Ngành Tảo lục - CHLOROPHYTA doc

9 1.5K 12
Ngành Tảo lục - CHLOROPHYTA doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành Tảo lục - CHLOROPHYTA Ngành Tảo lục có khoảng 500 chi với 8.000 loài. Ngành này bao gồm nhiều loài phiêu sinh đơn bào hoặc tập đoàn. Tuy nhiên, cũng có nhiều dạng đa bào sống bám đáy, bám đá hoặc bám vào các giá thể vào thời kỳ đầu của vòng đời nhưng sau đó tách rời giá thể sống trôi nổi tạo thành những sợi tảo lớn. - Tế bào Ở Tảo lục, tế bào mang các roi có cấu trúc giống nhau mặc dù có thể khác nhau về kích thước. Vách tế bào bằng cellulose, tuy nhiên xylan hay manman thường thay thế cellulose ở các đại diện thuộc các bộ Caulerpales . Lục lạp chứa các sắc tố chlorophyll a, chlorophyll b và lutein. Lục lạp có màu lục do sư ưu trội của sắc tố chlorophyll. Các sắc tố phụ gồm lutein, zeaxanthin, vioxanthin, antheraxanthin, neoxanthin và đặc biệt các sắc tố siphonein, siphonixanthin gặp ở tế bào các chi tảo dạng ống và chi tảo Tetraselmi. Sản phẩm dự trữ là tinh bột nằm trong lục lạp thay vì ở trong tế bào chất, đây là đặc điểm khác với tảo có nhân thật còn lại. Tế bào mang roi thường có điểm mắt. Tảo lục có thể chuyển động hướng về ánh sáng (quang hướng thuận) và chuyển động tránh xa phía có ánh sáng (quang hướng nghịch). - Sinh sản Tảo lục sinh sản bằng các hình thức dinh dưỡng, vô tính và hữu tính, và có các kiểu vòng đời sau: + Chu kỳ một kỳ đơn tướng sinh: vòng đời chỉ có hợp tử là lưỡng bội (2n). + Chu trình 2 kỳ đơn lưỡng tướng sinh, có xen kẽ thế hệ đồng hình hay dị hình. Ở một số tảo Lục nước ngọt, hợp tử thường trải qua giai đoạn sống nghỉ - gọi là hợp tử ngủ (hypozygote), hợp tử có vách dày sống nghỉ qua một thời gian mới nảy mầm. - Phân bố Tảo lục chủ yếu sống ở nước ngọt, chỉ 10% sống ở biển. Các loài nước ngọt thường có tính toàn cầu, chỉ một ít loài có tính đặc hữu. Ở môi trường biển, trong các vùng nhiệt đới thường có cấu trúc thành phần loài gần giống nhau. Tuy nhiên, tính chất này không đúng với các loài sống ở vùng nước biển lạnh, thành phần loài vùng Bắc và Nam bán cầu có sự khác biệt lớn. Một số Tảo lục sống khí sinh (aerophytic) trên vỏ cây, đất và đá. Một số sống được trong môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn loài Chlamydomonas nivalis gặp ở núi cao nơi thường xuyên có tuyết. - Phân loại *Lớp Micromonadophyceace Tế bào trần hay có vảy. Lớp gồm các tế bào tảo lục nguyên thủy mà một số tảo trong đó được coi là nguồn gốc phát sinh của các lớp tảo lục khác của ngành. *Lớp Prasinophyceae Tảo lục chuyển động bằng roi, tế bào mang 1 - 8 roi gắn phía bên hay ở đỉnh. Tế bào và roi phủ một số vảy chất hữu cơ. Các chi điển hình: Pyramimonas, Tetraselmis. *Lớp Chlorophyceae Gồm tảo đơn bào hay tập đoàn, chuyển động bằng roi. Một số dạng hạt, dạng pamella, một số dạng sợi, tản và ống. Chủ yếu ở nước ngọt. *Lớp Ulvophyceae Tảo phân bố chủ yếu ở môi trường nước biển và lợ, chỉ một số ít gặp ở nước ngọt. Loài phổ biến là Ulothrix zonata. Khi sinh sản vô tính, tất cả các tế bào 158 Ulothrix zonata có thể trở thành túi bào tử và cho ra 16-32 động bào tử có kích thuớc khác nhau: bào tử nhỏ có 2 roi, bào tử to có 4 roi. Khi sinh sản hữu tính, các túi giao tử mọc thành cụm trên phiến và cho ra các giao tử hơi khác nhau. Hợp tử được hình thành sống chậm một thời gian rồi nẩy mầm không giảm nhiễm cho ra thể bào tử lưỡng bội. Chu trình sống của tảo là hai kỳ đơn lưỡng tướng sinh và đồng hình luân phiên thế hệ. Hợp tử sống chậm một thời gian và nẩy mầm không giảm nhiễm cho ra cây bào tử lưỡng bội. Chu trình sống hai kỳ đơn lưỡng tướng và đồng hình luân phiên thế hệ. *Lớp Cladophorophyceae Tản dạng hình ống, một số tảo có có cấu trúc tản phức tạp. Tế bào sinh sản mang 2 - 4 roi. Mỗi tế bào của thể giao tử hoặc thể bào tử chứa nhiều nhân. Chu trình sống gồm hai kỳ đơn lưỡng tướng sinh đồng hoặc dị hình luân phiên thế hệ. *Lớp Bryosidophyceae Tản dạng ống, một tế bào lớn chứa nhiều nhân. Tế bào sinh sản mang 2-4 roi. Chu kỳ sống 1 kỳ đơn tướng sinh, trong đó thể giao tử đơn tướng và chỉ giai đoạn hợp tử lưỡng bội. Hợp tử có thể nẩy chồi cho ra cây giao tử mới hoặc phân cắt cho ra động bào tử mang roi. *Lớp Zygnematophyceae *Lớp Charophyceae Tảo có cơ thể lớn, có thể cao tới vài cm. Tản dạng sợi và dạng ống, phân thành mấu và lóng. Mỗi mấu mang một vòng nhánh, có sinh trưởng giới hạn. Các tế bào trưởng thành chứa nhiều nhân, tế bào lúc non đơn nhân. Tất cả tảo Charophyceae sinh sản hữu tính noãn giao. Lớp này chủ yếu phân bố ở nước ngọt, một số ít ở nước lợ. Các đại diện: Chara, Nitella, Laprothamnium. Chi Chara: Chara có kích thước lớn, chiều cao có thể đạt tới 10 đến 30cm, giống một thực vật bật cao thủy sinh. Chara sống phổ biến ở các ruộng lúa và đầm phá nước ngọt, lợ. Tản gồm một trục chính phân thành lóng và mấu, mỗi mấu mang một vòng "lá". Gồm tảo dạng hạt và dạng s . Ngành Tảo lục - CHLOROPHYTA Ngành Tảo lục có khoảng 500 chi với 8.000 loài. Ngành này bao gồm nhiều loài phiêu sinh đơn bào hoặc tập. tế bào tảo lục nguyên thủy mà một số tảo trong đó được coi là nguồn gốc phát sinh của các lớp tảo lục khác của ngành. *Lớp Prasinophyceae Tảo lục chuyển động bằng roi, tế bào mang 1 - 8 roi. một số tảo Lục nước ngọt, hợp tử thường trải qua giai đoạn sống nghỉ - gọi là hợp tử ngủ (hypozygote), hợp tử có vách dày sống nghỉ qua một thời gian mới nảy mầm. - Phân bố Tảo lục chủ

Ngày đăng: 09/08/2014, 00:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan