Ngành tảo Giáp - DINOPHYTA Tảo giáp gồm những cơ thể đơn bào, có nhân thật, sống đơn độc hoặc hình thành tập đoàn dạng chuỗi.. Tảo giáp được chia thành hai nhóm: - Nhóm Dinokont: gồm các
Trang 1Ngành tảo Giáp - DINOPHYTA
Tảo giáp gồm những cơ thể đơn bào, có nhân thật, sống đơn độc hoặc hình
thành tập đoàn dạng chuỗi
- Tế bào
Tế bào mang hai roi, một roi uốn gợn sóng nằm trong đai ngang và một roi
hướng về sau tế bào
Tảo giáp được chia thành hai nhóm:
- Nhóm Dinokont: gồm các tảo có tế bào trần hay
được bao bởi các tấm
cellulose gọi là tấm giáp Bề mặt các tấm giáp có thể nhẵn hoặc có các cấu trúc vân
mịn hoặc thô và thường có nhiều lỗ nhỏ nhằm làm tăng thêm diện tích bề mặt tiếp
xúc với môi trường Các tấm giáp đính vào nhau và tế bào chia làm thành hai nửa
Trang 2bởi một đai ngang Nửa trên tế bào gọi là nón trên, nửa dưới gọi là nón dưới Ngoài
ra tế bào còn có rãnh dọc nối với đai ngang (Hình
6.8)
Đai ngang và rãnh dọc cũng được cấu trúc bởi các tấm giáp Số tấm và hình
dạng, kích thước của các tấm là tiêu chuẩn quan trọng
để phân loại
- Nhóm Desmokont: cơ thể không có rãnh dọc và đai ngang Các gốc roi ở
phía đầu tế bào
peridinin, diadinoxanthyll, dinoxanthyll,
neodinoxanthyll Trên thể
màu chứa một hoặc vài hạt tạo bột
Sản phẩm quang hợp là các hạt dầu (lipit), tinh bột Tinh bột được hình thành
bên ngoài lục lạp, bắt màu lam với i ốt
Trang 3- Sinh sản
Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào Với các tế bào trần thì sự phân
cắt xảy ra theo mặt phẳng dọc của cơ thể; ở các loài tảo của nhóm Desmokont cũng
có sự phân cắt dọc, mỗi tế bào con nhận một mảnh
vỏ Ở tảo Ceratium, sự phân cắt
xảy ra theo mặt phẳng xéo và mỗi tế bào nhận một nửa vỏ phân chia theo một số
mảnh nhất định Có khi một tế bào con nhận một roi Sinh sản hữu tính rất ít gặp ở tảo Giáp Ở một vài trường hợp sự sinh sản này
xảy ra giữa hai tế bào giống nhau
Tảo Giáp có vòng đời đơn bội (n), chỉ có nhân của hợp tử là lưỡng bội (2n)
Tế bào thường tạo ra hợp tử nghỉ (hyponozygote)
Trang 4Khoảng 50% số loài tảo Giáp sống dị dưỡng (tế bào không có lục lạp), số
đông còn lại sống quang dưỡng, chỉ một số ít quang hợp nhưng lại thực bào Chẳng
hạn các loài dị dưỡng ở nước biển thuộc chi
Protoperidinium thường sử dụng tảo
Silic làm thức ăn
- Phân bố
Phần lớn tảo giáp chủ yếu sống ở biển (gần 90% tổng
số loài), chỉ một lượng
nhỏ sống ở môi trường nước ngọt Khi tảo phát triển mạnh (còn gọi là nở hoa
nước) sẽ làm thay đổi màu của nước Hiện tượng này được gọi là thuỷ triều đỏ
Triều đỏ làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước khi tảo hô hấp Đặc biệt một số
Trang 5các loài thuộc các chi như Alexandrium, Dinophysis, Prorocentrum tiết ra các
độc tố gây tử vong không chỉ đối với sinh vật trong thuỷ vực mà còn ảnh hưởng
đến con người thông qua chuỗi thức ăn