1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phân bào giảm nhiễm (giảm phân) potx

5 732 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 179,67 KB

Nội dung

Phân bào giảm nhiễm (giảm phân) Phân bào giảm nhiễm xảy ra ở các tế bào sinh dục trong quá trình hình thành các giao tử và các bào tử. Phân bào giảm nhiễm ở tế bào thực vật lần đầu tiên được nhà bác học người Đức Strasburger quan sát (1889) và sau đó (1894) Beliaev cũng quan sát và mô tả sự hình thành hạt phấn của cây Tùng (Larix).Theo những tác giả này, sự phân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân chia nối tiếp nhau: Hình 1.9. Sơ đồ phân bào giảm nhiễm (Nguồn: W.D.Phillips và T.J.Chilton, 1998) 28 a. Lần phân chia 1 (giảm phân 1) (phân chia dị hình) Trong lần phân chia này, từ tế bào mẹ tạo ra các tế bào con có số lượng thể nhiễm sắc bằng 1/2 số lượng thể nhiễm sắc ở tế bào mẹ. Có thể chia lần phân chia 1 thành các kỳ (giai đoạn) chính sau đây: - Kỳ đầu: các thể nhiễm sắc xuất hiện nhưng không tách đôi mà lại kết hợp lại thành từng cặp, nghĩa là nếu có 2n thể nhiễm sắc thì có n cặp. Sự kết hợp này rất quan trọng bởi vì trong cặp thể nhiễm sắc kép tương đồng xảy ra sự trao đổi chéo giữa các cromatit cùng loại của chúng, điều này giải thích một số hiện tượng di truyền, ở kỳ này màng nhân và nhân con bị biến mất. - Kỳ giữa: các thể nhiễm sắc kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo và xếp tthành 2 hàng, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện. - Kỳ sau: mỗi thể nhiễm sắc kép của từng cặp tách rời nhau, trượt theo thoi vô sắc tiến về 2 cực của tế bào. - Kỳ cuối: ở mỗi cực của tế bào có số thể nhiễm sắc bằng 1/2 số lượng ban đầu của nó trong tế bào mẹ. Đồng thời phiến tế bào được hình thành phân cách tế bào mẹ thành 2 tế bào con, nhưng ở đây kỳ cuối thường không diễn ra chọn vẹn: nhân trong các tế bào con chưa hình thành và chuyển luôn lần phân chia thứ 2. b. Lần phân chia thứ 2 (giảm phân 2) ( phân chia đồng hình) Lần phân chia thứ 2 tiếp tục xảy ra ngay sau kỳ cuối của giảm phân1, sau lần phân chia này từ một tế bào ban đầu sẽ tạo ra 2 tế bào con, có số lượng nhiễm sắc thể vẫn giữ nguyên. Lần phân chia này về bản chất giống sự phân bào nguyên phân, nhưng kỳ đầu của lần phân chia thứ 2 trùng với kỳ cuối của lần phân chia thứ 1, vì trong mỗi tế bào con mới sinh ra đã có n thể nhiễm sắc; mỗi thể nhiễm sắc sẽ tách đôi thành hai cromatit và các kỳ tiếp theo xảy ra giống như sự phân bào nguyên nhiễm. Như vậy, trong quá trình phân bào giảm nhiễm: từ 1 tế bào mẹ với 2n thể nhiễm sắc, qua 2 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra 4 tế bào con với n thể nhiễm sắc. Phân bào giảm nhiễm là một quá trình sinh học rất quan trọng, nhờ vậy mà số lượng thể nhiễm sắc cố định đối với mọi thế hệ của loài, vì từ 2 tế bào sinh sản đơn bội (n thể nhiễm sắc) kết hợp thành hợp tử lưỡng bội (2n) mở đầu cho sự phát triển cá thể. 29 . Phân bào giảm nhiễm (giảm phân) Phân bào giảm nhiễm xảy ra ở các tế bào sinh dục trong quá trình hình thành các giao tử và các bào tử. Phân bào giảm nhiễm ở tế bào thực vật lần. này, sự phân bào giảm nhiễm gồm 2 lần phân chia nối tiếp nhau: Hình 1.9. Sơ đồ phân bào giảm nhiễm (Nguồn: W.D.Phillips và T.J.Chilton, 1998) 28 a. Lần phân chia 1 (giảm phân 1) (phân chia. vậy, trong quá trình phân bào giảm nhiễm: từ 1 tế bào mẹ với 2n thể nhiễm sắc, qua 2 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra 4 tế bào con với n thể nhiễm sắc. Phân bào giảm nhiễm là một quá trình

Ngày đăng: 09/08/2014, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w