Hệ thống của ngành Ngọc lan Trong quá trình phát triển của các ngành khoa học nói chung và ngành thực vật học nói riêng thì hệ thống học thực vật ngày càng được hoàn thiện. Nhờ áp dụng 182 nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại và chính xác mà cách sắp xếp hệ thống tiến hóa của ngành Thực vật có hoa càng có ý nghĩa thực tiễn và hợp lý hơn. Tuy vậy, về quan điểm xếp hệ thống vẫn còn nhiều tác giả chưa thống nhất nhau. Có hai quan điểm sau: - Xếp theo quan điểm đa nguyên - Wettstein (1935), Bút - xơ (1924), Curờ - nhét - xốp (1922). - Xếp theo quan điểm đơn nguyên - Có Gôbi (1916), Hutchinson (1926, 1944, 1960) Schaffner (1934), Grosguéim (1945) Takhtajan (1960, 1970, 1973, 1985) Takhtajan là người đã áp dụng tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực có liên quan như cổ thực vật, địa lý, nhiễm sắc thể, phấn hoa học để xây dựng hệ thống. Vì thế, hệ thống tiến hóa của ông có cơ sở hơn cả vì: - Có quan điểm tiến hóa đúng đắn nhất. - Các đơn vị phân loại tương đối đồng đều. - Dựa vào các typus để đặt tên. Tuy ông còn thiếu dẫn liệu của các cổ thực vật hóa thạch ở một số vùng chưa được nghiên cứu trên thế giới. Ông đã tán thành các tác giả trước chia ngành Ngọc lan thành 2 lớp - lớp Ngọc lan (lớp Hai lá mầm) và lớp Hành (lớp Một lá mầm). Đồng thời ông chia ra 8 phân lớp thuộc lớp Ngọc lan và 4 phân lớp thuộc lớp Hành. Cơ sở để phân biệt 2 lớp như sau LỚP NGỌC LAN (Magnoliopsida) LỚP HÀNH (Liliopsida) + Phôi: có 2 lá mầm, mỗi lá có 3 bó dẫn. - 1 lá mầm, 2 bó dẫn. + Sự nẩy mầm: trên mặt đất. - Dưới mặt đất. + Thân: chủ yếu là gỗ, bụi, thảo thứ sinh. - Thảo, thảo hóa gỗ. + Thân cắt ngang: 2 vòng: vỏ và trung trụ. - Không phân biệt. + Hệ dẫn: - Trung trụ chính thức. - Bó dẫn đồng tâm. - Bó dẫn mở vì có tượng tầng phát triển - Bó dẫn rời rạc. - Bó dẫn kín, tượng tầng không phát triển + Sự phát triển thân: cả chiều ngang và dọc. -Chủ yếu dọc nhờ mô phân sinh lóng. + Rễ: rễ phối phát triển thành rễ chính từ đó cho ra các rễ bên. - Rễ chính chết sớm, thay bằng hệ rễ chùm. + Lá đầu tiên: số lượng 2 - mọc đối. - Số lượng 1, xếp mặt bụng. + Lá trưởng thành: phân biệt rõ cuống và phiến lá. - Không phân biệt, có bẹ ôm lấy thân. 183 + Gân lá: hình mạng lưới, ít hình cung rất ít song song. Hệ gân mở. - Song song, hình cung, ít mạng lưới. Hệ gân kín. + Hoa: hoa mẫu 5, mẫu 4, các họ nguyên thủy có hoa mẫu 3. - Mẫu 3, rất ít 4, không có mẫu 5. +Vỏ hạt phấn: thường kiểu rãnh, thành vòng, hoặc dẫn xuất của nó. Ít khi có kiểu 1 lỗ ở cực trên. . Hệ thống của ngành Ngọc lan Trong quá trình phát triển của các ngành khoa học nói chung và ngành thực vật học nói riêng thì hệ thống học thực vật ngày càng được. xác mà cách sắp xếp hệ thống tiến hóa của ngành Thực vật có hoa càng có ý nghĩa thực tiễn và hợp lý hơn. Tuy vậy, về quan điểm xếp hệ thống vẫn còn nhiều tác giả chưa thống nhất nhau. Có. hợp các kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực có liên quan như cổ thực vật, địa lý, nhiễm sắc thể, phấn hoa học để xây dựng hệ thống. Vì thế, hệ thống tiến hóa của ông có cơ sở hơn cả vì: