Bẻ viên thuốc khi uống, tác hại khó lường Việc chia tách không những ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong từng phần chia nhỏ mà còn làm mất một lượng đáng kể thuốc khi sử dụng và như vậy, hiệu quả dược lý không được như mong muốn. Đây thực sự là những chỉ định không nên có ở bác sĩ, dược sĩ và là những hành động không nên có ở bệnh nhân. Chia thuốc vẫn xảy ra trong thực tế Chúng ta vẫn thường thấy, kê đơn thuốc chỉ định 2 viên thuốc/ngày, chia 2 lần, mỗi lần 1 viên. Sử dụng trọn vẹn 1 viên thuốc cho một lần uống, ngoài tính tiện lợi sử dụng mà còn đảm bảo một liều lượng chuẩn xác cho điều trị vì mỗi viên thuốc đã được định liều tuyệt đối. Và như vậy, chỉ cần uống theo đúng hướng dẫn là hiệu quả dược lý thành công. Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp bác sĩ đã kê đơn hoặc nhiều người bệnh sử dụng thuốc dưới dạng bẻ hay chia tách ra khi uống. Chúng ta phải thừa nhận là trong nhiều trường hợp vì liều điều trị không cho phép cao mà nhà sản xuất lại không điều chế dạng phù hợp nên buộc người thầy thuốc phải kê đơn dưới dạng thuốc có hàm lượng lớn và kê đơn dạng “bẻ” làm 2 khi dùng. Việc chia tách không những ảnh hư ởng tới nồng độ thuốc trong từng phần chia nhỏ mà còn làm mất một lư ợng đáng kể thuốc khi sử dụng và như vậy, hiệu quả dược lý không được như mong muốn Vì tính hiệu lực dược lý không cho phép người bệnh dùng cả viên mà chỉ được phép dùng nửa viên nên không có cách nào khác, bệnh nhân phải bẻ ra để điều trị, chấp nhận những tai hại có thể có. Chẳng hạn như liều dùng chỉ là 100mg/lần, nhưng nhà sản xuất chỉ làm ra viên thuốc có hàm lượng 200mg buộc chúng ta phải chia ra làm 2, mỗi phần 100mg. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, có thể không ý thức được hết tác động của việc này mà đã đưa đến hiện tượng bẻ thuốc hoặc chia thuốc để dùng. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, có thể từ phía bác sĩ, dược sĩ, có thể từ phía bệnh nhân. Có nhiều bác sĩ đã kê thuốc hàm lượng lớn và buộc phải chỉ rõ bẻ đôi khi uống vì lý do phòng khám tạm thời hết thuốc “bé”. Tương tự, do cửa hàng hết thuốc mà người dược sĩ đã bán cho bệnh nhân những viên thuốc có hàm lượng gấp đôi hoặc gấp ba liều kê chuẩn và buộc người bệnh phải bẻ ra khi dùng, mặc dù đơn thuốc kê những viên có hàm lượng phù hợp. Việc tự ý bẻ thuốc ra khi uống cũng không phải là ít gặp ở bệnh nhân, phần nhiều là không ý thức được tác hại. Cụ thể, nhiều ông bố bà mẹ đã tự bẻ viên thuốc hạ sốt paracetamol dạng 500mg ra làm 2 nửa với mong muốn mỗi nửa là 250mg để hạ sốt cho con trẻ. Nhưng thực tế, các nửa viên thuốc đã không cân bằng được như thế. Không khác với các trường hợp dùng gói oresol trị tiêu chảy. Mỗi gói oresol dùng cho người lớn phải hoà đúng với 1 lít nước để đạt được áp suất thẩm thấu tối ưu. Nhưng vì do vị hơi khó uống với những người không quen, lại không được để dung dịch đã pha quá 24 giờ nên nhiều người đã tự ý chia nhỏ gói oresol ra làm hai phần để hoà trong 0,5l nước cho tiết kiệm nếu trong trường hợp không sử dụng hết. Hệ lụy từ việc tự ý chia thuốc Cần uống nguyên cả viên thuốc mới có tác dụng Nhìn qua, có vẻ chấp nhận được nhưng xét cụ thể về mặt dược lý thì lại có những tác hại nghiêm trọng. Trong đa phần các trường hợp, việc chia tách thuốc không bao giờ đạt được như ý, tức là khó đạt được thành những phần bằng nhau ngoại trừ những viên thuốc mà nhà sản xuất cố ý có vết chia đôi cho những trường hợp cần thiết. Sự không đạt được những phần bằng nhau dẫn đến một hệ quả tất yếu: có phần thì liều lượng nhỏ hơn liều quy định, có phần lại có liều lượng lớn hơn liều quy định. Người ta đã thử nghiệm và thấy, có đến 31% bẻ sai chênh lệch hai phần lên tới trên 15% về liều lượng và có đến 14% bẻ sai chênh lệch hai phần là trên 25% liều lượng. Những phần mà có liều lượng nhỏ hơn liều quy định thì khi sử dụng sẽ không đạt được hiệu quả điều trị. Còn những phần mà có liều lượng vượt quá liều quy định thì sẽ gây ngộ độc thuốc. Nhất là với các thuốc có biên độ điều trị hẹp hay chỉ số điều trị thấp, ngưỡng điều trị quá gần với ngưỡng gây ngộ độc thuốc. Có thể lấy ví dụ với các thuốc có biên độ điều trị hẹp như: aminoglycosides, ciclosporin, carbamazepine, digoxin, digitoxin, flecainide, lithium, phenytoin, phenobarbital, rifampicin, theophylline, warfarin. Với các thuốc này, việc bẻ thuốc rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Trong trường hợp với gói bột hoà tan oresol thì lại khác. Nếu chúng ta hoà trong cả 1 lít nước thì sẽ thu được một hỗn hợp đồng nhất có áp suất thẩm thấu bằng với áp suất thẩm thấu của máu và do vậy không làm tổn thương tế bào. Nhưng khi ở trong dạng gói bột, dù nhà sản xuất đã cố gắng trộn đều nhưng vẫn có những phần nhiều muối quá, có những phần nhiều đường quá. Việc chia tách gói bột này làm thiên lệch áp suất thẩm thấu trong từng phần và do đó, có vẻ như chúng ta chia hai phần bằng nhau thì áp suất thẩm thấu trong hai phần là không ngang nhau. Tất nhiên đều dẫn đến kết quả là áp suất của dung dịch được pha không ngang bằng với máu, hệ quả đều dẫn đến tan máu, vỡ tế bào. Việc ngăn chặn tiêu chảy coi như không thực hiện được. Việc chia tách thuốc không những ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong từng phần chia nhỏ mà còn làm mất một lượng đáng kể thuốc khi chúng ta thực hiện chia tách hay bẻ vỡ. Điều này làm mất đi một phần “kha khá” thuốc sử dụng và như vậy, hiệu quả dược lý không được như mong muốn. Như thế là việc bẻ thuốc, chia tách thuốc khi uống là một thực trạng không tốt. Và lời khuyên Do những biến cố ở trên một khuyến cáo mạnh mẽ là chúng ta tuyệt đối không nên tự ý bẻ thuốc ra khi uống hoặc tự ý chia tách ra để tiết kiệm. Sự cân bằng và chính xác hoá thường là không đạt được. Tại các nhà thuốc, các phòng khám, không thể đơn giản hoá việc gộp các lần uống trong một ngày lại vào một viên thuốc và bán cho bệnh nhân với một lời dặn: bẻ ra để uống. Với người bệnh, việc chia không đều và rơi vãi thuốc làm hao hụt liều quy định là không thể tránh khỏi. Trong những trường hợp bất khả kháng, chúng ta buộc phải chia liều lượng ra để dùng từ một viên thuốc ban đầu thì bắt buộc phải được thực hiện tại cơ sở y tế có những phương tiện chia chính xác và có những công cụ định liều cụ thể. Theo BS.Yên Lâm Phúc . Bẻ viên thuốc khi uống, tác hại khó lường Việc chia tách không những ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong từng phần chia nhỏ mà còn làm mất một lượng đáng kể thuốc khi sử dụng. bệnh phải bẻ ra khi dùng, mặc dù đơn thuốc kê những viên có hàm lượng phù hợp. Việc tự ý bẻ thuốc ra khi uống cũng không phải là ít gặp ở bệnh nhân, phần nhiều là không ý thức được tác hại. Cụ. nhân. Chia thuốc vẫn xảy ra trong thực tế Chúng ta vẫn thường thấy, kê đơn thuốc chỉ định 2 viên thuốc/ ngày, chia 2 lần, mỗi lần 1 viên. Sử dụng trọn vẹn 1 viên thuốc cho một lần uống, ngoài