Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
585,2 KB
Nội dung
Nghệ thuật điêu khắc của Phùng Thị Điềm Bà là một nhà điêu khắc, tên thật là Phùng Thị Cúc. Bà sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê, xã Thủy Bằng, ven đô Huế, nhưng quê gốc là Hà Tĩnh. Mồ côi mẹ từ lúc 3 tuổi, bà theo cha sống ở Tây Nguyên. 6 tuổi đã theo cha sống khắp các tỉnh vùng cao nguyên trung phần ròng rã 9 năm, rồi mới về Huế học tiểu học. Năm 1946, tốt nghiệp nha khoa tại trường Đại học Y khoa Hà Nội khóa đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Toàn quốc kháng chiến, bà ra vùng tự do phục vụ cho cách mạng. Vì một cơn bạo bệnh, Phùng Thị Cúc được đưa sang Pháp điều trị. Tại Pháp sau khi khỏi bệnh, Phùng Thị Cúc tiếp tục học và tốt nghiệp nha khoa của Pháp, từ đây Phùng Thị Cúc đã kết hôn với người đồng nghiệp (ông Bửu Điềm). Tên Điềm Phùng Thị ra đời từ đó. Mãi đến năm 30 tuổi, bà mới đến với nghệ thuật điêu khắc. Vào năm 46 tuổi, bà có cuộc triển lãm đầu tiên và đón nhận nồng hậu của công chúng Pháp đã khiến bà trở thành nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Rồi liên tục sau đó là hàng chục cuộc triển lãm quy mô của Điềm Phùng Thị được tổ chức khắp nước Pháp và Đức, Ý, Đan Mạch, Thụy Sĩ 36 tượng đài của bà được đặt khắp lãnh thổ nước Pháp. Tên tuổi của Điềm Phùng Thị đã nổi danh khắp châu Âu. Giáo sư Mady Ménier - Đại học Paris I đã nhận xét hết sức tâm huyết về Điềm Phùng Thị: “ Lần đầu tiên không cầu kỳ chuộng lạ hương xa, một nhà tạc tượng - trong số biết bao nhà tạc tượng từ Viễn Đông đến Paris - giành được chỗ đứng cho châu Á ngay trong lòng ngành điêu khắc rất hiện đại của Paris Sự đơn giản hóa cao độ và tinh tế các hình thể, hiếm có tinh khiết, đan xen nhau, đã trực tiếp dự báo rõ rệt đặc điểm sau này của nghệ thuật Điềm Phùng Thị, một phong cách sáng tạo độc đáo ”. Cái độc đáo riêng biệt của Điềm Phùng Thị là việc bà sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô-đun. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu tự. Còn giáo sư Trần Văn Khê thì gọi là 7 nốt nhạc. 7 chữ cái ấy tiền thân là những mẫu gỗ thừa mà người ta vứt đi trong xưởng mỹ thuật của trường nghệ thuật thực hành. Những mẫu gỗ thừa hình vuông, chữ nhật, hình thang ngẫu nhiên, nhưng là cả một thế giới hình tượng hết sức sinh động qua con mắt của Điềm Phùng Thị. Từ trong đống những mẫu vụn ấy, bà đã chọn ra được 10 ký hiệu, rồi qua quá trình tiến hóa dưới bàn tay khéo léo và tài hoa của Điềm Phùng Thị, bảng mẫu tự ấy đã cô đọng lại với 7 chữ cái. Từ hình người chấp tay, thêm vào mấy mô-đun thành một ông quan, xoay qua xoay lại thành người phụ nữ, lật ngược, lật xuôi thành bông hoa Với 7 chữ cái độc đáo đó, Điềm Phùng Thị đã lắp ghép, đã biến hóa thành muôn vàng hình tượng: Thành một thế giới Điềm Phùng Thị đậm đặc phong vị và triết lý phương Đông Năm 1991, bà cùng với Ziao Wou Ki - họa sĩ trừu tượng nổi tiếng người Trung Quốc, là 2 nghệ sĩ được đứng vào danh sách những tài năng lớn của nghệ thuật thế kỷ XX trong từ điển Larousse. Năm 1992, Điềm Phùng Thị được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học, văn học và nghệ thuật châu Âu. Những năm cuối đời, bà về nước nhiều lần và tổ chức các cuộc triển lãm tại thủ đô Hà Nội, Huế, TP HCM. Tháng 2-1994, nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị (với 175 tác phẩm) đã khánh thành tại biệt thự số 1 - Phan Bội Châu - Huế. Giới văn nghệ sĩ trong nước đã xem đó là một sự kiện trọng đại của nghệ thuật Việt Nam. Như đoán trước ngày ra đi, ở tuổi 81, bà công bố tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của mình cho thành phố Huế. Chắp tay (chì gò)-1980 Tay trổ hoa(sơn dầu) Nữ trang Nữ trang Hoa sen (nhôm)-1974 Người lính giải phóng (mảnh bom B52) Cây (đá)-1976 Mộ chồngở Châu Ê Huế(đá tổ ong)-1997 . Nghệ thuật điêu khắc của Phùng Thị Điềm Bà là một nhà điêu khắc, tên thật là Phùng Thị Cúc. Bà sinh ngày 18/8/1920 tại làng Châu Ê, xã. bà mới đến với nghệ thuật điêu khắc. Vào năm 46 tuổi, bà có cuộc triển lãm đầu tiên và đón nhận nồng hậu của công chúng Pháp đã khiến bà trở thành nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị. Rồi liên tục. độc đáo ”. Cái độc đáo riêng biệt của Điềm Phùng Thị là việc bà sáng tạo ra một nghệ thuật điêu khắc trên cơ sở lắp ghép và biến tấu 7 mô-đun. Nhà phê bình nghệ thuật Ray Mond Cogniat gọi là mẫu