Trang 1/2 - Mã đề thi 134 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 112 Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại: A. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV. B. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II C. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III D. Nhóm I ( trừ hidro ) Câu 2: Câu nói hoàn toàn đúng là: A. Kim loại nhẹ là kim loại có thể dùng dao cắt ra. B. Dãy điện hoá của kim loại là một dãy những cặp oxi hoá – khử được xắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các kim loại và chiều giảm dần tính khử của các ion kim loại. C. Fe 2+ có thể đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng này nhưng cũng có thể đóng vai trò chất khử trong phản ứng khác. D. Cặp oxi hoá khử của kim loại là một cặp gồm một chất oxi hoá và một chất khử. Câu 3: Các ion kim loại Ag + , Fe 2+ , Ni 2+ , Cu 2+ , Pb 2+ có tính õi hóa tăng dần theo chiều: A. Fe 2+ < Ni 2+ < Pb 2+ < Ag + < Cu 2+ . B. Ni 2+ < Fe 2+ < Pb 2+ <Cu 2+ < Ag + . C. Fe 2+ < Ni 2+ < Cu 2+ < Pb 2+ < Ag + . D. Fe 2+ < Ni 2+ < Pb 2+ <Cu 2+ < Ag + . Câu 4: Vai trò của Fe trong phản ứng Cu + 2Fe(NO 3 ) 3 = Cu(NO 3 ) 2 + 2Fe(NO 3 ) 2 là: A. chất trao đổi. B. chất bị khử. C. chất bị oxi hoá. D. chất khử. Câu 5: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO 3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là: A. 5,4g B. 2,16g C. giá trị khác. D. 3,24g Câu 6: Trường hợp không xảy ra phản ứng là: A. Cu + (dd) HCl B. Fe + (dd) CuSO 4 C. Cu + (dd) Fe 2 (SO 4 ) 3 D. Cu + (dd) HNO 3 Câu 7: Ngâm 1 đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, sấy khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO 4 là: A. 1,5 M. B. 0,7 M. C. 0,5 M. D. 0,6 M. Câu 8: Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do: A. Các kim loại đều là chất rắn. B. Trong kim loại có các electron tự do. C. Trong kim loại có các electron hoá trị. D. Có nhiều kiểu mạng tjinh thể kim loại. Câu 9: Kim loại có các tính chất vật lý chung là: A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 10: Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết: A. Kim loại. B. Ion C. Kim loại và cộng hoá trị. D. Cộng hoá trị. Câu 11: Cho 0,1mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO 3 1M thì dung dịch thu được chứa: A. Fe(NO 3 ) 3 B. AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 2 C. AgNO 3 D. AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 3 Câu 12: Khi cho các chất: Ag, Cu, CuO, Al, Fe vào dung dịch axit HCl thì các chất đều bị tan hết là: A. Al, Fe, Ag B. Cu, Ag, Fe C. CuO, Al, Fe D. Cu, Al, Fe Câu 13: Khi nung nóng Fe với chất nào sau đây thì tạo ra hợp chất sắt (II) : A. O 2 B. S C. Cl 2 D. Dung dịch HNO 3 Câu 14: Cặp gồm 2 kim loại đều không tan trong dung dịch HNO 3 đặc, nguội là: A. Ag, Fe B. Fe, Al C. Zn, Fe D. Cu, Al Câu 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử các chất rắn NaCl, I 2 và Fe thuộc loại liên kết: A. I 2 : cộng hoá trị. B. tất cả đều đúng. C. NaCl: ion. D. Fe: kim loại. Câu 16: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự: A. Tất cả đều sai. B. Cu < Al < Ag C. Al < Ag < Cu D. Al < Cu < Ag Câu 17: Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe 2+ /Fe; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ . Từ trái sang phải tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự Fe 2+ , Cu 2+ , Fe 3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe 2+ . Điều khẳng định nào sau đây là đúng: A. Cu có khả năng tan được trong dung dịch FeCl 2 . B. Fe có khả năng tan được trong các dung dịch FeCl 3 và CuCl 2 . C. Fe không tan được trong dung dịch CuCl 2 . D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl 2. Trang 2/2 - Mã đề thi 134 Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tạo nên hợp kim B. Tinh thể xêmentit Fe 3 C thuộc loại tinh thể dung dịch rắn. C. Hợp kim là hỗn hợp gồm nhiều kim loại khác nhau. D. Hợp kim thường mềm hơn các kim loại tạo nên hợp kim. Câu 19: Trong các phản ứng hoá học, vai trò của kim loại và ion kim loại là: A. Kim loại là chất khử, ion kim loại là chất oxi hoá. B. Kim loại là chất khử, ion kim loại có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử. C. Kim loại là chất oxi hoá, ion kim loại là chất khử. D. Đều là chất khử. Câu 20: Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , Pb(NO 3 ) 2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự sau:( ion đặt trước sẽ bị khử trước) A. Pb 2+ ,Ag + , Cu 2 B. Ag + , Cu 2+ , Pb 2+ C. Ag + , Pb 2+ ,Cu 2+ D. Cu 2+ ,Ag + , Pb 2+ Câu 21: Cu tác dụng với dung dịch bạc nitrat theo phương trình ion rút gọn: Cu + 2Ag + = Cu 2+ + 2 Ag. Trong các kết luận sau, kết luận sai là: A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. B. Ag có tính khử yếu hơn Cu. C. Ag + có tính oxi hoá mạnh hơn Cu 2+ . D. Cu 2+ có tính oxi hoá yếu hơn Ag + . Câu 22: Dung dịch FeSO 4 có lẫn tạp chất CuSO 4 . Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất đó: A. Bột Cu dư, lọc. B. Bột Al dư, lọc. C. Bột Ag dư, lọc. D. Bột Fe dư, lọc. Câu 23: Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí của 1 số cặp oxi hoá - khử được sắp xếp như sau: Al 3+ /Al; Fe 2+ /Fe; Ni 2+ /Ni; Cu 2+ /Cu; Fe 3+ /Fe 2+ ; Ag + /Ag; Hg 2+ /Hg; Au 3+ /Au. Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Cu, Ag, Hg, Au kim loại tác dụng với dung dịch muối sắt III là dung dịch nào sau đây: A. Al, Fe, Ni, Cu. B. Cu, Ag, Hg, Au. C. Al, Fe, Ni, Hg. D. Fe, Ni, Ag, Au. Câu 24: Hoà tan kim loại m vào dung dịch HNO 3 loãng không thấy khí thoát ra. Kim loại M là: A. Pb B. Mg C. Cu D. Ag Câu 25: Liên kết trong hợp kim là liên kết: A. ion. B. kim loại. C. kim loại và cộng hoá trị. D. cộng hoá trị. Câu 26: ý nào không đúng không đúng khi nói về nguyên tử kim loại: A. Bán kính nguyên tử tương đối lớn hơn so với phi kim trong cùng một chu kỳ. B. Số electron hoá trị thường ít hơn so với phi kim. C. Năng lượng ion hoá của kim loại lớn. D. Lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hoá trị tương đối yếu. Câu 27: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là: A. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao. B. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng. C. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học. D. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện. Câu 28: Tính chất hoá học chung của ion kim loại M n+ là: A. Tính khử. B. Tính oxi hoá. C. Tính hoạt động mạnh. D. Tính khử và tính oxi hoá. Câu 29: Nhóm kim loại không tan trong cả axit HNO 3đ nóng và axit H 2 SO 4đ nóng là: A. Pt, Au B. Ag, Pt, Au C. Cu, Pb D. Ag, Pt Câu 30: Ngâm 1 vật bằng đồng có khối lượng 5g trong 250g dung dịch AgNO 3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO 3 trong dung dịch giam 17%. Khối lượng vật sau phản ứng là: A. 5,44g B. giá trị khác. C. 6,08g D. 5,76g Câu 31: Cho Na kim loại lượng dư vào dung dịch CuCl 2 sẽ thu được kết tủa là: A. Cu(OH) 2 B. Cu C. tất cả đều đúng. D. CuCl Câu 32: Phương trình phản ứng hoá học sai là: A. Cu + 2Fe 3+ = 2Fe 2+ + Cu 2+ . B. Cu + Fe 2+ = Cu 2+ + Fe. C. Zn + Pb 2+ = Zn 2+ + Pb. D. Al + 3Ag + = Al 3+ + Ag. Câu 33: Kim loại Zn có thể khử được kim loại nào sau đây: A. Mg 2+ . B. Na + . C. Ba 2+ . D. H + . HẾT Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. . Trang 1/2 - Mã đề thi 134 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 112 Câu 1: Trong bảng hệ. trong dung dịch CuCl 2 . D. Cu có khả năng tan được trong dung dịch CuCl 2. Trang 2/2 - Mã đề thi 134 Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp. cả đều đúng. C. NaCl: ion. D. Fe: kim loại. Câu 16: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự: A. Tất cả đều