Shakespeare dạy ta về hợp đồng Xã hội nói chung vẫn hay nhìn doanh nhân là loại người lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền, vì trong doanh nhân không ít người lúc nào cũng chỉ nói đến tiền, cậy vào tiền để giải quyết mọi quan hệ trên đời. Và vì vậy người ta cứ tưởng trái tim doanh nhân đã bị đồng tiền thôn tính, ngoài tiền ra chẳng còn chỗ nào dành cho tình cảm con người, cho văn học nghệ thuật Thực ra, số lớn doanh nhân cũng là những người sống khá tình cảm, và thưởng thức văn học nghệ thuật là một nhu cầu lớn của không ít doanh nhân. Hơn nữa, qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, doanh nhân có thể học được bao điều bổ ích cho cuộc sống và công việc kinh doanh của mình. Shakespeare, đại văn hào người Anh, đã để lại cho nhân loại một kho tàng văn học đồ sộ. Là doanh nhân, đọc các vở kịch của ông, trên góc độ nghề nghiệp, tôi thấy thích thú và thấm thía nhất câu chuyện “Người lái buôn thành Venice”. Tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp về những điều tôi học được ở câu chuyện này. Chuyện kể rằng vào thời kinh doanh thịnh trị ở thành Venice cổ xưa, có kẻ cho vay nặng lãi tên là Isac và chàng thương nhân Antonio tuy cùng trong giới kinh doanh nhưng không bao giờ ưa nhau. Một ngày kia, Antonio cần một khoản vốn lớn để thực hiện một thương vụ buôn hàng từ nơi khác về, nhưng không thể kiếm đủ vốn, đành tìm tới Isac để hỏi vay. Isac đồng ý cho Antonio vay với điều kiện khá lạ kỳ: đến ngày đáo hạn, nếu Antonio không trả được nợ thì Isac có quyền thu nợ bằng cách xẻo lấy một lượng thịt trên người Antonio ngang với trọng lượng vàng đã vay. Antonio tin tưởng thương vụ của mình chắc chắn sẽ thành công, mình sẽ trả nợ đúng hạn nên không hề ngần ngại, ký ngay vào khế ước vay của Isac với điều kiện như trên. Ngờ đâu trên đường chở hàng về, tàu của chàng gặp bão, không về được như lộ trình đã tính toán. Tới ngày đáo hạn nợ, Antonio không trả được số vàng đã vay, Isac mang khế ước cho vay ra toà, yêu cầu toà cho phép Isac được thực thi khế ước. Để cứu Antonio, người yêu của chàng đã giả dạng làm luật sư ra toà chứng kiến việc thực thi khế ước. Khi Isac hí hửng tiến gần tới Antonio để ra tay xẻo thịt chàng thì “luật sư” của chàng mới lên tiếng nhắc hắn: Đúng, trong khế ước có quy định đến ngày đáo hạn mà bên đi vay không trả được vàng thì bên cho vay có quyền xẻo thịt trên cơ thể của bên đi vay ngang với trọng lượng vàng đã vay. Song khế ước chỉ cho phép Isac được xẻo thịt Antonio đúng bằng trọng lượng vàng mà chàng đã vay, không hơn không kém, và đồng thời không có điều khoản nào cho phép hắn được làm chảy máu chàng. Nếu xẻo hơn hay kém, nếu làm chảy máu chàng, hắn sẽ vi phạm khế ước và bị pháp luật trừng trị. Isac chưng hửng, vì làm sao có thể xẻo thịt Antonio đúng trọng lượng và không gây chảy máu! Còn Antonio xiết bao vui mừng vì người yêu đã hết sức thông minh vận dụng kẽ hở trong khế ước để cứu được tính mạng chàng. Gấp lại câu chuyện, tôi mới ngẫm chính Shakespeare đã dạy ta một bài học cực hay về hợp đồng. Đó là ý chí của hai bên phải được thể hiện đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng đến từng chi tiết nhỏ nhất trong văn bản ký kết thì mới có cơ sở để ràng buộc nhau thực hiện nghiêm túc hợp đồng. Ngoài ra, bất cứ ai đã “đi buôn” như Antonio thì không thể chủ quan, phải lường trước mọi rủi ro để phòng, tránh, phải biết dựa vào các tư vấn, luật sư để hỗ trợ cho mình, nhất là khi mình lâm vào thế bí. Các bạn có đồng ý với tôi như vậy không? . Shakespeare dạy ta về hợp đồng Xã hội nói chung vẫn hay nhìn doanh nhân là loại người lúc nào cũng chỉ nghĩ. ước để cứu được tính mạng chàng. Gấp lại câu chuyện, tôi mới ngẫm chính Shakespeare đã dạy ta một bài học cực hay về hợp đồng. Đó là ý chí của hai bên phải được thể hiện đầy đủ, chặt chẽ, rõ. thú và thấm thía nhất câu chuyện “Người lái buôn thành Venice”. Tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp về những điều tôi học được ở câu chuyện này. Chuyện kể rằng vào thời kinh doanh thịnh trị