Ai lấy kho pho mát của tôi pptx

10 380 0
Ai lấy kho pho mát của tôi pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ai lấy kho pho mát của tôi?” Chỉ có một điều không bao giờ thay đổi – đó là “Mọi thứ luôn thay đổi”. Vậy nếu bạn không phát triển chính mình để thích ứng với sự thay đổi của thế giới, có nghĩa bạn đang đi lùi. “Who Moved My Cheese” – một cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa và đã thay đổi rất nhiều quan niệm của tôi về sự thay đổi trong công việc. “Hãy tự di chuyển kho pho mát của mình” Đây là bài học mà tôi luôn nhắc nhở mình phải áp dụng. Vì sao? Tôi đã từng cảm thấy “an toàn trong kho pho mát của mình” – đó chính là một công việc ổn định, thu nhập tốt. Cho đến một ngày, tôi nhận ra rằng, tôi không còn hào hứng khi nghĩ đến “kho pho mát” này vì nó không còn cả chất lẫn lượng. Nhưng chấp nhận sự thật đó để đi tìm một kho pho mát mới hoàn toàn không dễ dàng. Tôi phải đấu tranh với chính mình rất nhiều, cuối cùng tôi cũng phải dũng cảm dứt bỏ nó để ra đi. Một lần là đủ! Tôi không muốn mình rơi vào tình thế này lần thứ hai; chính vì vậy từ đó, tôi luôn trong tư thế “sẵn sàng để tìm những kho pho mát mới”. Nhưng có phải những lúc cần đi tìm “kho pho mát” ngon hơn có nghĩa là chúng ta phải làm lại hồ sơ và tìm kiếm việc mới ở những công ty mới? Công việc mới thì đúng, nhưng không nhất thiết phải là công ty mới nếu bạn vẫn còn yêu công ty hiện tại. Trước hết, hãy xem mình còn có thể làm được gì hơn nữa trong công việc hiện tại. Chủ động mở rộng phạm vi công việc hiện tại chính là cách hiệu quả để bạn “di chuyển kho pho mát”, dĩ nhiên bạn phải hoàn thành công việc chính của mình trước. Mở rộng phạm vi công việc có nghĩa là bạn học nhiều kỹ năng hơn, bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn; và quan trọng là bạn đem lại nhiều giá trị hơn. Giá trị bạn đem lại càng nhiều, cơ hội thăng tiến càng cao. Thứ hai, hãy xem những cơ hội thăng tiến trong thời gian tới. Con đường nghề nghiệp của bạn sẽ đi theo hướng nào? Sắp tới, bạn có cơ hội để thăng tiến không? Nếu có, hãy biến kho pho mát cũ của mình thành kho pho mát mới tươi ngon hấp dẫn. Hỏi sếp bạn những tiêu chí cho vị trí mới, bạn cần phát triển thêm những kỹ năng nào? học thêm những kiến thức nào? và những thử thách nào để có thể đạt được vị trí đó. Chủ động hỏi 1 và chủ động làm! Những nỗ lực của bạn sẽ không uổng phí. Hãy nhớ rằng cơ hội chỉ dành cho ai có sự chuẩn bị kỹ càng. Tiếp theo, cơ hội chuyển đổi trong chính công ty hiện tại. Nếu công việc hiện tại của bạn không theo đúng đam mê, thế mạnh và mục tiêu nghề nghiệp của bạn; hãy tìm hiểu những cơ hội trong nội bộ trước. Nếu công ty bạn có chính sách cho phép chuyển đổi công việc, hãy nắm bắt những cơ hội này. Cách đây hơn hai năm, khi còn phụ trách bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng, tôi đã ứng tuyển cho vị trí quản lý bộ phận Marketing, cũng tại VietnamWorks; và đến giờ này, tôi vẫn tin rằng, đây chính là một trong những quyết định đúng đắn nhất của mình. Tôi đã tìm ra “kho pho mát” mình yêu thích. Khi không còn cơ hội nào, hãy nghĩ đến bên ngoài. Để “MOVE your cheese” – di chuyển kho pho mát của mình, bạn cần: Motivation – Hãy trả lời câu hỏi “Vì sao tôi muốn công việc này?” “Vì sao tôi cần một kho pho mát mới?” Hiểu rõ động lực của chính mình để chọn một hướng đi đúng đắn. Không phải “kho pho mát” nào cũng có mùi vị bạn thích. Không phải miếng pho mát nào cũng trả lời được câu hỏi “vì sao” của bạn. Một khi bạn chưa xác định rõ, bạn đừng nên vội vàng hành động. Observation – Quan sát thật kỹ những gì diễn ra xung quanh. Chính vì sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, khả năng quan sát và sự nhạy bén sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, chớp lấy cơ hội và có sự chuẩn bị cần thiết trước những thay đổi. Nếu bỏ qua những dấu hiệu quan trọng, bạn sẽ không biết được những thay đổi trong chính công việc của mình, và bỏ lỡ những cơ hội có được “kho pho mát” mới. Value – Hãy mang lại giá trị cho người khác trước khi đòi hỏi được trả công bằng pho mát mới. Chỉ khi bạn tạo ra những giá trị người khác đang cần, bạn sẽ được tưởng thưởng. Và “kho pho mát” của bạn sẽ tỉ lệ thuận với giá trị bạn tạo ra. Enthusiasm – Nhiệt huyết sẽ giúp bạn vượt qua những trở ngại trên con đường đi tìm pho mát mới. Tinh thần lạc quan sẽ chính là năng lượng cho hành trình của bạn. Và hãy nhớ rằng, bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng muốn có những con người đầy nhiệt huyết, tinh thần tích cực cho nhóm của mình, nhất là những vị trí quản lý. 2 Thêm yêu công việc. Thêm vị thành công Theo kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến gần đây trên trang web VietnamWorks: gần 45% trong hơn 3.000 người tham gia chọn “Tình yêu công việc” là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên thành công trong sự nghiệp, so với 20% chọn “kinh nghiệm thực tế” và 32% chọn “các mối quan hệ trong xã hội” và chỉ 3% chọn “bằng cấp học vị”. Điều này cho thấy “tình yêu và niềm đam mê trong công việc” luôn nắm giữ vai trò quan trọng trong thành công sự nghiệp. Tình yêu công việc mở lối thành công Bạn có thể làm hết mình vì một công việc mà bạn không hề thích thú? Chắc chắn là không! Khi được làm công việc yêu thích, bạn luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống. Chính thái độ tích cực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được mục tiêu đề ra. Tình yêu công việc sẽ khiến bạn tự hào hơn bao giờ hết về công việc đang làm, dù đó là những công việc không tên hay những dự án lớn, bạn cũng sẽ làm việc chăm chỉ, tập trung hết mình cho công việc. Khi làm việc với niềm đam mê, bạn không những làm tốt công việc hiện tại mà còn luôn nỗ lực đưa ra những ý tưởng mới để cải tiến kết quả công việc. Chính tinh thần cầu tiến, ham học hỏi này giúp bạn phát triển và thăng tiến nhanh hơn trên con đường đã chọn. Rõ ràng, tình yêu công việc mang lại cho bạn động lực và nguồn năng lượng bất tận cho hành trình đi đến thành công. Một khi bạn tìm được niềm đam mê và nỗ lực hết mình vì đam mê ấy, bạn trở thành tài sản giá trị của công ty và là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Chị Nguyễn Thị Thùy Dương – Trưởng Phòng Tư Vấn Tuyển Dụng công ty Navigos Search, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao cho biết: “Trong quy trình tuyển dụng, bên cạnh trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, các công ty luôn quan tâm đến việc kiểm tra mức độ quan tâm thực sự của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Vì chỉ những ứng viên thật sự đam mê và yêu thích công việc mới có thể cống hiến hết mình và gắn bó lâu dài với công ty.” 3 Đi tìm tình yêu trong công việc Chỉ có một tình yêu công việc đích thực mới có thể tạo nên những thành công đột phá trong sự nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tìm thấy một công việc yêu thích cho chính mình. Và có thể đôi lúc, bạn vẫn tự hỏi liệu công việc mình đang làm có phải là “tình yêu đích thực” của mình? Chị Dương chia sẻ thêm: “Việc tìm được công việc yêu thích không hề dễ dàng và luôn mất thời gian. Tuy nhiên, đây luôn là một khoản đầu tư thời gian xứng đáng! Bạn cần tìm hiểu kỹ về sở thích, sở trường của bản thân. Hãy nghĩ về những việc mang lại niềm vui cho bạn. Những kỹ năng nào bạn muốn học thêm? Công việc nào sẽ đáp ứng những mong muốn trên? Tiếp đến, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về công việc ấy bằng cách hỏi những người trong nghề, người đã có kinh nghiệm về tính chất và yêu cầu của công việc. Chỉ khi hiểu rõ bản thân, hiểu rõ về yêu cầu của công việc, bạn mới có thể tìm được một công việc yêu thích và thật sự phù hợp.” Sức mạnh của lời nói Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi. Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết. Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng. Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua. Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúngta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói có thể giết chết một người trong cơn tuyệt 4 vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay là những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác. Bạn có nói hay? “Nói chuyện” có dễ không? Chắc hẳn bạn sẽ trả lời ngay là “Dễ ợt! Ai sinh ra mà không biết nói.” Nhưng vấn đề ở đây là “nói” như thế nào cho hiệu quả, và đó lại là chuyện khác. Có thể bạn không thể nói thật hay như những diễn giả, nhưng khi đã nói bạn phải đạt được mục tiêu mình mong muốn. Sau đây là những thủ thuật giúp bạn tạo thêm “trọng lượng” cho lời nói của mình. Chuẩn bị trước Nên chuẩn bị trước và hiểu rõ những gì bạn định nói với người khác. Hãy chuẩn bị dàn bài trong đầu, những gì cần nói trước và những gì nói sau. Nguyên tắc là bạn nên trình bày những điều quan trọng nhất đầu tiên, sau đó mới đến những ý “râu ria” bổ sung. Nếu không người khác khó mà nắm bắt được ý của bạn. Và hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ những gì mình định nói, vì nếu bạn không hiểu thì làm sao người khác hiểu được. Đi thẳng vào vấn đề Bạn đừng bao giờ đi vòng vèo rồi mới nói tới vấn đề chính. Ví dụ, khi người khác hỏi công việc của bạn thế nào; bạn hãy bắt đầu từ ngày hôm nay, thay vì “Thứ hai đầu tuần tôi…”. Không ai đủ kiên nhẫn để nghe những chuyện họ không quan tâm cả. Kiểm soát tốc độ Kiểm soát được tốc độ nói sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng lời nói của mình. Số lượng từ nói trong mỗi phút nên dao động khoảng 130 đến 150 từ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Nói quá nhanh khiến người nghe không thể theo kịp những gì bạn nói. Trong khi nói quá chậm và kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ dàng đoán được những gì bạn sắp nói. Giọng điệu Giọng nói cùng với từ ngữ bạn sử dụng là hai trong những yếu tố quyết định sự thành bại 5 khi bạn nói chuyện với người khác. Ví dụ, khi thông báo những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ và hào hứng; đối với quyết định quan trọng thì nên nghiêm khắc và trịnh trọng. Nuốt chữ Nuốt chữ là một xu hướng khá phổ biến trong giao tiếp. Tuy nhiên việc này có thể khiến người khác phải suy nghĩ nhiều hơn để hiểu những gì bạn nói. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, bạn nên lắng nghe thật cẩn thận vì người bản xứ nuốt chữ khá nhiều. Bạn cũng vậy, nếu bạn nuốt các âm cuối của các từ tiếng Anh, người khác sẽ không hiểu được bạn muốn nói gì đâu. Ví dụ card (có âm d sau cùng), nếu không phát âm đúng bạn sẽ biến từ này thành chiếc xe hơi đó (car). Tránh lặp lại Trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu, bạn đừng nên lặp lại những gì đã nói. Chỉ nên trình bày vấn đề một lần và chuyển qua những phần khác. “Nói” và “nói hay” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau phải không bạn? Hy vọng những thủ thuật trên có thể giúp bạn không phải “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. 10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp của Sam Walton Samuel Moore Walton là người sáng lập ra Wal-Mart - công ty bán lẻ lớn nhất và thành công nhất thế giới. Với số vốn 25.000 USD (trong đó 20.000 USD là vốn vay), trong vòng 44 năm, Walton đã biến cửa hàng bán lẻ của mình trở thành một người khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với doanh số 256 tỷ USD vào năm 1999. Ông đã tiến hành một số đổi mới mà ngày nay đã trở thành chuẩn mực của ngành bán lẻ, trong đó có phương pháp mua bán hàng chiết khấu - cách giúp ông mua hàng hóa với giá có chiết khấu từ các nhà bán sỉ rồi bán với giá thấp hơn các cửa hàng khác. Ông còn là người khởi xướng chính sách tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ lợi nhuận với doanh nghiệp (nhờ vậy mà nâng cao sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp) và chia sẻ dữ liệu bán hàng của Wal-Mart với các nhà cung cấp chính của mình qua hệ thống vi tính để bảo đảm hàng hóa luôn được cung cấp kịp thời ngay khi vừa hết hàng. Nhờ những 6 đổi mới này, Wal-Mar t đã trở thành công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ. Dưới đây là 10 bí quyết xây dựng doanh nghiệp được trích từ cuốn sách “Made in America” của Sam Walton: 1. Trung thành với mục tiêu kinh doanh của bạn. Hãy là người có niềm tin lớn nhất vào mục tiêu này. Tôi nghĩ tôi có thể khắc phục tất cả những khiếm khuyết của mình bằng niềm đam mê mãnh liệt với công việc.Tôi không biết niềm đam mê ấy là thiên bẩm hay bạn có thể học nó. Nhưng tôi biết chắc bạn cần nó. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ có mặt ở công ty mỗi ngày và cố gắng hết sức để làm việc. Khi đó, niềm đam mê ấy sẽ nhanh chóng lan truyền sang mọi người xung quanh bạn, giống như một loại virus. 2. Hãy sẻ chia lợi nhuận của bạn với tất cả đồng sự. Hãy xem họ như là đối tác trước, rồi họ cũng sẽ xem bạn như vậy. Khi đó, tất cả mọi người sẽ cùng nhau làm việc với hiệu quả vượt quá sự mong đợi của bạn. Hãy giữ nguyên mô hình tổ chức của công ty và duy trì sự kiểm soát nếu bạn thích. Tuy nhiên, hãy cư xử như là một "người lãnh đạo phục vụ" (servant leader) trong mối quan hệ đối tác. Hãy khuyến khích các đồng sự của bạn nắm cổ phần trong công ty bằng cách bán cổ phiếu với giá ưu đãi và trợ cấp cho họ cổ phiếu khi họ nghỉ hưu. Đó là điều tuyệt vời nhất chúng tôi từng làm. 3. Hãy luôn động viên nhân viên của bạn. Chỉ có tiền bạc và quyền sở hữu thôi thì không đủ. Mỗi ngày, bạn nên cố gắng nghĩ ra những cách mới và thú vị hơn để động viên và thử thách nhân viên. Hãy tạo ra những mục tiêu hấp dẫn, khuyến khích sự cạnh tranh và… tính điểm, đồng thời chuẩn bị sẵn những khoản thưởng lớn. Nếu công việc của các nhà quản lý bắt đầu trở nên nhàm chán, hãy cho phép họ hoán đổi công việc với nhau để tiếp tục được thử thách. Hãy “bắt” mọi người phải đoán xem sắp tới bạn sẽ có “trò” gì nữa. Đừng để họ đoán được quá dễ dàng! 4. Hãy chia sẻ mọi điều bạn có thể với cộng sự. Với nhiều thông tin, họ sẽ hiểu nhiều hơn và chú tâm vào công việc hơn. Một khi họ đã chú tâm, không có gì có thể ngăn cản họ được. Nếu bạn không tin tưởng các đồng sự đủ để cho biết tình hình, họ sẽ biết ngay bạn không thật sự xem họ là cộng sự. Thông tin là sức mạnh, và việc giao quyền cho đồng sự sẽ có lợi trong việc xử lý rủi ro nếu không may những thông tin đó lọt vào tay đối thủ cạnh tranh của bạn. 7 5. Hãy trân trọng mọi đóng góp của đồng sự. Trong một số trường hợp, lương bổng và quyền mua cổ phần sẽ khiến nhân viên trung thành với bạn. Tuy nhiên, đừng quên là tất cả chúng ta đều thích nghe người khác bày tỏ sự trân trọng với những gì chúng ta đã làm cho họ. Chúng ta luôn thích nghe những lời này, đặc biệt khi chúng ta đã làm được những việc mà bản thân thật sự cảm thấy tự hào. Không gì có thể thay thế được một vài lời ngợi khen chân thành, đúng thời điểm và khéo léo. Chúng hoàn toàn miễn phí và lại rất đáng giá. 6. Hãy đón mừng những thành công của bạn. Cố gắng biến thất bại của bạn thành một câu chuyện hài hước. Đừng gây áp lực quá mức cho bản thân. Hãy thư giãn, và mọi người xung quanh bạn cũng sẽ thư giãn theo. Hãy vui vẻ và luôn thể hiện sự nhiệt tình. Hãy nghĩ ra những trò giải trí của riêng bạn. Tất cả những việc này quan trọng và vui hơn bạn nghĩ, và nó thật sự làm giảm bớt sự căng thẳng của áp lực công việc. 7. Hãy lắng nghe mọi người trong công ty và tạo điều kiện để họ có thể nói lên tiếng nói của mình. Những nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng – họ là những người biết rõ tình hình. Bạn nên tìm hiểu họ nắm được điều gì. Đây chính là điều mà người ta gọi là chất lượng toàn diện (total quality). Để phân bổ trách nhiệm trong tổ chức và giúp những ý tưởng hay có điều kiện phát triển, bạn phải lắng nghe những gì đồng sự của bạn muốn trình bày. 8. Hãy phục vụ khách hàng tốt hơn cả sự mong đợi của họ. Nếu bạn làm được như vậy, họ sẽ luôn quay lại. Hãy cho họ nhiều hơn cái họ muốn, cho họ biết bạn trân trọng họ. Hãy đền bù cho sai lầm của bạn chứ đừng chỉ viện cớ hay xin lỗi. Hãy chịu trách nhiệm về mọi việc bạn làm. Câu quan trọng nhất mà tôi đã từng viết trên bảng hiệu đầu tiên của Wal-Mart là “Bảo đảm quý khách sẽ hài lòng”. Hiện nay những từ này vẫn còn nằm ở đó, và chính chúng đã tạo nên sự khác biệt. 9. Kiểm soát chi phí của bạn tốt hơn đối thủ để giành được lợi thế cạnh tranh. Trong 25 năm trước khi Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Mỹ, chúng tôi đứng hàng đầu trong ngành bán lẻ vì có tỷ suất chi phí trên doanh thu thấp nhất. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm nhưng vẫn thể gượng dậy được nếu bạn điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Còn nếu việc kinh doanh không hiệu quả thì bạn vẫn có thể bị phá sản ngay cả khi bạn rất tài năng. 10. Mạnh dạn bơi ngược dòng. Hãy thử đi một con đường khác, đừng theo lối suy xét thông thường nữa. Nếu mọi người đều đi theo hướng này, nhiều khả năng bạn sẽ có thể tìm được chỗ thích ì sẽ có nhiều người làm bạn nản lòng và nói rằng bạn đang đi sai hướng. Trong cuộc đời tôi, điều người ta thường nói với tôi nhất là một thị trấn với dân số dưới 50.000 ngưhợp của mình bằng cách đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị tinh thần vời không đủ để giúp một cửa hàng bách hóa bán hàng giá rẻ tồn tại lâu dài, và tôi đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm. 8 Để sếp được nhân viên yêu mến Là người lãnh đạo của một tổ chức, sếp được nhân viên tôn trọng là điều tất yếu; nhưng làm sao để họ được yêu mến thật sự mới là điều đáng để bàn cãi. Bí quyết để sếp được nhân viên yêu mến đã được đúc kết qua thực tế của nhiều doanh nghiệp và nhà lãnh đạo thế giới. Đó là dù bận trăm công nghìn việc, các nhà lãnh đạo vẫn cố gắng tạo dựng mối quan hệ thân tình với nhân viên của mình. Tuy nhiên, để làm được việc đó, nhà lãnh đạo cần phải biết quan tâm, lắng nghe và thật lòng muốn thực hiện điều đó. Dưới đây là một số cách các sếp có thể áp dụng: Sẵn sàng trả lời điện thoại của nhân viên Ở McDonald’s, bất cứ nhân viên nào cũng có thể gọi điện thoại cho tổng giám đốc điều hành (CEO) và sẽ được gọi lại trong vòng 24h nếu CEO không thể trả lời ngay điện thoại của họ. Luôn mở cửa phòng làm việc Tại các công ty như VietnamWorks (Việt Nam) hay McDonald’s ở Oak Brook (bang Illinois, Mỹ) văn phòng được thiết kế “mở”, nghĩa là không bị tường hay cửa chia cách. Một cánh cửa mở đồng nghĩa với thông điệp: “Tôi luôn ở đây để sẵn sàng làm việc với bạn”. Làm bạn với nhân viên Trong quyển sách First, Break All the Rules (Hãy phá vỡ các nguyên tắc), hai tác giả Buckingham và Coffman đã phỏng vấn hơn 80 ngàn nhà quản lý và kết luận rằng các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất là những người có thể xây dựng thành công mối quan hệ cá nhân với các nhân viên. Lý do là khi các nhân viên xem sếp là người bạn thật sự, họ sẽ thẳng thắn góp ý với sếp nếu công việc đi chệch hướng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Làm việc chặt chẽ với nhân viên tiếp xúc khách hàng Khi dành nhiều thời gian hơn cho các nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng, sếp sẽ biết được nhiều phản hồi bổ ích về khách hàng thông qua nhân viên. Ngược lại đây cũng là cơ hội quý báu để các nhân viên học được nhiều điều hay từ sếp của họ. Nếu sếp không 9 thể tạo ra sự thân thiện với nhân viên một cách tự nhiên thì đây là cách tốt nhất để sếp biết và hiểu những vấn đề rất thật mà nhân viên đang gặp phải trong công việc hàng ngày. Biết lắng nghe Những nhà lãnh đạo thành công là những người biết chịu khó xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ có thể tìm những lời khuyên và phản hồi trung thực. Một nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ biết dành thời gian lắng nghe những phản hồi, dù có thể rất “đau lòng”, từ nhân viên của mình. Họ không bao giờ cho phép mình “ngủ quên trên chiến thắng”. Xây dựng thành công hình ảnh bản thân Để tạo được mối quan hệ tốt với nhân viên, sếp phải tự hỏi mình “Mình đã tạo được một hình ảnh gần gũi và thân thiện khiến các nhân viên lúc nào cũng muốn làm việc với mình chưa?” Một người sếp được nhân viên yêu mến không phải là người có nụ cười “triệu đô”. Một người sếp tốt là người có thể trò chuyện thật thân tình và thoải mái với nhân viên, không để họ cảm thấy có “hàng rào ngăn cách”. Chia sẻ với nhân viên lúc khó khăn Dù cho công việc bận rộn thế nào đi nữa, người lãnh đạo cần thường xuyên gặp gỡ và thăm hỏi tất cả nhân viên của mình, động viên và khuyến khích các nhân viên đang ở trong thời điểm căng thẳng nhất của công việc. Hành động này sẽ tạo ra sự khích lệ rất lớn cho nhân viên. Đó cũng là cách hay để sếp cũng có thêm thông tin cần thiết. Làm gương cho nhân viên Nên trả lời ngay các bức thư điện tử (nếu là việc quan trọng và gấp rút), nhớ tên của tất cả các nhân viên vì mọi hành động của sếp đều được các nhân viên quan sát và xem đó như một tấm gương. Sếp cần phải xây dựng hình ảnh của mình như một tấm gương tốt, khơi nguồn cho những hành động tích cực mới có thể có được những người mến mộ và các nhân viên trung thành. Liêm chính Một nhà lãnh đạo được yêu mến là người sống chân thật, liêm chính và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Nếu sếp làm việc không tốt, không liêm chính và không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của mình và tìm cách khắc phục thì ông/bà ta sẽ tự làm mất đi sự tôn trọng của nhân viên. 10 . niệm của tôi về sự thay đổi trong công việc. “Hãy tự di chuyển kho pho mát của mình” Đây là bài học mà tôi luôn nhắc nhở mình phải áp dụng. Vì sao? Tôi đã từng cảm thấy “an toàn trong kho pho mát. này?” “Vì sao tôi cần một kho pho mát mới?” Hiểu rõ động lực của chính mình để chọn một hướng đi đúng đắn. Không phải kho pho mát nào cũng có mùi vị bạn thích. Không phải miếng pho mát nào cũng. rơi vào tình thế này lần thứ hai; chính vì vậy từ đó, tôi luôn trong tư thế “sẵn sàng để tìm những kho pho mát mới”. Nhưng có phải những lúc cần đi tìm kho pho mát ngon hơn có nghĩa là chúng

Ngày đăng: 08/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan