Nhóm quả đơn Là quả được hình thành từ một hoa có bộ nhụy gồm 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính với nhau tạo thành, nhóm quả đơn có 2 nhóm chính: a.. Nhóm quả thịt Khi quả chín 1 trong 3
Trang 1Nhóm quả đơn
Là quả được hình thành từ một hoa có bộ nhụy gồm 1
lá noãn hoặc nhiều lá
noãn dính với nhau tạo thành, nhóm quả đơn có 2 nhóm chính:
a Nhóm quả thịt
Khi quả chín 1 trong 3 phần vỏ quả thường mềm,
mọng nước, gồm các loại
quả sau:
+ Quả hạch: vỏ quả ngoài và vỏ quả giữa nạc hoặc
mọng nước, vỏ quả trong
cứng do các tế bào có màng hóa gỗ , nhiều tế bào đá ,
ví dụ: Dừa, Đào, mận
+ Quả Bí: vỏ quả ngoài thường cứng, dai; vỏ quả
giữa và trong thường mềm
mọng nước: Ví dụ: quả bí, dưa hấu
Trang 2+ Quả cam: vỏ quả ngoài thường chứa nhiều túi tiết,
vỏ quả giữa thường dày
và xốp, vỏ quả trong thường mỏng và dai mặt trong thường có nhiều lông nhỏ mọng
nước (Cam, Chanh, Bưởi )
+ Quả mọng: khi quả chín các phần vỏ quả thường
mềm mọng nước (chuối,
Cà chua )
b Nhóm quả khô
Khi quả chín các phần vỏ quả thường héo và khô, căn
cứ vào khả năng mở của
quả khi chín, người ta phân biệt các kiểu quả khô sau
*Quả khô không mở (quả bế): khi quả chín vỏ quả
không có khả năng nứt
ra, có các nhóm quả chính sau đây
+ Quả bế có lông: đặc trưng cho các cây thuộc họ
cúc, phía trên của quả
Trang 3thường có một chùm lông tơ do đài biến đổi thành, quả thường nhẹ và có khả năng
phát tán đi xa
+ Quả bế có cánh: cánh của quả do đài hoặc vỏ quả
biến đổi thành - quả chò
chỉ
+ Quả dĩnh (quả thóc): là quả khô đặc biệt đặc trưng
cho các cây thuộc họ lúa
hạt của những quả này có vỏ rất mỏng và dính liền với vỏ quả - quả lúa, ngô
+ Quả bế rời (quả liệt): quả do bầu có hai hay nhiều
lá noãn dính nhau nhiều
ô làm thành , mỗi ô tạo thành quả bế, nhưng khi chín, các quả bế đó sẽ tách rời nhau
ra (quả bế đôi đặc trưng cho các cây thuộc họ hoa tán, quả bế tư đặc trưng cho các
cây thuộc họ hoa môi )
Trang 4*Quả khô tự mở (quả nang): khi quả chín, vỏ quả
có khả năng tách ra để phát
tán các hạt ra ngoài Tùy thuộc cách nứt, số lượng các đường nứt và số lượng các lá
noãn làm thành quả, người ta phân biệt các kiểu quả nang sau đây:
+ Quả đại: cấu tạo bởi 1 lá noãn, khi chín có khả
năng mở bằng một kẽ nứt
dọc theo đường hàn của mép là noãn (quả Mõ, quả Sữa, quả Ươi
+ Quả đậu: là dạng quả do một lá noãn cấu tạo thành,
nhưng khi chín thường
mở bằng 2 kẽ nứt một theo đường hàn của 2 mép lá noãn và một theo đường lưng
của lá noãn làm thành 2 mảnh vỏ rời nhau (các loại quả Đậu)
Trang 5+ Quả cải: quả được hình thành do 2 mép lá noãn
dính với nhau thành bầu 1
ô, nhưng bị ngăn đôi bởi một vách giả, làm thành một cái khung mang hạt Khi quả
chín thường mở bằng 4 kẽ nứt dọc theo 2 bên khung này để tách ra thành 2 mảnh
vỏ, (các cây họ Cải)
+ Quả hộp: khi quả chín thường mở bằng một đường
nứt ngang quanh quả ,
tạo thành phần nắp và phần thân hộp (quả Rau sam)
+ Quả mở lỗ: khi quả chín thường nứt ra các lỗ nh
Quả mở lỗ: khi quả chín thường nứt ra các lỗ nhỏ để
cho hạt thoát ra ngoài ,
các lỗ chỉ nằm phía trên của quả nên hạt chỉ bị bắn ra ngoại khi bị lắc mạnh (quả
Thuốc phiện)
Trang 6+ Quả nang cắt vách: là dạng quả do nhiều lá noãn
hình thành, có nhiều ô
Khi quả chín sẽ nứt theo các đường hàn giữa các lá noãn khiến chúng tách rời nhau
ra, rồi mỗi lá noãn sẽ mở như một quả đại bằng đường hàn của mép lá noãn (quả
Thầu dầu, Thuốc lá, Bông ngọt )