1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG GIỮA ÂM ĐẦU “L” CỦA ÂM HÁN VIỆT VÀ THANH MẪU TIẾNG TRUNG HIỆN ĐẠI pptx

5 429 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 382,11 KB

Nội dung

Nguyễn Hồng Thanh Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ TÓM TẮT Đề tài tìm hiểu mối quan hệ đối ứng giữa âm đầu “l” của âm Hán Việt và thanh mẫu tiếng Trung hiện đại thông qua ph

Trang 1

TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ ĐỐI ỨNG GIỮA ÂM ĐẦU “L”

CỦA ÂM HÁN VIỆT VÀ THANH MẪU TIẾNG TRUNG HIỆN ĐẠI

EXPLORE THE RECIPROCAL RELATIONSHIP BETWEEN THE SOUND “L” SOUND OF THE HAN-CHINESE AND CHINESE MODERN CONSANANT

SVTH: Huỳnh Thể Na

Lớp 07cnt01, Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ

GVHD: ThS Nguyễn Hồng Thanh

Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ

TÓM TẮT

Đề tài tìm hiểu mối quan hệ đối ứng giữa âm đầu “l” của âm Hán Việt và thanh mẫu tiếng Trung hiện đại thông qua phân tích, thống kê dựa trên nguồn dữ liệu gồm 593 chữ Hán nhằm tìm

ra qui luật chung nhất trong mối quan hệ đối ứng của hai loại ngôn ngữ Từ đó giúp cho sinh viên, những người có hứng thú về ngữ âm tiếng Hán có thể hiểu biết sâu về mối quan hệ này, đồng thời khắc phục khó khăn trong giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Trung cũng như việc mở rộng hiểu biết

về ngôn ngữ đích

ABSTRACT

The article aims at researching the reciprocal relationship between the first the syllable “l”

of the Han-Vietnamese and the modern Chinese sound by analyzing, statisting based on the resources which include 593 Chinese characters to find out the most general rule about the reciprocal relationship of the tow languages The research helps the students who are interested in Chinese language not only have a deep knowledge about this relationship but also overcome the difficulties in the first stage of learning Chinese as well as widen their knowledge about the aiming language

1 Đặt vấn đề

Lịch sử ngàn năm bắc thuộc của Dân tộc Việt Nam đã tạo nên sự giao thoa văn hóa ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt Với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã sử dụng thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt- tiếng nói truyền miệng Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán Việt Theo thống kê của các nhà nghiên cứu hiện nay lượng từ gốc Hán trong hệ thống từ vựng tiếng Việt chiếm khoảng 75% Sự giao thoa về mặt ngữ nghĩa và ngữ âm giữa hai thành tố Hán – Việt trước kia (theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn sự giao thoa rõ nét nhất diễn ra vào giai đoạn nhà Đường, trước và sau giai đoạn này cũng có hiện tượng giao thoa ngôn ngữ nhưng diễn ra không toàn diện và ồ ạt như giai đoạn trên) có ảnh hưởng gì đến sự phát triển nội tại của hai loại ngôn ngữ Trung – Việt hiện nay hay không và nguồn gốc của sự giao thoa này có giúp ích gì cho người Việt Nam trong quá trình học tiếng Trung hay không? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Ai cũng thừa nhận khi học tiếng Trung rằng tiếng Trung là một ngôn ngữ rất phức tạp và rất khó đọc, khó viết Nhưng có một điều mà người học tiếng Trung đều cảm thấy

Trang 2

thú vị là khi đọc tiếng Trung ta thấy rất gần với cách đọc của âm Hán Việt của chúng ta và

có nhiều từ chúng ta không biết cách viết nhưng biết cách đọc nhờ vào việc ghép âm Hán Việt Vấn đề là chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ logic giữa ngữ âm tiếng Hán và

âm Hán Việt vào thực tế để khi giao tiếp chúng ta phản ứng linh hoạt hơn

Từ những vấn đề trình bày trên, việc “tìm hiểu mối quan hệ đối ứng giữa âm đầu

“l” của âm Hán Việt và thanh mẫu tiếng Trung hiện đại” là một việc làm cần thiết vì người viết không tự bằng lòng vào sự giải thích chung chung về nguồn gốc mối quan hệ giữa thanh mẫu tiếng Trung và phụ âm đầu âm Hán Việt nên đưa ra cách kiến giải của mình nhằm cho sinh viên cũng như những người có hứng thú về ngữ âm tiếng Hán có thể hiểu biết sâu về mối quan hệ này đồng thời khắc phục khó khăn trong giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Trung cũng như việc mở rộng hiểu biết về ngôn ngữ đích

2 Kết quả thu được của đề tài nghiên cứu

2.1 Lý giải nguồn gốc của vấn đề

Trên cơ sở kết quả đối chiếu thu được chúng tôi phát hiện có 577/ 593 (chiếm 97.3%) chữ Hán có âm đầu của âm Hán Việt tương ứng với thanh mẫu /l/ của tiếng Trung hiện đại 16/ 593 (chiếm 2.7%) chữ Hán không có mối quan hệ đối ứng này Trong số này mối quan hệ đối ứng là Hán Việt /l/ sang tiếng Trung /y/ là ba chữ (滟 [liễm/yan4],杳[liểu/yao3], 轧[loát/ya4]); sang tiếng Trung /j/ là ba chữ (屦窭[lũ/ju4[ ,拣[luyến/jian3]); sang tiếng Trung /ch/ là hai chữ (螭黐[li/chi3]); sang tiếng Trung /n/ là hai chữ (辇[liễn/nian3], 弄[lộng/nong4]); sang tiếng Trung /d/ là một chữ (棣[lệ/di4]); sang tiếng Trung /r/ là một chữ (嬈[liễu/rao2]); sang tiếng Trung /w/ là một chữ (湾[loan/wan1]); sang tiếng Trung /sh/ là một chữ (刷[loát/shua1]); sang tiếng Trung /g/ là một chữ (纶[luân/guan1]); sang tiếng Trung /zh/ là một chữ (繇[lựu/zhou4]) Ở chiều ngược lại thanh mẫu /l/ của tiếng Trung hiện đại đối ứng với âm /l/ của âm Hán Việt là 582/593 chữ (chiếm 98.1%), quan hệ không đối ứng là 11/593 (chiếm 1.9%), trong đó âm tiếng Trung /l/ sang âm Hán Việt /th/ có hai chữ (鬎[la1/thích], 脸[lian3/thiểm]); sang âm Hán Việt /n/ có hai chữ (羸[la4/nuy]; 卵[luan3/noãn]); sang âm Hán Việt /kh/ có hai chữ (倮, 裸[luo3/khỏa[); sang âm Hán Việt /k/ có một chữ (脸[lian3/kiểm[); sang âm Hán Việt /r/ có một chữ (噜[lu1/rô]); sang âm Hán Việt /s/ có một chữ (率[lǜ/ soát]); sang âm Hán Việt /d/ có một chữ (醪[lao2/dao]); sang âm Hán Việt /nh/ có một chữ (赁[lin4/ nhẫm])

Từ kết quả thu được chúng ta có thể kết luận quan hệ phụ âm /l/ giữ âm Hán Việt

và tiếng Trung là mối quan hệ đối ứng, dựa vào quan hệ đối ứng này, khi người Việt Nam học tiếng Trung có thể căn cứ trên âm Hán Việt để phán đoán thanh mẫu của tiếng Trung

và đây cũng là một lợi thế của người Việt Nam khi học tiếng Trung

Tuy nhiên kết quả này cũng đặt ra một vấn đề, mối quan hệ đối ứng này không phải

là hiện tượng ngẫu nhiên nhưng phải chăng nó có một mối quan hệ logic nào đó Từ sau

Trang 3

Ngô Quyền xây dựng nước nhà độc lập, sự giao thoa về mặt ngôn ngữ không còn mật thiết như giai đoạn trước đây Sự phát triển của hai ngôn ngữ hầu như phát triển độc lập chứ không còn cộng hưởng như trước đây Mỗi loại ngôn ngữ đều phát triển trên cơ sở những vấn đề nội tại của ngôn ngữ đó phải chăng đây chính là sự đặc điểm phát triển cùng nguồn gốc của một loại hình ngôn ngữ nào đó

Mặt khác một số hiện tượng ngoài qui luật phải chăng nguyên nhân của sự thay đổi

là do ảnh hưởng của ngôn ngữ bản địa hay là ẩn chứa trong đó còn có những tầng lịch sử ngữ âm của các thời đại khác nhau?

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu, sử dụng phương pháp truy nguyên chúng tôi phát hiện nguyên nhân của qui luật này chính do nguồn gốc từ âm trung cổ của tiếng Hán

Âm /l/ của Âm Hán Việt và âm /l/ của tiếng Trung có nguồn gốc từ thanh mẫu lai(来母) của âm Hán trung cổ, xa hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc như WangLi, FanWuYun … thống nhất cho rằng thanh mẫu lai(来母) của tiếng Hán trung cổ có một bộ phần có nguồn gốc từ thanh mẫu nê (泥母) và thanh mẫu vân (云母), điều này dẫn đến chúng tôi có thể phán đoán một số quan hệ đối ứng giữa âm /l/ của âm Hán Việt và âm /n/, /y/, /j/ của tiếng Trung là mối quan hệ đồng nguyên từ âm Hán thượng cổ Tuy nhiên để chứng minh được vấn đề này cần phải có sự khảo sát toàn diện và chuyên sâu hơn nữa Chúng tôi hy vọng rằng sau này có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu để minh chứng cho phán đoán của mình

Ngoài ra, một số âm đọc trong âm Hán Việt, theo tác giả Thiều Chửu thì đó là cách đọc theo thói quen của người Việt Tuy nhiên xét từ góc độ lịch sử ngữ âm thì cách đọc này có thể có căn nguyên của nó Phải chăng do chịu sự ảnh hưởng của qui luật ngôn ngữ tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đã làm thay đổi cách đọc hay chăng cách đọc này có nguồn gốc khác nhau? Chúng tôi thiên về giả thiết thứ hai Truy nguyên nguồn gốc âm đọc của các chữ ngoại lệ này thì phần lớn những chữ này trong tiếng Hán cổ đại đều là chữ đa

âm, điều này có nghĩa là âm đọc của những chữ này có nguồn gốc khác nhau về âm vận học Chúng tôi phỏng đoán âm đọc Hán Việt của những chữ này (mà theo Thiều Chửu là quen đọc) có khả năng người Việt Nam căn cứ theo qui luật phản thiết từ nguồn gốc khác

để tạo nên âm đọc Hán Việt (vấn đề này xin xem phần giải thích cụ thể một số âm đọc ngoại lệ)

2.2 Tìm hiểu và giải thích nguồn gốc của một số hiện tượng ngoài quy luật

Như phần trên đã giới thiệu, tổng cộng có 37 chữ không theo qui luật đối ứng Để tìm hiểu được nguyên nhân của nó đòi hỏi phải có kiến thức hơn nữa Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ thử giải thích một số hiện tượng mang tính điển hình nhất trong số hiện tượng ngoài qui luật

2.2.1 [鬎] HV: / thích /, TV: /là/

Kết cấu của chữ là kết cấu hình thanh, biên bàng “lạt” [剌] là thanh, đọc /là/ như vậy thì nó không liên quan đến chữ “thích” ở đây Vậy thì sự thay đổi không phải do bản thân nó mà do yếu tố tác động bên ngoài Theo suy luận của người viết thì khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, trong giai đoạn đầu du nhập chủ yếu bằng đường khẩu ngữ nên khi đến thời Trung cổ khi chữ viết đã xuất hiện thì người Việt Nam đã nhầm lẫn giữa chữ[剌]

Trang 4

“lạt” và chữ [刺] “thích” vì khi nhìn một cách khái quát thì cách viết của hai chữ này rất giống nhau, do vậy mà chữ鬎 đọc là /là/ nhưng lại có âm Hán Việt là “thích”

2.2.2 [ 脸] HV: /liễm/, /thiểm/, /kiểm/ TV: /liǎn/

Theo tiến trình ngữ âm của tiếng Hán trong thời thượng cổ khi chữ này du nhập vào Việt Nam thì phát triển theo 2 hướng khác nhau, một hướng phát triển theo quy luật âm Hán Việt bắt nguồn từ thanh mẫu [来] “lai”, phiên thiết [力减] “lực giảm” theo quy luật phiên thiết thì nó phải là “lảm” vì vậy người Việt đã việt hóa thành “liễm” để phù hợp với quy luật ngữ âm tiếng Việt Và nó giữ nguyên gốc thanh mẫu của quy luật

Cũng trong thời thượng cổ chữ này phát triển theo một hướng khác, lấy thanh mẫu

từ [清] “thanh”, vận mẫu [盐] “diêm”, thanh điệu [平] “âm bình”, phiên thiết là [七廉]“thất liêm” vậy theo quy luật phiên thiết Hán Việt thì đây là “thiểm”

Đến thời trung cổ thì chữ này xuất hiện thêm âm Hán Việt “kiểm” Sự phát sinh này do chính bản thân tiến trình ngữ âm Hán ngữ của chữ Lấy thanh mẫu từ [见] “kiến”, vận mẫu [盐] “diêm”, thanh điệu[上], phiên thiết [居奄]“cư yểm” khi phiên thiết qua âm Hán Việt thì từ này chiu sự tác động của quy luật biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, do đó đã

bị thay đổi diện mạo so với dạng ngữ âm Hán-Việt ban đầu để phù hợp với quy luật ngữ

âm tiếng Việt và trở thành âm “kiểm”

2.2.3 [ 噜] HV: /rô/ TV: /lū/

Trong tiến trình ngữ âm của Hán ngữ thì chữ này không xuất hiện, nó có vẫn giữ nguyên một âm gốc là <lỗ> phù hợp với quy luật thanh mẫu “lai”[来], nhưng trong cách đọc của người Việt còn tồn tại một âm Hán Việt nữa là “rô” theo người viết thì chữ “rô” này chịu ảnh hưởng của phương ngữ tiếng Hán nhưng do cứ liệu không đầy đủ nên người viết không thể đưa ra nhận định chính xác là ảnh hưởng của phương ngữ cụ thể nào

2.2.4 [卵] HV: /noãn/ TV: /luǎn/

Trong tiến trình ngữ âm của Hán ngữ thì chữ này du nhập vào Việt Nam từ thời thượng cổ Lấy thanh từ“lai”[来], vận mẫu [桓] “hoàn”, thanh điệu [上] “thượng thanh”, phiên thiết[盧管]“lô quản” theo quy luật phiên thiết Hán Việt thì đây là “luản” và theo quy luật ngữ âm tiếng Việt thì âm Hán Việt của chữ này là “loãn” Nhưng trong âm tiếng Hán hiện đại thì âm Hán Việt của từ này là “noãn”, theo tiến trình ngữ âm Hán ngữ của chữ này thì nó du nhập vào Việt Nam trong thời Thượng cổ nghĩa là trong giai đoạn đầu do đó nó

bị ảnh hưởng của phương ngữ tiếng Hán cụ thể đó là phương ngữ Quảng Tín Vì vậy mà thanh mẫu “l” bị biến thành phụ âm “n”

2.2.5 [裸] HV: /khỏa/ TV: /luǒ/

Chữ này có hai âm, dị thể tự[倮], chữ gốc裸, căn cứ tập vận thì nó có hai âm đọc

“lỏa, khỏa”, âm đọc chính là “lỏa” Theo quy luật phát triển ngữ âm chữ hán thì âm đọc

“lỏa” hợp quy luật với phiên thiết Hán Việt [鲁果] “lỗ quả” thành “lỏa” Nhưng bản thân

nó còn mang một âm nữa là “khỏa”, trong quá trình phát triển không có gì dị biệt, do đó

Trang 5

theo người viết thì sự thay đổi này một là do thói quen người Việt vì người Việt có từ

thường dùng là “khỏa thân” Thứ 2 là do tàn dư của của âm thượng cổ, trong thời thượng

cổ từ này khi vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của phương ngữ tiếng Hán nên bị biến dạng

ngữ âm thành “khỏa” và được sử dụng đến ngày nay

3 Kết luận

Từ kết quả thu được của đề tài nghiên cứu có thể kết luận quan hệ phụ âm /l/ giữ

âm Hán Việt và tiếng Trung là mối quan hệ đối ứng, dựa vào quan hệ đối ứng này, khi

người Việt Nam học tiếng Trung có thể căn cứ trên âm Hán Việt để phán đoán thanh mẫu

của tiếng Trung và đây cũng là một lợi thế của người Việt Nam khi học tiếng Trung

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tài Cẩn (2001), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb: Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội

[2] Viện khoa học xã hội Việt Nam (2006), từ điển TrungViệt, nhà xuất bản khoa học xã

hội

[3] Thiều Chửu, 1942, Hán Việt tự điển(2006), nhà xuất bản thanh niên

[4] Klas Bernhard Johannes Karlgre, Etudes sur la phonologie chinoise,

《中国音韵学研究》, bản tiếng Hoa, Nxb: Thương vụ, Bắc Kinh 1978

[5] WangLi, 《语言论文集》Nxb: Thương vụ, Bắc Kinh 1978

[6] 《东方语言网》http://www.eastling.org

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w