Các thực nghiệm đã cho thấy sự xuất hiện các thụ thể hướng dẫn cư trú đặc hiệu mô của lympho T xẩy ra trong quá trình chín của tế bào T tại tuyến ức. Các tiền tế bào T thoát khỏi tuỷ xương trong quá trình sinh tạo máu sẽ gắn vào các tế bào nội mô của tuyến ức và di chuyển vào tuyến ức. Khi các thymo bào chín trong tuyến ức chúng mới có các thụ thể hướng dẫn cư trú, những thụ thể này sẽ định hướng cho việc di chuyển của chúng tới các cơ quan lympho ngoại vi. Một loại thụ thể hướng dẫn cư trú như thế đã được phát hiện nhờ kháng thể đơn clone có kí hiệu là MEL-14 và người ta nhận thấy loại thụ thể hướng dẫn cư trú này có trên hầu hết các tế bào T tuần hoàn ở máu ngoại vi với mật độ cao, và cũng có trên hầu hết các thymo bào nhưng với mật độ thấp. Tuy vậy một tỷ lệ nhỏ các thymo bào ở vùng vỏ (1-3%) cũng có các thụ thể này với mật độ cao; những tế bào này cũng xuất hiện các phân tử bề mặt khác đặc trưng cho các tế bào T đã chín. Như vậy sự xuất hiện các thụ thể phát hiện nhờ kháng thể đơn clone MEL-14 hình như liên quan chặt chẽ với quá trình chín của tế bào T trong tuyến ức. Ngoài vai trò kết dính tế bào lympho vào các tế bào nội mô mạch máu, rất nhiều phân tử kết dính tham gia vào quá trình tương tác giữa các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Ví dụ sự tương tác giữa các tế bào Th với các tế bào trình diện kháng nguyên, giữa tế bào Th với tế bào B, giữa tế bào Tc với tế bào đích. Những điều này sẽ còn được nói tới trong các chương sau. KẾT LUẬN 1. Tham gia vào đáp ứng miễn dịch có các bạch cầu. Tất cả các bạch cầu này đều bắt nguồn từ một tế bào gốc tạo máu chung. 2. Các yếu tố phát triển tạo máu khác nhau (hay các cytokine) có tác dụng gây tăng sinh và biệt hoá các tế bào máu khác nhau. Quá trình này được điều hoà một cách chặt chẽ để đảm bảo duy trì cho mỗi loại tế bào máu khác nhau chỉ có những lượng tế bào nhất định. 3. Chỉ có các tế bào lympho là các tế bào trung tâm của hệ thống miễn dịch mới có tính đa dạng, tính đặc hiệu, trí nhớ miễn dịch và khả năng nhận biết những gì là của bản thân cơ thể và những gì là lạ. 4. Các tế bào mono, đại thực bào, bạch cầu trung tính là các tế bào phụ trợ của hệ thống miễn dịch, chúng có chức năng là thực bào và thanh lọc kháng nguyên. Hiện tượng thực bào được tạo thuận nhờ quá trình opsonin hoá bởi kháng thể và bổ thể do opsonin hoá sẽ làm tăng sự bám dính của kháng nguyên vào màng tế bào thực bào. 5. Ngoài chức năng thực bào thì đại thực bào còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hoá các tế bào T do đại thực bào xử lý và trình diện kháng nguyên ra màng ngoài tế bào cùng phân tử MHC lớp II và đại thực bào chế tiết ra IL-1. 6. Các cơ quan lympho trung ương là nơi các tế bào lympho chín và tiếp xúc với kháng nguyên. Các tế bào lympho T chín ở trong tuyến ức còn các tế bào lympho B thì chín ở trong túi Fabricius ở loài chim và ở trong tuỷ xương của động vật có vú. 7. Các cơ quan lympho ngoại vi có chức năng bắt giữ kháng nguyên và là nơi các tế bào lympho tương tác với kháng nguyên và trải qua quá trình chọn lọc clôn. 8. Các tế bào lympho tái tuần hoàn giữa máu, dịch lympho, cơ quan lympho và kẽ mô. Các thụ thể hướng cư trú trên các tế bào lympho tương tác với các phân tử kết dính đặc hiệu mô có trên các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch. Ðiều này có tác dụng định hướng cho các tế bào lympho tái tuần hoàn tới các mô đặc hiệu. . định. 3. Chỉ có các tế bào lympho là các tế bào trung tâm của hệ thống miễn dịch mới có tính đa dạng, tính đặc hiệu, trí nhớ miễn dịch và khả năng nhận biết những gì là của bản thân cơ thể và. máu, rất nhiều phân tử kết dính tham gia vào quá trình tương tác giữa các tế bào trong hệ thống miễn dịch. Ví dụ sự tương tác giữa các tế bào Th với các tế bào trình diện kháng nguyên, giữa. gì là lạ. 4. Các tế bào mono, đại thực bào, bạch cầu trung tính là các tế bào phụ trợ của hệ thống miễn dịch, chúng có chức năng là thực bào và thanh lọc kháng nguyên. Hiện tượng thực bào được