VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC

33 4.6K 136
VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC: I.PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰCI.1Phân loại:I.2Đặc điểm cấu tạo:II.CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰCII.1Điều kiện để khởi động máy phát:II.2Phương pháp hoà máy phát vào lưới:II.3Chế độ hoạt động cho phép khi có sai lệch hệ số công suất so với định mứcII.4Trị số giới hạn nhiệt độ cho phép ở các bộ phận tác dụng của máy phátII.5Quá tải ngắn hạn cho phép theo dòng cuộn dây StatorII.6Quá tải ngắn hạn cho phép theo dòng kích thíchII.7Thời gian cho phép hoạt động ngắn hạn trong các chế độ không đối xứng:II.8Phụ tải không đối xứng kéo dài cho phép:II.9Các quy định phải ngừng máy phát:II.10Độ rung cho phép:II.11Độ ồn (tính theo deciben):II.12Số lần khởi động cho phép và chuyển đổi chế độ:III.NỘI DUNG KIỂM TRA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TUA BIN THỦY LỰCIII.1Kiểm tra tua bin nước và bảng điều khiển tua bin:III.2Kiểm tra máy điều tốc:III.3Kiểm tra bộ điều chỉnh mức nước:III.4Kiểm tra hệ thống cung cấp dầu áp lực:III.5Kiểm tra máy phát điện:III.6Kiểm tra thiết bị kích từ:III.7Kiểm tra hệ thống bôi trơn:III.8Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước:III.9Kiểm tra khối cung cấp điện khẩn cấp:III.10Kiểm tra bảng rơle, bảng phân phối:III.11Kiểm tra hệ thống giám sát và điều khiển từ xa:III.12Kiểm tra bảng rơle, bảng phân phối:III.13Kiểm tra bộ nạp ắc quy:

Tác giả: Trịnh Quang Khải 1 VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC NỘI DUNG I. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC 3 I.1 Phân loại: 3 I.1.1 Phân loại theo phương pháp kích từ: 4 I.1.2 Phân loại theo hướng trục của máy phát: 4 I.1.3 Phân loại theo cách bố trí ổ trục: 5 I.1.4 Phân loại theo phương pháp làm mát: 7 I.2 Đặc điểm cấu tạo: 11 I.2.1 Stato: 11 I.2.2 Rô to: 12 II. CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC 24 II.1 Điều kiện để khởi động máy phát: 24 II.2 Phương pháp hoà máy phát vào lưới: 24 II.3 Chế độ hoạt động cho phép khi có sai lệch hệ số công suất so với định mức 25 II.4 Trị số giới hạn nhiệt độ cho phép ở các bộ phận tác dụng của máy phát27 II.5 Quá tải ngắn hạn cho phép theo dòng cuộn dây Stator 28 II.6 Quá tải ngắn hạn cho phép theo dòng kích thích 28 II.7 Thời gian cho phép hoạt động ngắn hạn trong các chế độ không đối xứng: 29 II.8 Phụ tải không đối xứng kéo dài cho phép: 29 II.9 Các quy định phải ngừng máy phát: 29 II.10 Độ rung cho phép: 30 II.11 Độ ồn (tính theo deciben): 30 II.12 Số lần khởi động cho phép và chuyển đổi chế độ: 30 III. NỘI DUNG KIỂM TRA CÁC MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ PHÁT ĐIỆN TUA BIN THỦY LỰC 31 III.1 Kiểm tra tua bin nước và bảng điều khiển tua bin: 31 III.2 Kiểm tra máy điều tốc: 31 III.3 Kiểm tra bộ điều chỉnh mức nước: 31 III.4 Kiểm tra hệ thống cung cấp dầu áp lực: 31 eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 2 III.5 Kiểm tra máy phát điện: 32 III.6 Kiểm tra thiết bị kích từ: 32 III.7 Kiểm tra hệ thống bôi trơn: 32 III.8 Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước: 32 III.9 Kiểm tra khối cung cấp điện khẩn cấp: 32 III.10 Kiểm tra bảng rơle, bảng phân phối: 33 III.11 Kiểm tra hệ thống giám sát và điều khiển từ xa: 33 III.12 Kiểm tra bảng rơle, bảng phân phối: 33 III.13 Kiểm tra bộ nạp ắc quy: 33 eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 3 I. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC Máy phát điện thủy lực còn được gọi là máy phát điện tua bin nước. Trong hệ thống điện công suất phát của các máy phát điện thủy lực thường là S > 3MW, máy phát điện thủy lực có công suất lớn thường xử dụng loại máy phát điện đồng bộ. Nguyên lý làm việc chung của máy phát điện đồng bộ dựa trên sự chuyển động tương đối của phần cảm (còn gọi là phần kích từ) và phần ứng (phát ra điện xoay chiều). Khi rôto chuyển động quay đều với vận tốc , dòng điện một chiều chạy trong cuộn dây kích từ của rôto sẽ sinh ra từ trường quay có từ thông  khép mạch qua cuộn dây của phần ứng stato và sinh ra sức điện động cảm ứng Eo biến đổi theo chu kỳ hình sin có tần số f = 50Hz hoặc f = 60Hz. Chuyển động tương đối của phần cảm và phần ứng cho phép phần cảm quay phần ứng đứng yên hoặc phần ứng quay phần cảm đứng yên. Mạch kích từ và cuộn dây kích từ dùng điện áp một chiều thấp, có cấu tạo cực từ đơn giản hơn cực từ của phần ứng.Các cuộn dây phần ứng thường có nhiều vòng chịu điện áp cao, có cấu tạo mạch từ và cách đấu nối dây dẫn phức tạp. Do những đặc điểm trên nên máy phát điện đồng bộ thường chế tạo với phần cảm quay gọi là rôto, phần ứng đứng yên gọi là stato. Máy phát điện đồng bộ hoạt động được là nhờ có hệ thống tuabin, tua bin của máy phát có vai trò truyền lực và truyền mô men quay M1 vào làm quay trục máy phát, năng lượng được dùng để quay cánh tua bin là sức nước, khí ga, hơi nước, tùy theo việc xử dụng nguồn năng lượng nào mà có tua bin có tên gọi khác nhau:  Tua bin dùng năng lượng nước được gọi là tua bin nước. Với các nhà máy thủy điện công suất lớn có tốc độ quay của tua bin thấp khoảng 100 ÷ 150 vòng/ phút, các máy phát điện tua bin nước có tốc độ thấp thường dùng kiểu cực lồi. Với các nhà máy thủy điện được thiết kế có mức chênh áp nước lớn thường có tốc độ quay tua bin cao khoảng 1000 ÷ 1500 vòng/ phút.  Các máy phát điện tua bin khí và tua bin hơi dùng các nguồn năng lượng như khí ga (nhà máy tua bin khí) hoặc hơi (nhà máy nhiệt điện). Máy phát điện tua bin khí hoặc tua bin hơi thường có 2 hoặc 4 cực được thiết kế chế tạo để làm việc ở tốc độ cao khoảng 1500 ÷ 3600 v/ phút.  Các máy phát điện được kéo trực tiếp bằng động cơ Diesel hoặc bằng động cơ xăng “không dùng tua bin” thường có tốc độ khoảng 100 ÷ 1000 v/ phút. Hiện nay máy phát điện Diesel không dùng trong lưới điện mà chỉ là nguồn phát điện độc lập, vì công suất và hiệu suất thấp, giá thành sản xuất điện năng cao,chi phí nhiên liệu và chi phí cho sửa chữa cao. I.1 Phân loại: Các máy phát điện thủy lực thường dùng máy phát điện đồng bộ cực lồi được phân loại như sau: eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 4 I.1.1 Phân loại theo phương pháp kích từ: Các máy phát điện tua bin nước thường dùng hệ thống kích từ bằng nguồn điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu thành một chiều được đưa vào cuộn dây kích thích máy phát bằng hệ thống chổi than và vành góp. I.1.2 Phân loại theo hướng trục của máy phát: Máy phát điện thường dùng 2 loại: Kiểu trục đứng và kiểu trục ngang. Hầu hết các máy phát điện có công suất lớn đều dùng kiểu trục đứng là kiểu mà trục của rô to máy phát có phương vuông góc với mặt đất (Hình 1) Kiểu trục đứng có nhiều đặc điểm phù hợp với các máy phát điện công suất lớn. Ưu điểm:  Gian máy không yêu cầu có diện tích mặt bằng lớn.  Máy phát điện được đặt cao hơn tua bin nên rất thuận lợi trong việc giải quyết độ cao của gian đặt máy ở trên mức nước lũ.  Hiệu suất khai thác cột nước rất hiệu quả.  Khung của stato được chế tạo thành nhiều phần nên rất thuận lợi cho việc thi công lắp đặt phù hợp với loại máy phát điện có công suất lớn, tốc độ thấp.  Trục máy không có độ võng.  Chiều dài của trục không hạn chế. Nhược điểm:  Giá thành xây lắp, chế tạo cao.  Do không đặt được bánh đà nên bánh đà của máy phát phải dùng nhờ rôto.  Trang bị hệ thống bôi trơn khá phức tạp.  Không thuận lợi trong việc sửa chữa bảo và dưỡng định kỳ, trên gian máy phải được trang bị cẩu chuyên dụng loại lớn. Hình 1 Mô tả máy phát điện trục đứng eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 5 Kiểu trục ngang là kiểu mà trục rô to máy phát nằm song song với mặt đất, kiểu trục ngang thường dùng cho các máy phát điện có công suất thấp (Hình 2) Ưu điểm:  Trang bị hệ thống bôi trơn đơn giản hơn so với kiểu trục đứng.  Thuận lợi trong việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.  Giá thành xây lắp, chế tạo rẻ. Nhược điểm:  Gian máy yêu cầu phải có diện tích mặt bằng lớn, chiều cao gian máy thấp  Máy phát điện được đặt cùng cao độ tua bin nên gặp khó khăn trong việc giải quyết độ cao của gian đặt máy ở trên mức nước lũ.  Hiệu suất khai thác cột nước kém hiệu quả so với kiểu trục đứng.  Bất lợi trong việc giải quyết độ võng của trục rô to, chiều dài của trục máy phát bị hạn chế bởi độ võng. ` I.1.3 Phân loại theo cách bố trí ổ trục: Trục máy phát được đỡ bằng ổ trục.  Đối với loại máy phát kiểu trục ngang thì ổ trục được bố trí cả về hai phía của rô to, hệ thống bôi trơn được bố trí ngay trên ổ trục.  Đối với loại máy phát kiểu trục đứng thì dùng ổ đỡ kiểu treo và ổ đỡ kiểu ô.  Ổ đỡ kiểu treo được ứng dụng rộng rãi cho các máy phát có công suất lớn tốc độ thấp. Ổ đỡ tải trọng của phần quay được lắp đặt trên rô to, ổ hướng trên được lắp cùng phía với ổ đỡ, ổ hướng dưới được lắp đặt phía dưới rô to (Hình 3). Hình 2 Mô tả máy phát điện trục ngang eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 6  Ổ đỡ kiểu ô thường được ứng dụng cho các máy phát có công suất lớn tốc độ thấp, ổ đỡ tải trọng được bố trí phía dưới rôto các ổ hướng được bố trí cùng phía với ổ đỡ (Hình 4). Kiểu ô cải tiến và bán ô được trình bày trên Hình 4, Hình 5, Hình 6 Hình 3 Ổ đỡ kiểu treo Hình 4 Ổ đỡ kiểu ô Hình 6 Ổ đỡ kiểu bán ô Hình 5 Ổ đỡ kiểu ô cải tiến eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 7 I.1.4 Phân loại theo phương pháp làm mát: Trong vận hành, việc làm mát cho máy phát là biện pháp trao đổi truyền dẫn nhiệt của máy phát ra môi trường bên ngoài nhằm mục đích giảm nhiệt độ của máy phát. I.1.4.1 Làm mát bề mặt: a. Làm mát bề mặt bằng không khí:  Phương pháp làm mát thông dụng nhất là dùng không khí thổi tự nhiên hoặc bằng quạt gió thổi không khí tuần hoàn cưỡng bức qua bề mặt máy phát. Không khí dùng để làm mát máy phát được lấy từ bên ngoài gian máy thổi qua máy phát rồi thải ra ngoài.  Phương pháp làm mát bằng khí thổi còn được thực hiện trong một hệ thống bơm tuần hoàn và đường ống dẫn không khí theo một chu trình kín kết hợp với bộ lọc bụi và hệ thống làm lạnh bằng dàn phun nước. Ưu điểm của biện pháp này là cuộn dây của máy phát ít bị bẩn, hiệu suất cao, ít chịu tác động của nhiệt độ môi trường bên ngoài. Hệ thống làm mát bằng không khí thổi tuần hoàn cưỡng bức được mô tả trên Hình 9 Hình 9 Hệ thống làm mát bằng không khí thổi tuần hoàn cưỡng bức Hình 26 Máy phát trục đứng Hình III.27 Máy phát trục ngang Hình 7 Hình ảnh bên ngoài máy phát trục đứng Hình 8 Hình ảnh bên ngoài máy phát trục ngang eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 8 Không khí được lưu thông tuần hoàn trong đường ống kín, từ “buồng lạnh làm sạch” không khí sẽ có nhiệt độ < 20 0 để không mang theo hơi ẩm vào máy phát được các quạt gió hút và thổi vào hai đầu máy phát. Gió lạnh sau khi đi qua máy phát sẽ hấp thụ nhiệt của máy phát trở thành gió nóng lại quay về buồng lạnh làm sạch. Buổng lạnh có dàn ống kim loại khoan nhiều lỗ nhỏ, nước xối mạnh ra qua dàn ống có nhiệt độ  0 < 20 0 ÷ 30 0 . Sau khi được hạ nhiệt độ và được lọc bụi không khí sẽ quay trở lại đi vào hai đầu của máy phát. Phương pháp làm mát tuần hoàn không khí có hiệu suất cao và có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ làm mát. Ngoài ra hệ thống làm mát khi cần còn có khả năng dập lửa cho máy phát nếu xảy ra hỏa hoạn. Phương pháp này được ứng dụng cho các máy phát có công suất > 3MW. b. Làm mát bề mặt bằng khí H 2 : Làm mát bề mặt bằng khí hyđrô H 2 được thực hiện giống như làm mát bằng không khí tuần hoàn cưỡng bức. H 2 được sản xuất và duy trì với độ tinh khiết đến 99,9%. Khí H 2 thuộc vào dạng khí trơ có khả năng cách điện cao không tác dụng trực tiếp với khí ô xy O 2 . Ở áp suất 0,5at thì:  Mật độ của hỗn hợp khí H 2 thấp hơn khoảng 8 lần so với không khí.  Hệ số truyền nhiệt từ bề mặt làm mát tới H 2 lớn hơn 1,35 lần so với không khí.  Độ dẫn nhiệt lớn hơn khoảng 5 lần so với không khí.  Hệ số dẫn nhiệt của cách điện tăng lên được 1,3 lần. Phương pháp làm mát bằng khí H 2 có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp làm mát bằng không khí:  Tổn hao ma sát và tổn hao thông gió của rôto tới khí làm mát giảm đi khoảng 8 lần, hiệu suất làm mát tăng lên rất nhiều. Thí dụ: Ở các máy phát điện có công suất từ 25 ÷ 100MW khi làm mát bằng không khí, các tổn hao này cộng lại khoảng 25 ÷ 50% của các tổn hao. Khi làm mát bằng khí H 2 thì mức tổn hao này chỉ còn 3 ÷ 6% của các tổn hao.  Độ dẫn nhiệt của khí H 2 lớn hơn độ dẫn nhiệt của không khí rất nhiều tạo ra khả năng tản nhiệt nhanh của các phần tử truyền nhiệt trong máy phát. Nếu duy trì được chế độ làm mát bằng khí H 2 , giữ ổn định nhiệt độ cuả máy phát thì có thể nâng được công suất của máy phát lên 1,2 lần.  Hệ thống làm mát bằng H 2 ngăn chặn bụi bẩn và hơi ẩm chui vào máy phát nên chống được lão hóa cho các vật liệu cách điện trong máy phát.  Thiết bị làm mát bằng H 2 có kích thước nhỏ gọn.  Khí H 2 không duy trì sự cháy. Tuy vậy phương pháp làm mát bằng khí H 2 cũng cần một số yêu cầu kỹ thuật đặc biệt:  Độ sạch của khí H 2 trong đường ống dẫn cần phải đạt trên 99,9%,  Trong đường ống cần phải có áp lực khí H 2 nhỏ nhất là 0,035 ÷ 0,05at. Nếu không có áp lực khí H 2 bên trong không khí dễ xâm nhập vào đường ống qua các khe hở tại các đệm dầu hoặc qua lỗ thông khuyết tật của đường ống đưa hơi ẩm vào trong cuộn dây máy phát. eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 9  Khi có kích nổ bằng ngọn lửa H 2 sẽ gây nổ tạo ra áp lực lớn. Áp lực tác dụng khi xảy ra nổ không quá 3,5at do đó đường dẫn khí và vỏ máy phát cần có độ bền cao chịu được áp lực tính toán đến 6at.  Phải trang bị hệ thống sản xuất và bình khí nén để dự trữ H 2 . Tuy nhiên việc làm mát bề mặt bằng khí H 2 chưa đủ để giảm sự chênh lệch nhiệt độ từ cuộn dây tới khí làm mát. Sự tăng áp lực khí H 2 chủ yếu để giảm nhiệt độ từ bề mặt rãnh nhưng lại không gây được ảnh hưởng đến sự chênh lệch nhiệt độ còn lại. Bằng cách tăng áp lực khí trên đường ống sẽ giảm được nhiệt độ trên cuộn dây và nâng cao được công suất cho máy phát trong khi kích thước của máy phát vẫn giữ nguyên. Nếu áp lực khí H 2 trong hệ thống đường ống làm mát đến 2at thì công suất giới hạn có thể đạt được đến 200MW. I.1.4.2 Làm mát trực tiếp: Làm mát trực tiếp là phương pháp cho khí H 2 , gió, tuần hoàn trực tiếp bên trong ống dây dẫn điện hay đi qua hệ thống đường ống dẫn có tiếp xúc với dây dẫn điện. Phương pháp này có hiệu suất làm mát cao hơn phương pháp làm mát bề mặt vì làm giảm được độ chênh lệch nhiệt độ từ cuộn dây đến khí làm mát. Phương pháp này thường áp dụng cho các máy phát điện tua bin hơi cho phép giảm được kích thước tác dụng, nâng cao được công suất tới hạn, nâng cao được hiệu quả kinh tế do giảm được giá thành xây dựng, tăng hiệu suất và giảm được chi phí vận hành. Nếu đảm bảo được chỉ tiêu quá nhiệt tương tự như làm mát bề mặt thì cho phép tăng công suất giới hạn đến 2,4 lần. Nếu tăng áp lực khí trong đường ống dẫn khí H 2 làm mát thì hiệu quả làm mát cũng tăng lên Nước cất tinh khiết cũng dùng để làm mát trực tiếp cho máy phát. Làm mát bằng nước đạt hiệu quả cao hơn so với việc dùng khí H 2 rất nhiều nước có khả năng tản nhiệt tốt hơn. Làm mát trực tiếp bằng nước cất tinh khiết được ứng dụng trong những máy phát điện tua bin khí có công suất lớn và các máy phát điện thủy lực lớn có tốc độ thấp (khoảng 500v/phút). Hình 10 mô tả hệ thống làm mát trực tiếp bằng nước. Dây dẫn điện stato làm bằng ống đồng rỗng có thể dùng làm đường dẫn nước được liên hệ với đường dẫn nước làm mát bằng một đoạn ống dẫn nước cách điện bằng silicôn mềm dẻo. Đoạn ống dẫn nước cách điện có hình dáng bên ngoài giống như một quả sứ xuyên nhiều tán, có chiều dài dòng rò cho phép 2,5cm/ 1kV. Nước tinh khiết được chưng cất và khử bỏ các thành phần kim loại do đó không dẫn điện. Buồng hạ nhiệt là một hệ thống dàn phun nước làm mát, nước trong ống sau khi đi qua buồng hạ nhiệt sẽ tuần hoàn trở lại làm mát cho máy phát nhờ một máy bơm nước đặt trên đường ống. Các đầu cực stato thường có điện áp từ 6,6 kV đến 21kV được đấu qua sứ đỡ trung gian bằng thanh dẫn mềm được làm bằng các lá đồng ghép lại. Ống dẫn nước làm mát được nối vào hệ thống tiếp địa an toàn có R tđ  4. Với những máy phát điện có công suất nhỏ thì dây dẫn stato thường có tiết diện nhỏ do đó không ứng dụng phương pháp làm mát bằng nước trực tiếp qua dây dẫn. eBook for You Tác giả: Trịnh Quang Khải 10  Kiểu làm mát bằng gió tự nhiên: cả đầu hút và đầu thải được đặt phía trong của gian máy, nhiệt độ bên trong gian máy tăng lên, phát ra tiếng ồn lớn, phần bên ngoài máy không lắp vỏ nêm cuộn dây dễ bị nhiễm bẩn, diện tích mặt bằng đặt máy nhỏ, chỉ được áp dụng cho các máy nhỏ, giá thành thấp.  Kiểu thông gió bằng ống ở lối ra: hút ở bên trong và thải ở bên ngoài nhiệt độ bên trong không tăng, có tiếng ồn khá nhỏ, đây là loại trung gian giữa loại mở và loại đóng hoàn toàn cuộn dây cũng dễ bị nhiễm bẩn. Kiểu làm mát bằng gió tự nhiên Kiểu thông gió bằng ống ở lối ra Kiểu thông gió bằng ống ở lối ra và lối vào Kiểu trao đổi nhiệt làm mát bằng nước Hình 11 Làm mát cho máy phát điện trục ngang Hình 10 Sơ đồ hệ thống làm mát trực tiếp cho máy phát điện bằng nước eBook for You [...]... định cho máy phát của từng nhà máy) phải không dưới 200C - Đối với máy phát của Trị An, 150C - Đối với máy phát ở Hoà Bình (Khi nhiệt độ không khí làm mát ở Hoà Bình thấp dưới 100C thì không được phép vận hành máy phát) và không trên 550C - Đối với máy phát của Trị An, 350C - Đối với máy phát ở Hoà Bình Máy phát không được phép hoạt động khi không khí làm mát vượt quá 550C - Đối với mày phát ở Trị An,... sấy đối với máy phát ở Hoà Bình 3 Tối đa là 06 tháng sau khi đưa máy phát vào vận hành phải tiến hành thử nghiệm vận hành phát nóng theo tiêu chuẩn (Có thể theo tiêu chuẩn IEC hoặc CT - Tuỳ theo loại máy phát) Cho phép máy hoạt động với phụ tải định mức cho đến khi tiến hành thử nghiệm nói trên Tác giả: Trịnh Quang Khải 27 II.5 Quá tải ngắn hạn cho phép theo dòng cuộn dây Stator 1 Máy phát trong các... cuối lõithép stator 38 Các đệm bệ 26 Ống cung cấp dầu áp lực Hình 22 Máy phát trục ngang Tác giả: Trịnh Quang Khải 23 II CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC II.1 Điều kiện để khởi động máy phát: Trước khi khởi động cần phải khẳng định không có vật lạ trong tất cả các khu vực máy phát Chỉ được phép khởi động khi: 1 Hệ thống phanh không có áp lực và các guốc phanh đã hạ xuống 2 Mức dầu trong các... máy phát của Hoà Bình Tên gọi các bộ phận tác dụng Thép Stato máy phát chính Đồng Stato máy phát chính Thép Stato máy phát phụ Đồng Stato máy phát phụ Không khí lạnh Không khí nóng Nhiệt độ lớn nhất cho phép, 0C 120 120 105 105 35 55 2 Nhiệt độ không khí làm mát đo bằng cảm biến nhiệt điện trở tại đầu ra bộ làm mát không khí trong tất cả các chế độ làm việc kéo dài của máy phát (Được quy định cho máy. .. được dùng trong những máy phát điện có công suất lớn, tốc độ cao  Loại bệ kiểu khối được lắp đặt với 4 đến 12 khối dùng làm đế stato được dùng cho các máy phát có công suất nhỏ và vừa Loại này bị hạn chế khả năng chịu tải trọng, tải trọng của máy phát sẽ không được phân bố đều trên toàn bộ bề mặt chịu lực I.2.2 Rô to: Rô to kiểu cực lồi thường được sử dụng trong máy phát điện thủy lực Các cực lồi được... thích 64 Cuộn kích từ của máy kích thích 65 Lỗ trên rotor máy kích thích 66 Cuộn dây rotor máy kích thích 67 Hộp chắn dầu máy kích thích 68 Bộ đảo mạch máy kích thích 69.Khung stator máy kích thích phụ 70.Cực từ máy kích thích phụ 71.Cuộn dây máy kích thích phụ 72.Lỗ trên rotor máy kích thích phụ 73.Cuộn dây rotor máy kích thích phụ 74.Bộ đảo mạch máy kích thích phụ 75.P.M.G (máy phát điều chỉnh) eBook... dầu và khí 1 Máy phát thuỷ lực ở chế độ hoạt động bình thường được hoà vào lưới bằng phương pháp hoà đồng bộ chính xác tự động Sau đó nâng phụ tải cần thiết, tốc độ nâng phụ tải hữu công phụ thuộc vào điều kiện làm việc của tua bin và điều kiện làm việc của máy phát trong hệ thống lưới điện Tốc độ nâng điện áp và dòng điện Stato máy phát không quy định 2 Ở chế độ sự cố cho phép hoà máy phát vào lưới... Trong các máy phát trục đứng, trục chính của tổ máy thường bao gồm trục tua bin nước và trục máy phát, đôi khi sử dụng trục trung gian bổ sung tuỳ theo mức chênh lệch về độ cao giữa tua bin và máy phát Thép rèn được sử dụng làm vật liệu chế tạo trục chính, nhưng gần đây loại đĩa đỡ làm bằng thép hàn có thể sử dụng cho trục phía trên của máy phát có trục chính kiểu ô hoặc bán ô Trục chính máy phát kiểu... dụng trong khi máy đang chạy ở tốc độ cao, nhiệt độ của bề mặt má phanh tăng lên quá mức do ma sát, nó có thể gây nứt vành phanh hoặc làm lỏng vành Phanh có khí thường được thiết kế để giữ rotor để kiểm tra và sửa chữa ổ đỡ Phanh điện được sử dụng lực điện từ khi ngắn mạch mạch điện máy phát Khi tốc độ quay của tổ máy giảm xuống khoảng 50% tốc độ định mức, máy cắt của thanh cái máy phát được đóng vào... You II.3 Chế độ hoạt động cho phép khi có sai lệch hệ số công suất so với định mức eBook for You Nhà máy Thuỷ điện Trị An Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình Hình 23 Biểu đồ phụ tải máy phát thuỷ lực Tác giả: Trịnh Quang Khải 26 II.4 Trị số giới hạn nhiệt độ cho phép ở các bộ phận tác dụng của máy phát 1 Khi máy phát hoạt động kéo dài với phụ tải định mức, các trị số giới hạn nhiệt độ cho phép của các bộ phận . phanh cơ khí. Hình 19 minh hoạ ví dụ về phanh. Nếu phanh được sử dụng trong khi máy đang chạy ở tốc độ cao, nhiệt độ của bề mặt má phanh tăng lên quá mức do ma sát, nó có thể gây nứt vành phanh. thời gian cho trước, phanh trong của các tổ máy thuỷ điện được trang bị với mục đích này. Phanh thường được sử dụng để tiêu thụ động năng chạy theo đà của phần quay nghĩa là phanh không được làm. nước chảy vào tua bin. Phanh thường làm việc khi tốc độ nhỏ hơn 30% tốc độ quay định mức theo điều khiển tuần tự tự động. Phanh gồm có loại: điện và loại cơ khí. Phanh cơ khí được tác động

Ngày đăng: 09/08/2014, 11:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC

  • I. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC

    • I.1 Phân loại:

      • I.1.1 Phân loại theo phương pháp kích từ:

      • I.1.2 Phân loại theo hướng trục của máy phát:

      • I.1.3 Phân loại theo cách bố trí ổ trục:

      • I.1.4 Phân loại theo phương pháp làm mát:

        • I.1.4.1 Làm mát bề mặt:

        • I.1.4.2 Làm mát trực tiếp:

        • I.2 Đặc điểm cấu tạo:

          • I.2.1 Stato:

            • I.2.1.1 Lõi thép stato:

            • I.2.1.2 Cuộn dây stato:

            • I.2.1.3 Khung stato:

            • I.2.1.4 Bệ đỡ:

            • I.2.2 Rô to:

              • I.2.2.1 Trục chính:

              • I.2.2.2 Tay nối chữ thập:

              • I.2.2.3 Khung rôto:

              • I.2.2.4 Các cực từ:

              • I.2.2.5 Cuộn chống rung:

              • I.2.2.6 Ổ trục

              • I.2.2.7 Phanh:

              • I.2.2.8 Thiết bị ngăn dòng dọc trục:

              • II. CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN THỦY LỰC

                • II.1 Điều kiện để khởi động máy phát:

                • II.2 Phương pháp hoà máy phát vào lưới:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan