1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KIỂM TRA CUỐI KỲ NĂM 2011 MÔN: HÓA HỌC pptx

4 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 141,75 KB

Nội dung

KIỂM TRA CUỐI KỲ NĂM 2011 MÔN: HÓA HỌC Câu 1: Cho 3 rượu: Rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào sau đây là sai: A. Tất cả đều nhẹ hơn nước. B. Tan vô hạn trong nước. C. Nhiệt độ sôi tăng dần. D. Đều có tính axit. Câu 2: Khi cho rượu etylic tan vào nước thì số loại liên kết hidro có trong dung dịch có thể có là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 3: Đem rượu etylic hòa tan vào nước được 215,06 ml dung dịch rượu có nồng độ 27,6%, khối lượng riêng dung dịch rượu là 0,93 g/ml, khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Dung dịch rượu trên có độ rượu là: A. 27,6 0 B. 22 0 C. 32 0 D. Đáp số khác. Câu 4: C 3 H 9 N. có số đồng phân amin là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 5: X là chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C,H,O phản ứng được natri kim loại, dung dịch NaOH, cho phản ứng tráng bạc. Phân tử X chứa 40% cacbon. Vậy công thức của X là: A. HCOOCH 3 B. HCOOCH 2 CH 2 OH C. HOCH 2 CHO D. HCOOH Câu 6: Cho 0,01 mol este hữu cơ mạch hở X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,03 mol KOH. E thuộc loại este A. đơn chức. B. hai chức. C. ba chức. D. không xác định. Câu 7: Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây: A. Vinyl clorua B. Stiren C. Metyl metacrilat D. Propilen Câu 8: Hợp chất C 8 H 8 O 2 (X) khi tác dụng dd KOH dư cho hỗn hợp chứa 2 muối hữu cơ thì X có công thức cấu tạo là: A. -CH 2 -COOH B. CH 3 -COO- C. -COO-CH 3 D. CH 3 COOH Câu 9: Hợp chất C 3 H 6 O 2 (X) có khả năng tác dụng NaOH nhưng không tham gia phản ứng tráng gương thì X có công thức cấu tạo là: I/ HCOO-CH 2 -CH 3 II/ CH 3 -COO-CH 3 III/ CH 3 -CH 2 -COOH A. I, II B. I, III C. II, III D. Chỉ có II. Câu 10: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai? I/ Chất hữu cơ nào tác dụng dễ dàng với NaOH thì chất đó dễ tan trong nước. II/ Chất hữu cơ nào tác dụng dễ dàng với natri thì chất đó dễ tan trong nước. A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 11: Các câu khẳng định sau đây đúng hay sai? I/ Tất cả rượu đa chức đều có khả năng hòa tan được Cu(OH) 2 . II/ Tất cả các este đều có khả năng tham gia phản ứng xà phòng hóa. A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 12: Để phân biệt 3 chất khí: Metan, etilen và axetilen, ta dùng thí nghiệm nào: I/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng dung dịch Br 2 . II/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng dung dịch KMnO 4. III/ Thí nghiệm 1 dùng dung dịch AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng dung dịch HCl . A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 13: Để phân biệt 3 chất: Etyl axetat, fomon và rượu etylic, ta dùng thí nghiệm nào: I/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng Na. II/ Thí nghiệm 1 dùng Cu(OH) 2 / t O và thí nghiệm 2 dùng Na. III/ Thí nghiệm 1 dùng dd AgNO 3 / NH 3 và thí nghiệm 2 dùng dd NaOH. A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 14: Để tách metan có lẫn tạp chất metyl amin, ta dùng thí nghiệm nào sau đây: TN1/ Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình chứa dung dịch HCl có dư. TN2/ Cho hỗn hợp khí lội thật chậm qua bình chứa dung dịch H 2 SO 4 có dư. A. TN1 và TN2 đều đúng. B. TN1 và TN2 đều sai. C. TN1 đúng, TN2 sai. D. TN1 sai, TN2 đúng. Câu 15: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): CH 3 -CHO  X  CH 3 -COO-C 2 H 5 thì X là: I/ CH 3 -CH 2 OHII/ CH 3 -CH 2 ClIII/ CH 3 -COOH A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III Câu 16: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): CH 3 -CH 2 OH  X  CH 3 COOC 2 H 5 thì X là: I/ CH 3 CHO II/ CH 3 -COOH A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 17: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): X  CH 3 -CHO  Y thì: I/ X là CH  CH và Y là CH 3 -CH 2 OH II/ X là CH 3 -CH 2 OH và Y là CH 3 -COOH A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng. Câu 18: Cho 26,2 gam hỗn hợp G gồm propanal và etanal tác dụng với dung dịch AgNO 3 / NH 3 dư đươc 1 mol Ag kết tủa. Khối lượng mỗi chất trong 26,2 gam G là: A. 8,8g CH 3 -CHO & 17,4g C 2 H 5 -CHO B. 17,4g CH 3 -CHO & 8,8g C 2 H 5 -CHO C. 17,6g CH 3 -CHO & 8,6g C 2 H 5 -CHO D. 8,6g CH 3 -CHO & 17,6g C 2 H 5 -CHO Câu 19: Tính chất hóa học chung của ion kim loại M n là: A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính khử và tính oxi hóa. D. Tính hoạt động mạnh. Câu 20: Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch: Cu(NO 3 ) 2; Pb(NO 3 ) 2 ; Zn(NO 3 ) 2 được đánh số theo thứ tự là ống 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm (giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lương mỗi lá kẽm thay đổi như thế nào? A. X tăng, Y giảm, Z không đổi. B. X giảm, Y tăng, Z không đổi. C. X tăng, Y tăng, Z không đổi. D. X giảm, Y giảm, Z không đổi. Câu 21: M là kim loại. Phương trình sau đây: M n  ne = M biểu diễn: A. Tính chất hóa học chung của kim loại. B. Nguyên tắc điều chế kim loại. C. Sự khử của kim loại. D. Sự oxi hóa ion kim loại. Câu 22: Loại thạch cao nào dùng để đúc tượng? A. Thạch cao sống CaSO 4 .2H 2 O B. Thạch cao nung 2CaSO 4 .H 2 O. C. Thạch cao khan CaSO 4 . D. A, B, C đều đúng. Câu 23: Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các chất dưới đây có thể phân biệt được 3 dung dịch: NaAlO 2 , Al(CH 3 COO) 3 , Na 2 CO 3 ? A. Khí CO 2 B. Dung dịch HCl loãng C. Dung dịch BaCl 2 D. Dung dịch NaOH Câu 24: Để hòa tan hoàn toàn các kim loại Al, Fe, Mg, Pb, Ag có thể dùng axit nào? A. HCl B. H 2 SO 4 C. HNO 3 loãng D. HNO 3 đặc, nguội Câu 25: Cho 3,9 g kali vào 101,8 g nước thu được dung dịch KOH có khối lượng riêng là 1,056 g/ml. Nồng độ % của dung dịch KOH là bao nhiêu (Cho K = 39, O = 16, H = 1)? A. 5,31% B. 5,20 % C. 5,30 % D. 5,50 % Câu 26: Cho vào ống nghiệm 1 ít mạt sắt rồi rót vào một ít dung dịch HNO 3 loãng. Ta nhận thấy có hiện tượng sau: A. Sắt tan, tạo dung dịch không màu, xuất hiện khí nâu đỏ. B. Sắt tan, tạo dung dịch không màu, xuất hiện khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí. C. Sắt tan, tạo dung dịch màu vàng, xuất hiện khí nâu đỏ. D. Sắt tan, tạo dung dịch màu vàng, xuất hiện khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí. Câu 27: Để điều chế Fe(NO 3 ) 2 ta cho: A. Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng. B. Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc nóng. C. Fe tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư. D. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO 3 ) 2 dư. Câu 28: Quặng manhêtit có thành phần chính là: A. FeO B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. FeS 2 Câu 29: Quặng pirit có thành phần chính là: A. FeS B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. FeS 2 Câu 30: Hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 3 O 4 , CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y. Trong Y có các chất sau: A. Al; Mg; Fe; Cu B. Al 2 O 3 ; MgO; Fe; Cu C. Al 2 O 3 ; Mg; Fe; Cu D. Al 2 O 3 ; MgO; Fe 3 O 4 ; Cu Câu 31: Cho vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl 3 một ít dung dịch KOH ta thấy: A. Xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó tan. B. Xuất hiện kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí. C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ sau đó tan. D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ. Câu 32: Cho 1 loại oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 3,25 gam muối sắt clorua.Cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch bạc nitrat thu được 8,61 gam AgCl kết tủa.Vậy công thức của oxit sắt ban đầu là: A. FeO B. Fe 2 O 3 C. Fe 3 O 4 D. Fe x O y Câu 33: Trộn một oxit kim loại kiềm thổ với FeO theo tỷ lệ mol 2:1 người ta thu được hỗn hợp A . Cho 1 luồng khí H 2 dư đi qua 15,2 gam hỗn hợp A đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B . Cho B tan hết trong dung dịch chứa 0,8 mol HNO 3 (vừa đủ) thu được V lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Vậy công thức của oxit kim loại kiềm thổ là: A. BeO B. MgO C. CaO D. BaO Câu 34: Hoà tan 10 g hỗn hợp bột Fe và Fe 2 O 3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 1,12 l hidro (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y nào sau đây là đúng: A. 11,2 gam B. 14 gam C. 12 gam D. 11,5 gam ứng oxi hóa khử, phương trình (1) là phản ứng trao đổi ion. Câu 35: Tính kim loại của các nguyên tố: Na, Mg, Al giảm dần theo dãy: A. Na > Mg > Al B. Al > Na > Mg C. Na > Al > Mg D. Al > Mg > Na Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 14 gam kim loại X vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (đkc), biết kim loại thể hiện hóa trị II, vậy kim loại đó là: A. Fe B. Cu C. Zn D. Mg Câu 37: Cho biết chất nào thuộc monosaccarit: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ Câu 38: Cho biết chất nào thuộc disaccarit: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ Câu 39: Cho chuỗi biến đổi sau: Khí cacbonictinh bộtglucozơrượu etylic Hãy chọn câu đúng: A. Phản ứng (1) là phản ứng quang hợp, phản ứng (2) là phản ứng lên men và phản ứng (3) là phản ứng thủy phân. B. Phản ứng (1) là phản ứng quang hợp, phản ứng (2) là phản ứng thủy phân và phản ứng (3) là phản ứng lên men. C. Phản ứng (1) là phản ứng thủy phân, phản ứng (2) là phản ứng quang hợp và phản ứng (3) là phản ứng lên men. D. Phản ứng (1) là phản ứng lên men, phản ứng (2) là phản ứng quang hợp và phản ứng (3) là phản ứng lên men. Câu 40: Tơ capron được điều chế từ nguyên liệu nào sau đây: A. NH 2 -(CH 2 ) 2 -COOH B. NH 2 -(CH 2 ) 4 -COOH C. NH 2 -(CH 2 ) 3 -COOH D. NH 2 -(CH 2 ) 5 -COOH . KIỂM TRA CUỐI KỲ NĂM 2011 MÔN: HÓA HỌC Câu 1: Cho 3 rượu: Rượu metylic, rượu etylic và rượu propylic. Điều nào. CH 3 -CHO & 17,6g C 2 H 5 -CHO Câu 19: Tính chất hóa học chung của ion kim loại M n là: A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính khử và tính oxi hóa. D. Tính hoạt động mạnh. Câu 20: Có 3 ống. sau đây: M n  ne = M biểu diễn: A. Tính chất hóa học chung của kim loại. B. Nguyên tắc điều chế kim loại. C. Sự khử của kim loại. D. Sự oxi hóa ion kim loại. Câu 22: Loại thạch cao nào dùng

Ngày đăng: 09/08/2014, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN