Chiến lược quản lý tưới nước Người quản lý trang trại xem xét một số yếu tố để quyết định khi nào thì tưới nước hợp lý để tối ưu hóa sản phẩm. Nhiều trong số các yếu tố đó thay đổi theo sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Sau đây là một số hướng dẫn chung để xem xét phát triển một chiến lược quản lý nước và thiết lập các mức hạn chế thiếu hụt nước trong đất: Thường xuyên đảm bảo độ ẩm đất phù hợp cho hạt nãy mầm và cây con mới trồng. Nếu đất không đủ độ ẩm thì phải tưới ở vùng đất có gieo hạt hoặc trồng cây con. K hi cây sinh trưởng, ẩm độ đất cũng rất cần thiết cho rễ phát triển, rễ cây sẽ không phát triển khi đất khô, dí chặt. Tưới nước thúc đẩy phát triển rễ, tăng khả năng giữ nước mưa và giảm rủi ro rửa trôi dinh dưỡng. Ví dụ đối với ngô, giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng (từ nảy mầm đến 10 lá) thì mức thiếu hụt nước trong đất có thể là 60 – 65 %. Ở giai đoạn này, bộ rễ chỉ đạt 1/2 đến 2/3 tiềm năng của cây trồng. Tưới nước giữ ẩm cho ngô ở giai đoạn này là thúc đẩy rễ phát triển sâu hơn, tăng khả năng giữ nước khi trời mưa và giảm rủi ro rửa trôi dinh dưỡng. Khi cây trồng gần đến giai đoạn sinh trưởng tới hạn hoặc giai đoạn có nhu cầu nước cao nhất, cần phải xem xét mức giới hạn thiếu hụt nước trong đất để giảm thiểu rủi ro không đáp ứng đủ nhu cầu nước của cây dẫn đến tổn thất về năng suất. Đối với hầu hết cây trồng, trước khi vào giai đoạn sinh trưởng tới hạn (ví dụ: 10 – 12 lá đối với ngô, bắt đầu ra hoa đối với đậu tương…) thì mức giới hạn thiếu hụt nước trong đất khoảng 30 – 40 %. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng tới hạn thường nhu cầu nước cao, vì vậy trong chiến lược quản lý nước cần thiết phải có đánh giá nhu cầu nước trong khoảng thời gian 2 - 3 ngày để hạn chế sự khủng hoảng nước của cây trồng ở bất kỳ phần nào của ruộng trước khi tưới. Ví dụ, sử dụng tưới nước bằng trục xoay trong vòng 3 ngày mới có thể tưới hết ruộng, vì vậy cần phải biết thiếu hụt nước sẽ như thế nào sau 3 ngày để xác định thời gian tưới nước tiếp theo. Để giảm thiểu sự rửa trôi nước khi mưa, cần phải thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trong thời gian tới để có kế hoạch tưới nước hợp lý. Khi cây trồng gần đến giai đoạn chín hoàn toàn, mức thiếu hụt nước trong đất có thể tăng cao nhưng không ảnh hưởng đến cây trồng. Ví dụ, đối với ngô, khi ngô chín sáp thì mức giới hạn thiếu hụt nước có thể tăng lên 60 – 70 % nhưng không ảnh hưởng đến năng suất. Kế hoạch quản lý nước tưới là để thiết lập cân bằng giữa thiếu hụt nước trong đất và lượng nước thực mà hệ thống tưới bình thường có thể cung cấp. Đối với các hệ thống tưới cho một loại cây trồng hoặc một loại đất mà bị hạn chế bởi năng lực của trạm bơm, cần phải có các chiến lược thay thế chiến lược quản lý nước khi cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro khủng hoảng nước của cây trồng. . Chiến lược quản lý tưới nước Người quản lý trang trại xem xét một số yếu tố để quyết định khi nào thì tưới nước hợp lý để tối ưu hóa sản phẩm. Nhiều trong. thiếu hụt nước trong đất khoảng 30 – 40 %. Trong suốt giai đoạn sinh trưởng tới hạn thường nhu cầu nước cao, vì vậy trong chiến lược quản lý nước cần thiết phải có đánh giá nhu cầu nước trong. suất. Kế hoạch quản lý nước tưới là để thiết lập cân bằng giữa thiếu hụt nước trong đất và lượng nước thực mà hệ thống tưới bình thường có thể cung cấp. Đối với các hệ thống tưới cho một loại