1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

XƠ GAN - KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH potx

6 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 177,56 KB

Nội dung

XƠ GAN - KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH Hãy gọi cho bác sĩ nếu như bạn có những triệu chứng không tự khỏi trong 1 hay 2 ngày, hoặc bạn có bất kỳ một trong số những triệu chứng sau:  Tăng cân đột ngột kèm với tăng kích thước bụng.  Tăng tích tụ nước  Vàng da  Thay đổi khả năng trí tuệ hoặc hành vi.  Có những phản ứng lạ hoặc khác thường với thuốc  Chảy máu lâu cầm hơn bình thường Nếu bạn không thể liên hệ được với bác sĩ hoặc có bất kỳ một trong những triệu chứng nào sau đây, hãy đi đến phòng cấp cứu:  Có máu trong chất nôn hoặc trong phân  Khó thở  Đau bụng  Lú lẫn hoặc có những hành vi bất thường  Nôn ói nhiều lần  Sốt KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Bệnh sử, các triệu chứng hiện tại và những dấu hiệu phát hiện được khi khám bệnh sẽ giúp các bác sĩ nghĩ đến bệnh xơ gan.  Bác sĩ sẽ nghĩ bạn bị xơ gan nếu như bạn có nghiện rượu hoặc dùng chất gây nghiện qua đường tĩnh mạch trước đây hoặc hiện tại.  Bệnh viêm gan đã được chẩn đoán, chảy máu không giải thích được, vàng da, báng bụng (dịch tích tụ bên trong bụng), hoặc bất kỳ những thay đổi nào trong cách cư xử của bạn cũng có thể gợi ý đến một tình trạng xơ gan.  Bệnh có thể không được chẩn đoán cho đến khi có các biến chứng. Những bước để chẩn đoán xơ gan có thể bao gồm:  Xét nghiệm máu - để kiểm tra xem chức năng gan có hoạt động bình thường được hay không. Tuy nhiên, các xét nghiệm cũng có thể bình thường ở những bệnh nhân xơ gan.  Siêu âm, CT scan, hoặc chụp đồng vị phóng xạ để tìm dấu hiệu xơ gan ở bên trong hay trên bề mặt gan.  Nội soi bụng - đặt một camera rất nhỏ vào bên trong bụng qua một đường rạch nhỏ để quan sát gan một cách trực tiếp.  Sinh thiết gan - lấy đi một mẫu mô của gan để nghiên cứu dưới kính hiển vi để xác định xem có hóa sợi hay hóa sẹo không. Sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán chắn chắn 100%. ĐIỀU TRỊ Điều trị xơ gan không thể giúp làm hồi phục các tổn thương nhưng nó sẽ làm ngưng hoặc chậm lại tiến trình của bệnh và giảm các biến chứng. Điều trị phụ thuộc và nguyên nhân gây xơ gan và những biến chứng của nó nếu có. Tại nhà  Ngừng uống rượu. Nếu ngừng uống tất cả các loại thức uống có cồn, bạn sẽ có thể làm chậm lại diễn tiến bệnh và cảm thấy khỏe hơn.  Tránh những loại thuốc có thể gây hại cho gan, như acetaminophen (Tylenol), hoặc cho thận, như ibuprofen (Advil, v.v ). Hỏi các bác sĩ để biết chi tiết hơn.  Giảm bớt muối trong bữa ăn nếu bị tụ dịch.  Ăn một bữa ăn cân bằng với lượng calories và protein vừa đủ. Bạn cũng có thể muốn uống multivitamin hằng ngày nếu như bác sĩ đồng ý.  Nếu bạn đã từng có những triệu chứng ở não do gan (bệnh não gan), bạn nên giảm lượng protein nhận vào cơ thể. Tại bệnh viện Hầu hết các phương pháp điều trị xơ gan đều hướng trực tiếp đến việc giảm các biến chứng. Một số nguyên nhân gây xơ gan, như bệnh Wilson, có thể được điều trị bằng thuốc.  Nhiều loại thuốc đã được nghiên cứu, như steroid, penicillamine (Cuprimine, Depen) và các tác nhân kháng viêm (colchicine), nhưng chúng không có thấy có tác dụng kéo dài sự sống hoặc gia tăng tỷ lệ sống còn.  Các nhà nghiên cứu đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về xơ gan. Tăng áp tĩnh mạch cửa: một số bệnh nhân được điều trị với thuốc chẹn beta để làm hạ áp lực máu xuống. Báng bụng: Máu chảy qua gan chậm lại làm tăng áp lực trong các mạch máu. Điều này làm cho dịch chảy ra ngoài mạch máu vào bên trong các mô khác của cơ thể và bị giữ lại.  Bác sĩ có thể sẽ cho thuốc lợi tiểu để loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể. Loại thuốc này làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn.  Bác sĩ có thể sẽ chọc kim vào ổ bụng của bệnh nhân để rút một lượng lớn dịch trực tiếp ra khỏi ổ bụng. Tuy nhiên, dịch thường sẽ tích tụ trở lại.  Nếu dịch bị nhiễm trùng, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện và được chích kháng sinh vào tĩnh mạch. Bệnh não gan: nếu các triệu chứng nặng, bạn sẽ cần phải ở lại bệnh viện, đặc biệt là khi bạn trở nên lú lẫn đến mức không thể tự chăm sóc bản thân được.  Bạn sẽ được cho uống lactulose để giảm lượng độc chất hấp thụ vào bên trong ống tiêu hóa.  Bạn cũng sẽ bắt đầu chế độ ăn kiêng với hàm lượng protein thấp.  Kết hợp 2 cách điều trị này sẽ làm cải thiện triệu chứng trong 75% trường hợp.  Nếu các triệu chứng nhẹ, bạn sẽ được về nhà và được hướng dẫn uống lactulose mỗi ngày và thay đổi chế độ ăn để giảm lượng protein, nhưng hãy quay lại bệnh viện nếu các triệu chứng xuất hiện lại. Rối loạn đông máu: lượng protein nhập vào cơ thể vừa phải và vitamin hỗ trợ thêm có thể giải quyết được vấn đề này. Ngứa: có các thuốc làm giảm ngứa. Phẫu thuật Loại phẫu thuật duy nhất được chứng minh là cải thiện khả năng sống còn là ghép gan.  Khi phẫu thuật, gan bị bệnh sẽ được lấy ra và thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến.  Khoảng 80 - 90 % người được ghép gan có thể tiếp tục sống.  Trong tất cả các thủ thuật ghép, việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ trước và sau phẫu thuật là rất quan trọng trong việc quyết định thành công của cuộc mổ. Tăng áp tĩnh mạch cửa: có thể phẫu thuật để chuyển hướng dòng chảy của máu từ gan vào hệ tuần hoàn, làm giảm áp lực máu trong gan. Tuy nhiên, cách này có thể làm nặng hơn bệnh não gan và tình trạng báng bụng. Chảy máu do dãn tĩnh mạch: nếu bị chảy máu từ các tĩnh mạch bị dãn trong thực quản hoặc dạ dày, bệnh nhân có nguy cơ cao bị chảy máu cho đến chết.  Bạn sẽ phải ở lại bệnh viện cho đến khi tình trạng chảy máu đã được kiểm soát.  Bạn có 50% khả năng tử vong trong suốt thời gian ở bệnh viện nếu như chảy máu từ tĩnh mạch bị dãn ở thực quản.  Nếu bạn có dấu hiệu mất máu rõ rệt, điều trị sẽ tập trung vào việc phục hồi lượng dịch mất. o Bạn sẽ được theo dõi sát cho đến khi tình trạng chảy máu được kiểm soát và tuần hoàn ổn định. o Hai đường tĩnh mạch lớn sẽ được đặt để thay thế lượng dịch đã mất. o Bạn sẽ cần phải được thở oxy cho đến khi bắt đầu được thay thế lượng máu mất. o Bạn có thể sẽ phải cần truyền máu  Chảy máu đang diễn tiến trong thực quản có thể được phát hiện bằng cách đặt một ống qua lỗ mũi đi vào dạ dày để hút máu đọng bên trong ra ngoài. Một khi đã phát hiện được chảy máu, có nhiều cách được thực hiện để kiểm soát nó. o Bơm bóng để đè ép tĩnh mạch. o Những loại thuốc dùng để giảm lượng máu chảy về gan. o Thắt tĩnh mạch đang chảy máu. Hội chứng gan thận: suy gan đôi khi dẫn đến suy thận, tuy nhiên vẫn chưa biết được nguyên nhân tại sao.  Thận suy thường sẽ dẫn đến các cơ quan khác của cơ thể bị suy theo và dẫn đến tử vong.  Ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất cho tình trạng này. Ung thư gan: những người bị tổn thương gan tiến triển thường tiến triển thành ung thư gan trước khi bị xơ gan.  Bệnh nhân ung thư gan có thể sẽ tử vong trong vòng 3 - 6 tháng sau chẩn đoán nếu bệnh vẫn không được điều trị.  Ngay cả khi được điều trị, hiếm khi nào bệnh nhân sống được quá 5 năm.  Phẫu thuật là cơ hội điều trị duy nhất nhưng thường thì ung thư đã ăn lan quá xa vào thời điểm phẫu thuật được tiến hành.  Biện pháp ghép gan cũng có thể được tính đến. CÁC BƯỚC TIẾP THEO Theo dõi Nếu bạn bị những biến chứng nặng mà không biết mình bị xơ gan, bạn sẽ phải ở lại bệnh viện. Bạn sẽ được khám và điều trị các biến chứng. Nếu bạn bị bệnh gan nhưng không bị biến chứng nặng, việc điều trị có thể được thực hiện ngoại trú (ngoài bệnh viện) nếu có những tiêu chuẩn sau:  Bạn không có những dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng.  Máu vẫn có khả năng đông và tự cầm được.  Bạn vẫn còn khả năng giữ thức ăn và dịch.  Cần tái khám để được các bác sĩ theo dõi trong vòng 2 ngày.  Trong khoảng thời gian giữa lúc được chẩn đoán đến lúc đi tái khám, bạn phải sống gần những người lớn có khả năng nhận biết dấu hiệu các biến chứng và giúp đỡ nếu bạn trở nên lú lẫn và không thể tự chăm sóc bản thân. Phòng ngừa Cách tốt nhất để tránh xơ gan là tránh những nguyên nhân gây ra nó.  Nhận biết yếu tố nguy cơ gây viêm gan B và C và tránh chúng hết mức có thể.  Tránh những thói quen nguy cơ như nghiện rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không bảo vệ.  Uống rượu ở mức vừa phải.  Tập những thói quen tốt. Tránh hút thuốc lá. Chế độ ăn tốt, hoạt động thể dục nhiều và nghỉ ngơi, giữ cân nặng ở mức lý tưởng.  Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung vitamin. Vitamin và chất khoáng liều cao, đặc biệt là vitamin A, chất sắt, hoặc đồng có thể làm tổn thương gan nặng hơn.  Tiêm phòng viêm gan B đối với nhân viên y tế và những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh cao.  Không có vaccin ngừa viêm gan C hiệu quả. Tiên lượng Sự hồi phục tùy thuộc vào nguyên nhân gây xơ gan và khả năng loại bỏ hoặc dừng những nguyên nhâ gây bệnh lại của bạn. Ghép gan vẫn là cách điều trị tốt nhất, tuy nhiên chỉ một số rất ít người thực hiện được. Chỉ 50% người xơ gan do rượu nặng sống sót trong 2 năm, và 35% người sống sau 5 năm. Ngừng uống rượu sẽ làm tiến trình bệnh chậm lại và ngăn ngừa biến chứng. Khả năng hồi phục sẽ giảm đi nếu như biến chứng xuất hiện. . XƠ GAN - KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH Hãy gọi cho bác sĩ nếu như bạn có những triệu chứng không tự khỏi trong. KHÁM VÀ XÉT NGHIỆM Bệnh sử, các triệu chứng hiện tại và những dấu hiệu phát hiện được khi khám bệnh sẽ giúp các bác sĩ nghĩ đến bệnh xơ gan.  Bác sĩ sẽ nghĩ bạn bị xơ gan nếu như bạn có nghiện. vong.  Ghép gan là phương pháp đi u trị duy nhất cho tình trạng này. Ung thư gan: những người bị tổn thương gan tiến triển thường tiến triển thành ung thư gan trước khi bị xơ gan.  Bệnh nhân

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w