Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
360,22 KB
Nội dung
http://www.ebook.edu.vn 240 Phần 3 MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN Chương 7 MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, MÔI TRƯỜNG BIỂN, Ô NHIỄM BIỂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. 7.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường 7.1.1. Khái niệm về môi trường, phân loại môi trường a, Các khái niệm cơ bản về môi trường - Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người - Môi trường hiểu theo nghĩa rộng là tổng các nhân tố như: không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội.v.v., có ả nh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. - Môi trường hiểu theo nghĩa hẹp là tổng các nhân tố như: không khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội, v.v., có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người mà không xét tới tài nguyên. - Môi trường sống là tổng các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự s ống và sự phát triển của các cơ thể sống (Môi sinh). - Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh. - Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. - Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp luật pháp, k ỹ thuật, chính sách, kinh tế làm hạn chế tác động có hại của phát triển kinh tế xã hội đến môi trường. b, Phân loại môi trường Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên vật lý, hóa học và sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. + Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người và người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng con người. + Môi trường nhân tạo: là tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. 7.1.2. Các chức năng cơ bản của môi trường http://www.ebook.edu.vn 241 Môi trường sống có 3 chức năng cơ bản: - Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật, là những yếu tố đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho hoạt động sống của con người: đất đai, nhà ở, nơi nghỉ, khí thở, nước uống, lương thực thực phẩm Mỗi ngày con người cần 4 m 3 không khí sạch để thở, 2,5 lít nước để uống (chưa kể nước dùng cho các nhu cầu sinh hoạt khác), một lượng lương thực, thực phẩm đủ để cung cấp năng lượng trung bình cho một người tương đương 2500 calo. - Môi trường là nguồn tài nguyên của con người là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các d ạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió.v.v. - Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Phế thải do con người đưa trở lại môi trường sẽ được các vi sinh vật và các thành phần của môi trường chuyển thành các dạng ban đầu bằng một chu trình sinh địa hóa phức tạp. Khả năng tiếp nhận và phân hủ y các chất thải của môi trường được gọi là khả năng nền của môi trường. Khi lượng phế thải lớn hơn khả năng nền hoặc thành phần của chất thải khó phân hủy và xa lạ với sinh vật thì chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm và có thể bị ô nhiễm. 7.1.3. Khủng hoảng môi trường - Khủng hoảng môi trường là các suy thoái chất lượng môi trường sống ở quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất. - Các biểu hiện của khủng hoảng môi trường bao gồm: Ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các hoạt động sống và sản xuất của con người ngày càng phát triển đã thải vào môi trường một lượng chất độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép như bụi, khí SO 2 , CO 2 v.v. Hậu quả là gây ra hàng loạt các biển đổi về môi trường. Các khí nhà kính như SO 2 , CO 2 , NH 3 , CH 4 tồn tại ở các lớp khí quyển thấp đã gây ra hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của trái đất. Theo số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiệt độ bề mặt trái đất đã tăng 0,6 0 C trong 100 năm qua và sẽ tăng lên 1,0 0 C trong vòng 50 năm tới. Hậu quả là làm biến đổi khí hậu toàn cầu, băng tan, mước biển dâng cao làm ngập nhiều vùng lãnh thổ ven biển. Các khí nhà kính và khí ga CFC đã gây ra tác nhân làm tầng Ozon bị phá hủy, rất nguy hại cho cuộc sống con người. Sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên cộng thêm sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho đất đai bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn, khô hạn dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa đất đai. http://www.ebook.edu.vn 242 Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các cơ sở sản xuất và sinh hoạt của con người. Ô nhiễm biển đang xảy ra với mức độ ngày càng tăng: ô nhiễm dầu, thủy triều đỏ, do tình trạng khai thác, vận chuyển dầu, khai thác khoáng sản, nước thải từ lục địa, đổ chất thải rắn kể cả chất phóng xạ xuống bi ển. Rừng bị tàn phá suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Hàng năm trung bình có 30 triệu héc ta rừng bị suy giảm, nhiều khu rừng bị hủy diệt, nhất là khu vực Đông Nam Á Rừng bị tàn phá cùng với nạn săn bắt vô tội vạ đã làm cho nhiều loài động vật bị diệt chủng. Người ta ước tính hàng năm có 30.000 loài trong tổng số 30 triệu loài được phát hiện trên trái đất bị diệ t chủng, hầu hết thuộc loại quý hiếm. Rác thải đang gia tăng đe dọa nhân loại: hiện nay bình quân mỗi người trong một ngày tạo ra 0,5 đến 1,0 kg rác thải sinh hoạt, 10 kg chất thải công nghiệp, 30 kg các chất thải liên quan khác. Nguyên nhân của khủng hoảng môi trường chủ yếu do con người gây ra từ sự gia tăng dân số và các yếu tố phát sinh từ tăng dân số, biểu thị bằng công thức sau: I = P.C.E Trong đó: - I: gia t ăng tác động tổng cộng của loài người đến môi trường; - P: gia tăng dân số tuyệt đối; - C: gia tăng mức độ tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên; - E: gia tăng kết quả tác động của một đơn vị tài nguyên được khai thác đến môi trường. 7.1.4. Các thành phần cơ bản của môi trường a, Thạch quyển Lớp vỏ rắn của trái đất bao gồm vỏ lục địa và lớp vỏ dưới đáy đại dương được gọi là thạch quyển. Biểu hiện của sự suy thái thạch quyển là sự xói lở, trượt lở đất, biến dạng địa hình bề mặt thạch quyển. Nguyên nhân bao gồm cả các yếu tố tự nhiên như gió, mưa lũ, địa chấ n và có sự tham gia của con người làm nghiêm trọng thêm sự suy thái thạch quyển. b, Thủy quyển Lớp vỏ nước bao phủ trên bề mặt trái đất gọi là thủy quyển. Thủy quyển bao gồm đại dương, biển, sông suối, hồ, nước ngầm, băng tuyết. Tổng khối lượng của thủy quyển vào khoảng 1,4.10 18 tấn. Trong đó nước ở các đại dương và biển chiếm tới 97,4% toàn bộ thủy quyển. Phần còn lại là băng trên các núi cao và vùng cực chiếm 1,98%, nước ngầm 0,6%, các ao hồ, sông suối và hơi http://www.ebook.edu.vn 243 nước chỉ chiếm 0,02%. Như vậy ta có thể hình dung lượng nước ngọt trên Trái Đất chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của thủy quyển: chưa đầy 3%, trong đó chủ yếu ở dạng băng tuyết, chiếm 75% tổng lượng nước ngọt. Vai trò của thủy quyển hết sức quan trọng trong sự tồn tại của trái đất, tương tác giữa thủy quy ển với các quyển khác tạo nên sự hài hòa về môi sinh và bảo đảm cho nhu cầu của con người trên mọi lĩnh vực. c, Khí quyển Thành phần và cấu trúc của khí quyển đã được phân tích trong chương trình khí tượng. Ở phần này chỉ nêu một số vấn đề có liên quan đến môi trường. Sự tạo thành các khí gây suy giảm tầng Ozon và gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính: - Ozon và khí CFC tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn 0,28 μ m được khí Ozon hấp thụ theo chu trình sau: O 2 + bức xạ tử ngoại O + O O + O 2 O 3 O 3 + bức xạ tử ngoại O 2 + O Khí Clorofluorocacbon CFC và một số khí khác như: CH 4 , NO, N 2 O đều có thể tác dụng với Ozon thành O 2 theo cơ chế sau: CFC + O 3 ClO + O 2 ClO + O 3 2O 2 + Cl Cl + O 3 ClO + Cl Các phản ứng trên liên tục xảy ra vừa phá hủy tầng Ozon, vừa hóa hợp nguyên tử Cl với H 2 thành HCl và HNO 3 rơi xuống gây mưa Axit. Theo tính toán của các nhà khoa học, đến năm 2030, suy thoái Ozon toàn cầu là 6,5%, vĩ độ trên 60 0 là 16% trở lên. - Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Nhiệt độ trên bề mặt trái đất được tạo nên bởi sự cân bằng giữa năng lượng bức xạ mặt trời trên bề mặt và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian vũ trụ. Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất 16 0 C, bức xạ nhiệt của bề mặt trái đất là bức xạ sóng dài có năng lượng thấp nên bị khí quyển giữ lại. Các khí hấp thụ bức xạ nhiệt của trái đất đóng vai trò hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect) gọi là các khí nhà kính: CO 2 , CH 4 , NO 2 , N 2 O, NH 3 , CFC … và các bụi, hơi nước là những tác nhân gây nên sự gia tăng nhiệt độ của lớp khí quyển sát bề mặt trái đất. Vai trò của các khí và tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính xếp thứ tự: CO 2 CFC CH 4 O 3 NO 2 Nguồn thải khí nhà kính chủ yếu do hoạt động của con người, theo thống http://www.ebook.edu.vn 244 kê về các hoạt động về sử dụng nhiên liệu, công nghiệp, nông nghiệp tạo nên tỷ lệ các khí nhà kính như sau: CO 2 : 50%, CFC: 20%, CH 4 : 16%, các khí thải có gốc Nitơ trong nông nghiệp : 13%, Ozon: 8%. Sự gia tăng nhiệt độ trên trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ về nhiều mặt của môi trường trái đất: + Nhiệt độ tăng làm băng tan và dâng cao mực nước biển dẫn đến nhiều vùng ven biển bị ngập chìm trong nước biển. + Nhiệt độ tăng làm thay đổi điều kiện môi sinh, nhiều sinh vật phát triển và nhiều sinh vậ t bị thu hẹp hoặc tiêu diệt trong điều kiện mới. + Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất trong các ngành kinh tế nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. + Nhiều loại bệnh t ật mới đối với con người xuất hiện, dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm. - Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển trong hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Các biểu hiện của sự biến đổ i này bao gồm: + Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống; + Sự dâng cao mực nước biển gây ngập úng các vùng thấp, đảo ; + Sự di chuyển các đới khí hậu đã tồn tại thành quy luật tự nhiên tại các vùng trên trái đất hàng ngàn năm bị xáo trộn gây hậu quả khôn lường cho sự tồn vong của con người và thế giới sinh vật; + Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác; + Sự thay đổi năng suất sinh học của hệ sinh thái, chất lượng và thành phần các quyển của môi trường. d, Sinh quyển Sinh quyển là toàn bộ thế giới sinh vật cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất, bao gồm cả các hoạt động của sinh vật đã, đang và sẽ t ồn tại trên vỏ trái đất. Sinh quyển được duy trì và phát triển trong những hệ thống tác động http://www.ebook.edu.vn 245 tương hỗ giữa sinh vật và môi trường vô sinh xung quanh như một thực thể khách quan xác định trong không gian và thời gian, thường được gọi là hệ sinh thái (HST). Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành: HST nhỏ (chẳng hạn như bể nuôi cá), HST vừa (một thảm rừng, một hồ nước), HST lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các HST trên bề mặt trái đất thành một HST khổng lồ: sinh thái quyển - Sinh quyển. Trong HST tồn tại hai thành phần: vô sinh như nước, không khí v.v. và sinh vật. Sinh vật trong HST được chia thành ba loại: - Sinh vật sản xuất là tảo hoặc thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô sinh dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. - Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1: sinh vật ă n thực vật; Bậc 2: sinh vật ăn thịt .v.v. - Sinh vật phân hủy gồm các vi khuẩn, nấm có chức năng chính là phân hủy xác chết sinh vật, chuyển chúng thành chất dinh dưỡng cho thực vật. Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân hủy vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. 7.2. Môi trường biển và ô nhiễm biển 7.2.1. Một số kiến thức về môi trường biển Các kiến thức về địa lý, địa hình đại dương thế giới, vai trò và tầm quan trọng của nó đã được nghiên cứu và trình bày trong chương trình Hải dương học. Dưới đây, chỉ phân tích một số yếu tố liên quan đến môi trường biển. a, Các yếu tố môi sinh trong nước biển Vai trò của ánh sáng là điều kiện đặc biệt để tồn tại thực vật màu xanh, tạo nên quá trình quang hợp điều hòa tỷ lệ các khí hòa tan bảo tồn sự sống cho sinh vật biển. Cường độ ánh sáng phụ thuộc vào chế độ bức xạ Mặt Trời, ở các vùng vĩ độ thấp, cường độ ánh sáng cao nhất và giảm về phía hai cực. Theo độ sâu, cường độ ánh sáng giảm nhanh. Thực tế, ánh sáng có thể chiếu sáng tới độ sâu tối đa 50 m, vì vậy hầu hết thế giới thực vậ t tồn tại trong lớp này. Nhiệt độ nước biển cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các sinh vật máu nóng và máu lạnh. Sinh vật máu lạnh, thân nhiệt của chúng luôn thay đổi theo điều kiện môi trường. Sinh lý của chúng được điều chỉnh theo nhiệt độ của nước và các quá trình trao đổi chất xảy ra trong nước ấm nhanh hơn trong nước lạnh. Sinh vật máu nóng sinh lý của chúng ít phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước biển thay đổi đột ngột (quá nóng hoặc quá lạnh) thì sự sống của chúng cũng bị ảnh hưởng (cá chết hàng loạt do hiện tượng El- Nino, La-Nina). http://www.ebook.edu.vn 246 Chất dinh dưỡng nitrat (NO 3 ) và photphat (PO 4 ) rất cần thiết cho đời sống của các loại thực vật biển. Trong tự nhiên, các chất dinh dưỡng này được tạo bởi sự phân hủy thực vật và các mô động vật, có trong chất thải của các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt. b, Các quá trình thủy động lực biển Các trạng thái động học của nước biển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạ o ra dòng năng lượng di chuyển và phân bố lại vật chất trong biển và đại dương. Chúng góp phần thúc đẩy các quá trình hóa học, sinh học và địa chất xảy ra trong đại dương, nhất là vùng ven bờ. - Sóng biển ảnh hưởng chủ yếu về tác hại là làm thay đổi cấu trúc địa hình bờ, phá hoại các công trình ven biển. - Sự lên xuống của thủy triều dẫn đến dao động của mực nước biển, từ đ ó tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái ven bờ và các quần xã sinh vật và nguồn lợi. - Dòng chảy đóng vai trò to lớn trong đời sống đại dương: làm tăng khả năng trao đổi nước, phân bố lại nhiệt độ và độ muối, làm biến đổi bờ biển, di chuyển băng biển, bùn cát, các chất dinh dưỡng và sinh vật. Đóng vai trò quan trọng trong việc làm biển đổi hoàn lưu khí quyển và khí hậu. - Hi ện tượng ENSO, El-Nino và La- Nina: ENSO là hiện tượng tự nhiên liên quan đến sự dao động khí hậu (chủ yếu ở Nam bán cầu) của hệ thống tương tác biển - khí xảy ra trên quy mô toàn cầu. Chu kỳ ENSO thường gồm 3 pha: pha cực lạnh, pha cực nóng và pha trung gian là thời kỳ bình thường của nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương. Thông thường, ở pha cực nóng là hiện tượng El-Nino khô nóng và pha cực lạnh có El-Nina mư a lạnh. Nguyên nhân tạo ra hiện tượng El-Nino là do hoạt động của đới tín phong Đông giảm yếu, tín phong lệch Tây tăng cường tạo nên tầng nước mặt có nhiệt độ cao chảy từ Tây Thái Bình Dương sang bờ biển Đông Thái Bình Dương ở bờ biển Nam Mỹ. Sự gia tăng nhiệt độ đột ngột này làm cho sinh vật, nhất là các loài cá bị chết hàng loạt ở vùng biển Peru, Equado. Thời kỳ El-Nino thường xảy ra trong kho ảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2, trùng với lễ Noen nên ngư dân đặt tên là El-Nino có nghĩa là “Đức chúa hài đồng” để tỏ lòng tôn kính, cầu mong đức chúa trời phù hộ. Sự nóng lên khác thường của nhiệt độ là động lực thúc đẩy các quá trình động học nước biển: mưa lũ, bão tố mạnh hơn, trong khi đó ở những khu vực khác nạn khô hạn gây ra cháy rừng. Các năm có El-Nino mạnh gần đây là: 1982-1983, 1997-1998(gây thiệt hạ i 34 tỷ USD, 24.000 người thiệt mạng) Ngược lại với hiện tượng El-Nino là La-Nina (Nữ chúa hài nhi), khi tín phong mạnh thổi về phía Tây Thái Bình Dương, làm cho bờ biển phía Tây nóng lên, gây http://www.ebook.edu.vn 247 bão lũ mạnh. Các năm có La-Nina mạnh: 1988-1989, 1995-1996, 1999-2000. c. Tài nguyên biển - Nguồn lợi hải sản Tổng nguồn thực phẩm dự trữ trong đại dương riêng động vật biển khoảng 32,5 tỷ tấn (trên lục địa 10 tỷ tấn). Mỗi năm có thể khai thác 3 tỷ tấn hải sản. Sản lượng đánh bắt cá có thể đạt 100 triệu tấn năm. (Biển Việt Nam có trữ lượng khoảng 4 triệu tấn hải sản, sản lượng khai thác bền vững khoảng 1,2-1,3 triệu tấn /năm. Khai thác tôm đứng thứ 7 thế giới với sản lượng trung bình 80,000 tấn/ năm). - Tài nguyên khoáng sản biển Tài nguyên khoáng sản biển bao gồm các nguyên tố hóa học hòa tan trong nước biển (Trữ lượng chung của tất cả các nguyên tố hòa tan trong nước đại dương thế giới vào khoảng 50 triệu tỷ t ấn, trong đó nhiều nhất là các nguyên tố có trong muối ăn: Na-1,4.10 16 , Cl-2,65.10 16 tấn) và các quặng trầm tích dưới đáy biển, trong đó quan trọng nhất hiện nay là dầu khí. Trữ lượng dầu khí ở đáy đại dương chiếm khoảng 65% (135 tỷ tấn) tiềm năng dầu khí của trái đất, trong đó 38% nằm trong vùng thềm lục địa. Nhiều nguyên tố quý hiếm có trong trầm tích đáy đại dương có trữ lượng rất lớn. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tính theo nhu cầu sử dụng, thì Niken và Mangan đủ cung cấp cho thế giới dùng trong 2 vạn năm, Coban - 30 vạn năm, Đồng - 900 năm.v.v. - Năng lượng biển Các yếu tố động lực biển có tiềm năng năng lượng vô cùng lớn, dự tính đạt 152,8 tỉ kw. Bao gồm năng lượng sóng khoảng 70 tỷ kw, năng lượng thủy triều - 2,7 tỷ kw, năng lượng dòng chảy- 100 triệu kw, năng lượng nhiệt khoảng 50 tỷ kw, .v.v. - Tiề m năng du lịch và vận tải biển Du lịch biển hiện nay đang là một ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của các quốc gia có biển. Các nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch biển rất đa dạng và phong phú. Trước hết là tài nguyên địa hình và các cảnh quan tự nhiên: các vách đá, bãi biển, các vịnh cùng với các điều liện khí hậu lý tưởng. Giao thông vận tải bằng đường biển là loại hình quan trọ ng nhất dùng để chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn và là một loại hình vận tải được coi là kinh tế nhất bởi các lý do: - Không cần chi phí cho việc xây dựng các tuyến đường (trừ các vùng gần cảng và xây dựng cảng biển); - Năng lượng tiêu hao trong quá trình vận chuyển thấp; - Đơn giá cho việc vận chuyển tính cho một tấn hàng hóa rẻ hơn nhiều so http://www.ebook.edu.vn 248 với các loại hình vận tải khác. Năng lực vận chuyển hàng hóa tính theo khối lượng hàng vận chuyển bằng đường biển hiện nay vào khoảng 10,8 - 12,8x10 9 tấn. 7.2.2. Ô nhiễm biển và tác động của nó a, Các nguồn gây ô nhiễm biển Ô nhiễm môi trường nói chung là sự thay đổi thành phần và tính chất của môi trường có hại cho cuộc sống bình thường của con người và sinh vật. Ô nhiễm nước và ô nhiễm biển nói riêng là sự biến đổi chất lượng nước do con người, làm nhiễm bẩn và gây nguy hại cho đời sống con người, sinh vật và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Các nhà khoa học đưa ra định nghĩa đầy đủ nh ất về ô nhiễm biển như sau: “ Ô nhiễm biển là sự đưa vào biển, bao gồm cả vùng ven bờ và cửa sông, các chất hoặc năng lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho môi trường biển như làm tổn hại đến tài nguyên sinh vật biển, gây độc hại cho sức khỏe con người, làm cản trở các hoạt động trên biển, kể cả vi ệc đánh bắt hải sản, làm giảm sút chất lượng nước biển và làm giảm vẻ đẹp của biển”. Các nhà khoa học đã cảnh báo: biển và đại dương là kho chứa rác khổng lồ của nhân loại, một thùng rác khổng lồ không đáy. Có thể nói gần như 100% nguồn gốc gây ô nhiễm biển là do con người. Công ước về luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễ m biển: - Các hoạt động trên đất liền; - Thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương; - Thải các chất độc hại ra biển; - Vận chuyển hàng hóa trên biển; - Ô nhiễm không khí trên biển. Thông thường người ta phân thành 2 nhóm chính: ô nhiễm nguồn lục địa và ô nhiễm nguồn biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, hàng năm con người thải xuống biển khoảng: 10x10 6 tấn dầu, 10.000 tấn thủy ngân, 250.000 tấn đồng, 3,9x10 6 tấn kẽm, 300.000 tấn chì, 1,0x10 6 tấn các chất hữu cơ, 6,6x10 6 tấn rác thải bằng nhựa. Chỉ riêng các nước phương Tây đổ ra biển 3x10 6 tấn rác kim loại. b, Các dạng ô nhiễm và tác hại của nó tới môi trường biển Ô nhiễm biển khá đa dạng và có thể chia ra một số dạng sau: - Gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước như dầu, kim loại nặng, các hóa chất độc hại; - Gia tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm tích tụ trong trầm tích ven bờ; - Suy thoái các hệ sinh thái biển; rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ bi ển ; http://www.ebook.edu.vn 249 - Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển; - Xuất hiện các hiện tượng như thủy triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các loại thực phẩm lấy từ biển. Hiện tượng Thủy triều đỏ - hiện tượng nở hoa của tảo, chúng làm thay đổi hẳn màu nước. Nguyên nhân là do sự phát triển quá mức bình thường kiểu như bùng phát tế bào của các loài Vi tảo có màu đỏ, nâu, xanh khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như nhiệt độ, sự phù dưỡng của nước biển. Thủy triều đỏ gây tác hại trực tiếp cho sinh vật biển vì phá vỡ cân bằng sinh thái. Sinh vật ăn các chất dinh dưỡng bị nhiễm độc tố vi tảo, con người sử dụng thực phẩm từ sinh vật biển cũ ng ngộ độc theo. - Ở Việt Nam, Thủy triều đỏ thường xuất hiện tại vùng biển nam Trung bộ thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vào các tháng 6,7 âm lịch. 7.2.3. C¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ m«i tr−êng biÓn vµ xö lý « nhiÔm biÓn a, Các biện pháp khắc phục ô nhiễm biển Việc khắc phục ô nhiễm biển tùy thuộc vào nguyên nhân (nguồn gây ô nhiễm) và mức độ ô nhiễm (về quy mô, nồng độ chất gây nhiễm) để có biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, nhiều tình trạng ô nhiễm khó có thể khắc phục, Cách tốt nhất là phòng ngừa, ngăn chặn và có các chế tài xử lý theo các văn bản pháp quy của quốc gia, quốc tế. Sau đây, chỉ nêu m ột số biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu gây ô nhiễm biển. - Các nguồn gây ô nhiễm biển do tràn dầu Quá trình thăm dò, lấy mẫu ở các giếng khoan thường kéo dài từ 5-6 năm, giai đoạn khai thác có thể kéo dài từ 20-50 năm tùy theo trữ lượng dầu khí của các mỏ. Trong quá trình đó tại các dàn khoan trong khi khoan thăm dò, lấy mẫu, khai thác dầu và khí đã gây ô nhiễm lớn trên một vùng biển rộng. Các tác động cụ thể c ủa ô nhiễm dầu tới môi trường biển như sau: + Các chất thải tạo ra như dung dịch khoan có pha các chất hóa học khác nhau với khối lượng lớn. Trong đó dung dịch Cromlignosunfonst chứa nguyên tố Crôm gây độc hại. Ngoài ra, dung dịch khoan có độ kiềm cao thải ra biển làm tăng độ kiềm của nước biển lên độ PH từ 9-11 (độ PH bình thường của nước biển 7,5-8,4). + Loại nhiễm bẩn khác do các sản vật khoan lên như bùn, đất đá lẫn dầu thô; + Nhiễm bẩn trong quá trình mở vỉa, rửa và sửa chữa các thiết bị, dầu thải đã sử dụng, vệ sinh tàu ; + Dầu thải và rò rỉ trên hệ thống ống dẫn dầu, các tàu chở dầu, sự cố chìm tàu dầu. [...]... p dng nguyờn tc ngi gõy ụ nhim phi tr tin (pht) - Lut bin ca Nh nc ta v cỏc quy nh trong NQ T 4 (khúa X) v chin lc bin t nay n nm 2020 - Thc hin nghiờm:Quy nh, hng dn bo v mụi trng trong Quõn chng hi quõn, theo Cụng vn s 5889/TM-KH ca B Tham mu BTL Hi quõn, ngy 09 thỏng 7 nm 2008 * Cỏc Cụng c qun lý mụi trng trong cỏc hot ng Hng hi - Cụng c MARPOL 73 /78 : + Cỏc quy nh gii hn nghiờm ngt v cht thi xung... vi mt s ni dung sau: - Hn ch n mc thp nht s rũ r du t cỏc kột du, khi tip nhn v sang chuyn du - Thu gom du cn khi thay du nhn, sỳc ra kột du, v sinh mỏy, thau ra khoang mỏy, v sinh tu Trc khi sỳc ra, v sinh tu cn phi dựng gi hay cỏc vt liu thm v lau ht du trờn thit b v boong tu - Cỏc gi lau thm du m nu tỏi s dng phi tp trung li a lờn b x lý v git sch Nu khụng s dng na cú th t chỏy - Cỏc loi rỏc thi sinh... x pht i vi tu nc ngoi vo vựng bin quc gia - Cụng c Luõn ụn 1 972 v Ngh nh th 1996 v nhn chỡm quy nh cỏc iu khon ngn chn vic nhn chỡm cht thi v cỏc cht khỏc gõy nguy hi ti mụi trng bin - Cụng c Basel 1989 v kim soỏt vic vn chuyn qua biờn gii cht thi nguy hi v vic tiờu hy chỳng (xut khu, nhp khu, quỏ cnh v tiờu hy.) 252 http://www.ebook.edu.vn CU HI ễN TP CHNG 7 1 Nờu nh ngha v mụi trng, phõn loi mụi trng... hoc tỏi s dng - Khi thc hin cỏc nhim v phi s dng cỏc cht c hi cn chỳ ý bo m khụng phỏt tỏn, rũ r cht c hi, phúng x.v.v ra mụi trng khụng khớ v nc bin Nu nhn nhim v tiờu hy v khớ, khớ ti ht niờn hn s dng phi tuõn th cỏc iu quy nh trong lut ca Quc t v chụn lp cht thi i ỏy bin v phi thc hin ỳng yờu cu k thut v sõu, v trớ chụn lp - Nghiờm cm vic khai thỏc hi sn bng cht n v húa cht c hi - Khi s dng hi... TRNG BIN *Các văn bản pháp quy Quc t v Nh nc ta v quản lý tài nguyên và môi trờng biển: - Cỏc iu khon trong cụng c 1982 ca Liờn hp quc v Lut bin quy nh v quyn v ngha v qun lý, bo v mụi trng ca cỏc quc gia (iu 194,195,196) - Chng trỡnh ngh s 21 nm 1992 c thụng qua ti hi ngh thng nh Trỏi t v Mụi trng ti Rio de Janeiro- Brazin khuyn ngh cỏc quc gia cn thc hin cỏc mc bin phỏp hn ch v kim soỏt s suy thoỏi... sinh thỏi? c, Thy quyn: * Cỏc thnh phn ca thy quyn v vai trũ ca thy quyn i vi mụi trng? 5 Khỏi nim v c ch hỡnh thnh hin tng El-Nino v La-Nina, nh hng ca cỏc hin tng ny ti mụi trng? 6 Nờu cỏc dng ti nguyờn bin, v trớ v tm quan trng ca cỏc dng ti nguyờn i vi s phỏt trin bn vng? 7 Nờu cỏc khỏi nim v ụ nhim mụi trng, ụ nhim nc, ụ nhim bin? Cỏc ngun gõy ra ụ nhim bin? 8 Cỏc dng ụ nhim bin v tỏc ng ca nú.. .- X lý ụ nhim do trn du, cỏc cht thi c hi i vi cỏc cht thi rn, rỏc thi, cn x lý húa cht hoc t trong lũ in sau ú mi xung bin Cỏc cht ph gia, nc bn trong quỏ trỡnh sỳc ra v v sinh tu, du cn cn thu gom vo cỏc b cha hoc thựng phi, can nha chuyn v t lin x lý - Bin phỏp x lý khi cú s c trn du: + t chỏy vỏng du ngay khi du bt u loang... tt nht hin nay ngi ta dựng ỏ Diatomit cú xp ln + Phõn hy du bng cỏc cht húa hc: phun húa cht phõn tỏn v phun thnh bi vo vỏng du ni lm tan v phõn hy du Húa cht thụng dng nht l cht phõn tỏn ký hiu BP110-OX ca cụng ty du la BP ó a ra th trng khỏ ph bin b, Trách nhiệm và các biện pháp để quản lý, bảo vệ môi trờng biển đối với các lực lợng hoạt động trên biển Khi hot ng trờn bin, mi lc lng cn tuõn th cỏc . lưu khí quyển và khí hậu. - Hi ện tượng ENSO, El-Nino và La- Nina: ENSO là hiện tượng tự nhiên liên quan đến sự dao động khí hậu (chủ yếu ở Nam bán cầu) của hệ thống tương tác biển - khí xảy. Bình Dương, làm cho bờ biển phía Tây nóng lên, gây http://www.ebook.edu.vn 2 47 bão lũ mạnh. Các năm có La-Nina mạnh: 198 8-1 989, 199 5-1 996, 199 9-2 000. c. Tài nguyên biển - Nguồn lợi hải sản. ra cháy rừng. Các năm có El-Nino mạnh gần đây là: 198 2-1 983, 199 7- 1 998(gây thiệt hạ i 34 tỷ USD, 24.000 người thiệt mạng) Ngược lại với hiện tượng El-Nino là La-Nina (Nữ chúa hài nhi), khi