho một nhóm tám học sinh tham gia trò chơi “Ai là chuyên gia tâm lý tuổi teen” trên sân khấu. Có năm đáp án cho rằng đó là hiện tượng bất thường, ba học sinh còn lại khẳng định đó là hiện tượng bình thường. Dù chuyên gia đã giải thích đúng là số ngày tối đa của một tháng là 31 ngày nhưng chu kỳ kinh nguyệt có thể dao động 28/32 ngày (tức kéo sang 1 – 2 ngày của tháng khác) nhưng một nữ sinh nhất quyết không chấp nhận và tiếp tục… tranh luận: “chỉ có 31, không thể nào là 32” với chuyên gia sau khi chương trình kết thúc… Câu chuyện thứ hai: Một lần vào mồng 1 và một lần vào ngày rằm Cũng trong buổi nói chuyện khác về giới tính cho thanh niên vùng sâu nọ thuộc tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi lại có cơ hội bối rối tập hai sau khi nghe câu trả lời của một bạn nữ khi chuyên gia tâm lý đặt câu hỏi: “Theo các em, một tháng bạn gái có kinh mấy lần?”: “Dạ vấn đề này em đã được đọc trong sách và được nghe cô giáo sinh học hướng dẫn rất kỹ, một tháng bạn gái sẽ có kinh nguyệt… hai lần, một lần vào mùng một và lần còn lại là ngày 15 âm lịch". Chuyên gia tâm lý hỏi tiếp: “Em có chắc không?”. Nữ sinh này hùng hồn nói tiếp: “Con gái chắc chắn có hai lần kinh nguyệt mỗi tháng, một lần vào mùng một và một lần vào ngày 15, tức ngày trăng tròn nên người ta mới gọi là hiện tượng đó là nguyệt san!”. Câu chuyện thứ ba: Ngoài "tử cấm thành" = ngoài tử cung Những câu chuyện ngộ nhận về vấn đề kinh nguyệt tuổi dậy thì tạm kết thúc thì chúng tôi lại thêm một phen vã mồ hôi hột khi “đo lường” sự hiểu biết của sinh viên tại một trường cao đẳng ở Bình Dương về những biện pháp phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục và tránh thai an toàn. Hai trong số những câu hỏi chúng tôi đặt cho các bạn như sau: Câu hỏi 1: “Biện pháp tránh thai bằng cách bạn nam cho “xuất binh ngoài tử cấm thành” thì có khả năng có thai hay không?” Và câu trả lời mà chuyên gia tâm lý nhận được là: “Xuất binh ngoài tử cấm thành vẫn có khả năng mang thai ạ!". Cả hội trường rần rần vỗ tay đồng ý. Chuyên gia tâm lý hỏi tiếp: “Câu trả lời của em hoàn toàn chính xác, em có thể giải thích rõ hơn cho các bạn cùng nghe được không?”. Nữ sinh viên này trả lời: “Khi nam xuất binh ngoài tử cấm thành sẽ khiến bạn nữ có thai… ngoài tử cung ạ!". Câu trả lời trên khiến cả hội trường có một trận cười. Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp? Câu trả lời: “Thuốc tránh thai giúp chúng ta không bị có thai ngoài ý muốn vì trong thành phần của thuốc tránh thai có những hormon làm tế bào trứng của bạn nữ bị… lép đi. Và khi “trứng bị lép” thì tinh trùng sẽ không thể kết hợp với trứng để tạo ra hợp tử. Và như thế thì chúng ta sẽ không có thai ạ!". Câu chuyện thứ tư: "Bắn bluetooth" Để kết thúc những câu chuyện về những ngộ nhận thời @, chúng tôi tặng các bạn một thuật ngữ mới được sáng tạo bởi chính những bạn học sinh: “Bắn bluetooth” đế nói về hiện tượng đặc trưng đánh dấu tuổi dậy thì của các bạn nam là… (!). Chuyên viên tâm lý Đào Lê Hòa An (Trung tâm đào tạo – chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) cho biết: “Rõ ràng tuổi mới lớn thời nay có một cái nhìn rất hiện đại về vấn đề giới tính. Qua đó, ta có thể thấy những kiến thức giới tính mà teen biết được hiện nay rất phong phú, đa dạng từ nhiều tài liệu trên Internet. Tuy nhiên những kiến thức đó không mang tính hệ thống và khoa học, chủ yếu được rỉ tai nhau từ người này sang người kia và vì thế có nhiều dị bản xuất hiện. Từ đó, có thể thấy teen đang rất cần có một chương trình giáo dục giới tính một cách bài bản, khoa học, rõ ràng và chi tiết”. Những ghi chú nho nhỏ * Ba cơ chế tránh thai của thuốc các loại thuốc tránh thai khẩn cấp: - Thứ nhất là thuốc làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, cản trở sự di chuyển của tinh trùng vào sâu bên trong đường sinh sản để gặp trứng. - Thứ hai là thuốc có tác dụng ức chế sự rụng trứng của người phụ nữ. - Và thứ ba là trong trường hợp trứng đã rụng và được thụ tinh, thuốc sẽ làm thay đổi lớp niêm mạc tử cung (làm bong niêm mạc tử cung sớm) để ngăn cản trứng làm tổ trong buồng tử cung. * Xuất binh ngoài "tử cấm thành" vẫn có khả năng mang thai vì trước khi bạn nam cho binh lính ào át xuất quân thì trước đó bạn nam không hề biết đã có một đạo quân “trinh sát” với số lượng ít hơn nhưng chất lượng hơn đã được cử đi “thám thính” trước và có thể đã gặp nàng trứng xinh đẹp. . Những ngộ nhận khó tin về giới tính Đã qua cái thời “ngày xưa ta bé con con” với những ngộ nhận ngây thơ như nai tơ về giới tính kiểu như “uống chung chai nước. ngùng khi nói về chuyện giới tính. Thế nhưng, có một sự thật là những ngộ nhận của teen về giới tính thời @ đã được chuyển sang một cấp độ mới với những câu chuyện khiến các những người công. tạo – chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt) cho biết: “Rõ ràng tuổi mới lớn thời nay có một cái nhìn rất hiện đại về vấn đề giới tính. Qua đó, ta có thể thấy những kiến thức giới tính mà teen biết