Bé “lắm chiêu” khi đến giờ đi ngủ! Khi con bạn lớn hơn, việc từ chối vào giường mỗi đêm có thể sẽ là một trong những cách bé khẳng định “quyền tự chủ”. Con bạn lúc này có thể trở thành “em bé lắm chiêu” nhăm nhăm phá vỡ các quy tắc thông thường của mẹ, và việc từ chối vào giường mỗi đêm có thể sẽ là một trong những cách bé khẳng định “quyền tự chủ”. Vậy phải làm thế nào để lập lại khuôn khổ? Dạy con tự ngủ một mình. Nếu con bạn đã được ngủ giường riêng, bạn không nên cứ quanh quẩn bên cạnh để dỗ dành vì điều đó sẽ càng tạo cho bé thói quen ỷ lại, phải có mẹ mới chịu ngủ. Tốt nhất hãy dạy bé cách để tự dỗ mình ngủ, chẳng hạn như: thay đồ ngủ sạch sẽ, nhắm mắt và nằm yên… Bạn cũng có thể giao hẹn sẽ quay lại giường bé để kiểm tra sau 10 phút. Không dây dưa với con. Trẻ con rất hay mè nheo, đến giờ đi ngủ cũng không khá gì hơn. Trẻ con còn rất thích chơi cùng với mẹ nên chúng có thể sẽ kéo dài thời gian bằng những trò như đòi tới đòi lui một ly nước, nài nỉ bạn đến phòng vì hết lý do này đến lý do kia… Nếu ngờ rằng đó chỉ là “chiêu” của con thì bạn đừng làm theo. Bạn có thể nói cứng rằng “con phải lên giường đi ngủ ngay” và “con mà cứ làm trò thì bạn thỏ (mèo, cún…) sẽ cười đấy!” Bạn có thể tránh tình huống này bằng cách “đi trước đón đầu”, rót một ly nước và đặt lên bàn đầu giường con. Bạn cũng có thể cho phép con có thêm một yêu cầu, nhưng phải đặt ra giới hạn một cách cương quyết. Bé sẽ thích thú khi cảm thấy mình được chiều chuộng nhưng đồng thời cũng biết rằng không được yêu sách gì thêm nữa. Hãy dạy con cách tự dỗ mình vào giấc ngủ ngon (Ảnh: Inmagine) Cho con quyền chọn lựa. Lúc này bé con của bạn đã bắt đầu tập tành tính độc lập, vậy hãy tạo cho bé cảm giác là bé “có quyền”: quyền lựa chọn câu chuyện kể trước lúc ngủ, bộ đồ ngủ yêu thích hay con thú ôm nào đó. Nhưng chỉ nên có 2-3 lựa chọn để không quá tốn thời gian. Không nên hỏi: “Con có muốn đi ngủ bây giờ không?” thay vào đó, hãy hỏi: “Con muốn đi ngủ bây giờ hay 5 phút nữa?” Dù chưa muốn ngủ nhưng bé vẫn sẽ phải chọn một. Nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Bé có thể khóc lóc hay nài nỉ xin một ngoại lệ để trì hoãn việc đi ngủ. Bạn sẽ xiêu lòng nhưng cố gắng không thỏa hiệp nhé! Hãy nói nhẹ nhàng nhưng nhấn mạnh rằng “đã đến lúc con phải ngủ rồi!” Nếu bạn gật đầu một lần cho yêu cầu: “Cho con 5 phút nữa thôi,” thì bạn sẽ lại phải nghe câu đó nhiều lần nữa. Nếu bé lăn ra nằm vạ, hãy lờ đi và làm như bạn đã nổi giận thực sự rồi. Bạn càng tỏ ra e ngại, bé sẽ càng lấn tới đấy. Cho con sang ngủ giường. Khi con được khoảng từ 2 tuổi rưỡi đến 4 tuổi, chiếc cũi đã không còn phù hợp nữa, và bố mẹ nên cho bé chuyển sang chiếc giường đơn riêng. Bạn có thể giải thích với con lý do: “con đã lớn và cao hơn,” “con sẽ trở thành 1 chàng trai lớn” “con sắp cao lớn bằng mẹ rồi”… Và nhân tiện dạy cho bé vài thứ như làm thế nào để tự ngủ một mình hoặc khi mắc tiểu giữa đêm bé phải tự đi toilet như thế nào… Chuyển qua giường cũng là “thời điểm quan trọng” với bé, vì thế bạn nên tranh thủ tạo ra vài quy tắc mới cho việc đi ngủ, như là mấy giờ thì phải vào giường, mỗi khi ngủ thì chỉ nghe mấy câu chuyện kể… Sau thời gian dài ngủ trong cũi, có thể bé sẽ không chịu nằm trên chiếc giường lớn mới. Nếu con không chịu nằm giường hoặc thức dậy phản ứng giữa đêm, hãy dỗ dành dịu dàng. Bạn cứ kiên nhẫn vài lần sẽ thành công thôi . Bé “lắm chiêu” khi đến giờ đi ngủ! Khi con bạn lớn hơn, việc từ chối vào giường mỗi đêm có thể sẽ là một trong những cách bé khẳng định “quyền tự chủ”. Con. “Con có muốn đi ngủ bây giờ không?” thay vào đó, hãy hỏi: “Con muốn đi ngủ bây giờ hay 5 phút nữa?” Dù chưa muốn ngủ nhưng bé vẫn sẽ phải chọn một. Nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Bé có thể khóc. tiện dạy cho bé vài thứ như làm thế nào để tự ngủ một mình hoặc khi mắc tiểu giữa đêm bé phải tự đi toilet như thế nào… Chuyển qua giường cũng là “thời đi m quan trọng” với bé, vì thế bạn