Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa) 'Kẻ thù giấu mặt' cho giới văn phòng - Theo kết quả một nghiên cứu vừa được bệnh viện Nội tiết Trung ương công bố, hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường, chiếm khoảng 6% dân số. Sự kiện bệnh thường gặp trên chuyên mục Sức khỏe của Eva sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về các căn bệnh phổ biến trong cuộc sống như bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh phụ khoa và các bệnh theo mùa của mẹ và bé. Căn bệnh đe dọa tính mạng dân thành thị hơn nông thôn, đặc biệt người ít vận động và ưa fastfood. Nghiên cứu cho thấy, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người. Nghiên cứu cũng chỉ ra: 80% người mắc bệnh tiểu đường không thay đổi lối sống và 60% có kiểm soát đường huyết kém. 70% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh (nên không chữa trị) cho đến khi đã có biến chứng nguy hiểm (mù, suy thận, hoại tứ chi…). Đó là lý do vì sao trong năm 2010 đã có trên 32.000 người tử vong do các biến chứng của bệnh tiểu đường. Đáng ngại là, cách đây 10 năm tiểu đường chỉ xuất hiện ở độ tuổi từ 30- 65, nhưng nay trẻ em còn rất nhỏ tuổi cũng mắc bệnh này. Tiểu đường trong thai kỳ trở thành chuyện không lạ ở phụ nữ mang thai. Đặc biệt, 3% bệnh nhân tiểu đường còn rất trẻ, tuổi từ 25- 35, tập trung tại các thành phố lớn, trong giới công chức, làm nghề ít vận động cơ thể. Lỗi tại sống "Tây" Sở dĩ tiểu đường trở thành căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, theo phân tích của TS.BS Nguyễn Văn Tuấn, là do người Việt thay đổi nhanh về lối sống, về thành phần bữa ăn theo hướng "Tây hóa", thừa lipid, thừa các chất tồn dư bảo quản nhưng quá thiếu chất xơ, vitamin. Khiến cho tuyến tụy phải làm việc rất căng, đôi khi không điều chỉnh kịp lượng insulin để chuyển hóa các chất dinh dưỡng; gây ra tiểu đường type 2. Cụ thể Năm 1985, lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chỉ 1.8 g/ngày, nhưng đến năm 2005, con số này là 6.8 g/ngày, tức tăng gần 4 lần. Trong cùng thời gian lượng thịt đỏ cũng tăng từ 55 g/ngày lên 108 g/ngày (tăng 2 lần), nhưng lượng rau quả thì chỉ 200 g/ngày trong suốt 20 năm qua. Cộng vào đó là sự xuất hiện của nhiều nhà hàng fastfood khắp nơi. Hiện có khoảng 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa) Chưa kể, người dân càng ngày căng thẳng, lo âu và ngủ thiếu, ít vận động (đi xe gắn máy, xe ôtô nhiều hơn xe đạp). Gần 70% thanh niên Việt Nam hút thuốc lá. Còn bia rượu và nhậu nhẹt thì tràn lan. Nhầm lẫn "có bầu ăn cho 2 người" GS-BS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Hội Nội tiết và đái tháo đường VN ước tính có khoảng 2-10% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Hầu hết phụ nữ bị tiểu đường do mang thai sẽ hết bệnh sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, họ dễ mắc bệnh này trở lại trong lần mang thai sau và 50% các chị sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau. Điều đáng nói là các thai phụ Việt Nam thường chưa quan tâm phát hiện sớm tiểu đường, đa phần chỉ phát hiện được bệnh khi đi khám các triệu chứng bất thường của thai nhi, xét nghiệm đường máu. Nên không ít thai phụ tử vong vì các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Bệnh hay kèm với cao huyết áp, bệnh tim mạch, chuyển hóa và làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Theo GS. Khuê, phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao gồm đối tượng bị béo phì, trên 25 tuổi; gia đình có người bị tiểu đường; có tiền căn tiểu đường trong lần có thai trước; tiền sử sản khoa nguy cơ như sinh con to, thai dị tật, thai chết lưu, sẩy thai, sinh non tháng… Ngoài ra, tâm lý của các thai phụ "1 người ăn cho 2 người” nên cố ăn thật nhiều, lại ít vận động, dẫn đến tăng cân quá nhiều cũng là nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Tìm "kẻ thù giấu mặt"cho giới "ngồi nhiều" Các chuyên gia y tế cho rằng những người thuộc giới văn phòng với nhịp sống và làm việc bận rộn đang đối diện với nguy cơ tiểu đường sớm (từ tuổi 30 trở đi). Nguyên nhân chính là do thường xuyên bị thiếu ngủ, ăn uống thừa chất, ngồi một chỗ trong thời gian dài, ít vận động và stress. Tuy nhiên rất ít nhân viên văn phòng cho rằng cần phải tầm soát tiểu đường trước khi bệnh bộc lộ biến chứng nguy hiểm: tổn thương thần kinh ngoại vi, tổn thương thận, biến chứng mắt, tổn thương mạch máu và tim, nhiễm trùng hoặc phải tháo khớp (tay, chân) Những biến chứng trên có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, song nhận thức của đa phần người dân về bệnh còn hạn chế. Sau 7-10 năm khi bệnh đã bắt đầu xuất hiện biến chứng, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém. Nếu phát hiện và được chẩn đoán sớm, bệnh sẽ dễ điều trị, hạn chế khả năng chuyển sang giai đoạn tiểu đường. . có khoảng 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa) 'Kẻ thù giấu mặt' cho giới văn phòng - Theo kết quả một nghiên cứu vừa được bệnh viện Nội tiết Trung ương công. "1 người ăn cho 2 người” nên cố ăn thật nhiều, lại ít vận động, dẫn đến tăng cân quá nhiều cũng là nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Tìm "kẻ thù giấu mặt" ;cho giới "ngồi. "kẻ thù giấu mặt" ;cho giới "ngồi nhiều" Các chuyên gia y tế cho rằng những người thuộc giới văn phòng với nhịp sống và làm việc bận rộn đang đối diện với nguy cơ tiểu đường