Trần Cảnh – Trần Thái Tông Hoàng đế (Mậu Dần 1218-Đinh Sửu 1277) Trần Cảnh - Trần Thái Tông (Mậu Dần 1218-Đinh Sửu 1277) Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗 ; tên thật là Trần Cảnh 陳煚 ; sinh ngày 16 tháng 6, vua mở nghiệp nhà Trần, Thiền gia, miếu hiệu Thái Tông. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định, ông là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225-1258), làm Thái Thượng Hoàng 19 năm. Ông được vợ là Lý Chiêu Hoàng, nữ hoàng đầu tiên và là nhà vua cuối cùng của nhà Lý nhường ngôi. Triều đại ông việc chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh. Chính ông cũng chuyên tâm nghiên cứu Phật học và sùnh mộ Đạo Phật nhưng không xem thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển. Năm Đinh Tị 1257 ông đã đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược để lại tiếng vang trong lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, nhân dân an cư, lạc nghiệp phần nào giúp ông thư thái trong tâm hồn. Do đó ông có đủ thời giờ lo tu niệm, trước tác nhiều kinh thánh về Phật giáo. Ngày 14-1 năm Đinh Sửu (4-5-1277) ông mất, hưởng dương 59 tuổi, làm vua được 33 năm. Các tác phẩm chính của ông: Khóa hư lục Thiền tông chỉ nam tự Kiến trung thường lệ Quốc triều thông chế Trần Thái Tông ngự tập Trần Cao Vân (hiệu: Bạch Sĩ; 1866 - 1916) Trần Cao Vân (hiệu: Bạch Sĩ; 1866 - 1916), sĩ phu yêu nước Việt Nam trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Quê: làng Tư Phú, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tham gia phong trào Cần Vương. Phong trào bị tan vỡ, vào Bình Định dạy học. Năm 1898, cùng Võ Trứ lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp tại Phú Yên. Bị bắt giam hai lần. Năm 1908, cùng Thái Phiên vận động binh lính (sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu) khởi nghĩa ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đã liên hệ với vua Duy Tân, được giao viết "Chiếu khởi nghĩa". Kế hoạch bại lộ, bị bắt cùng vua và bị giết ngày 17.5.1916. Hiện còn một ít bài thơ: "Côn Lôn cảm tác" (2 bài) và "Côn Lôn phong cảnh ca" (đều viết lúc bị đày ở Côn Đảo); "Thơ tuyệt mệnh" làm trước lúc bị chém với khí phách kiên cường, bất khuất. Trần Đăng Ninh (cg. Nguyễn Tuấn Đáng; 1910 - 55) Trần Đăng Ninh (cg. Nguyễn Tuấn Đáng; 1910 - 55), nhà hoạt động cách mạng và quân sự, chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (sau là Tổng cục Hậu cần) Quân đội Nhân dân Việt Nam (1950 - 55). Quê: Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Hoạt động cách mạng từ 1930; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1936), uỷ viên Thành uỷ Hà Nội (1939), xứ uỷ viên Bắc Kỳ (1940); khi khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, được cử về Bắc Sơn tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng, lập uỷ ban cách mạng, tổ chức du kích, xây dựng căn cứ. Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5.1941), bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Hai lần bị Pháp bắt giam, kết án tù chung thân, hai lần vượt ngục. Tháng 3.1945, uỷ viên Uỷ ban Quân sự cách mạng Bắc Kỳ, phụ trách Chiến khu Hoàng Hoa Thám. Tháng 8.1945, được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Uỷ ban Khởi nghĩa Toàn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đặc phái viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ; đặc trách xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, trưởng ban Ban Kiểm tra của Trung ương Đảng, phó tổng Thanh tra Chính phủ (1946 - 49). Trong Chiến dịch biên giới (1950), trực tiếp làm trưởng ban cung cấp Chiến dịch. Uỷ viên Tổng quân uỷ (1950 - 55), uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá II. Huân chương Độc lập hạng nhất, Quân công hạng hai, Chiến thắng hạng nhất, vv. . Trần Cảnh – Trần Thái Tông Hoàng đế (Mậu Dần 1218-Đinh Sửu 1277) Trần Cảnh - Trần Thái Tông (Mậu Dần 1218-Đinh Sửu 1277) Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗 ; tên thật là Trần Cảnh 陳煚 ;. lệ Quốc triều thông chế Trần Thái Tông ngự tập Trần Cao Vân (hiệu: Bạch Sĩ; 1866 - 1916) Trần Cao Vân (hiệu: Bạch Sĩ; 1866 - 1916), sĩ phu yêu nước Việt Nam trong phong trào kháng. phong cảnh ca" (đều viết lúc bị đày ở Côn Đảo); "Thơ tuyệt mệnh" làm trước lúc bị chém với khí phách kiên cường, bất khuất. Trần Đăng Ninh (cg. Nguyễn Tuấn Đáng; 1910 - 55) Trần