1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Thuc tap Gmdss.BINH pps

19 703 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 255 KB

Nội dung

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS MỤC LỤC Phần I. Khái quát chung 1 I. Hệ thống thông tin vệ tinh: 2 1.Hệ thống thông tin INMARSAT 2 2. Hệ thống thông tin COSPAS-SARSAT 2 II. Hệ thống thông tin mặt đất: 4 1.Thiết bị gọi chọn số (DSC) 4 2. Thiết bị thông tin thoại 4 3. Thiết bị NBDP 4 4. NAVTEX quốc tế 5 Phần II. Nội dung thực hành 5 I. Khai thác thiết bị VHF 6 1. Đặc tính và thông số kỹ thuật 6 2. Các phương thức thông tin 6 3. Thủ tục khai thác thiết bị VHF 6 Bài 1: Tiến hành phát điện cấp cứu khi tàu ở vùng biển A1 7 II. Khai thác MF/HF – DSC/SSB 9 1. Đặc tính và thông số kỹ thuật 9 2. Thủ tục khai thác MF/HF-DSC/SSB 9 Bài 4 : Sử dụng MF/HF –DSC để phát một báo động cấp cứu trên dải 8MHz 11 III. Thủ tục khai thác NBDP 11 IV. Khai thác INMARSAT – C 13 1. Giới thiệu về hệ thống và cài đặt 13 a. Dịch vụ Telex 13 b. Gọi nhóm tăng cường EGC 14 c. Gọi cấp cứu 14 d. Truyền số liệu 14 2. Thủ tục khai thác 15 V. Khai thác INMASAT-B 16 1. Khái quát chung 16 2. Thủ tục khai thác INM-B 16 Phần III. Kết luận 19 Phần I. Khái quát chung Trong hệ thống GMDSS bao gồm các hệ thống thông tin sau: • Hệ thống thông tin mặt đất • Hệ thống thông tin vệ tinh. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 1 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS I. Hệ thống thông tin vệ tinh: 1.Hệ thống thông tin INMARSAT Trong hệ thống thông tin nói chung, trong INMARSAT nói riêngcó thể cung cấp nhiều dịch vụ cho ngưòi sử dụng, các dịch vụ bao gồm : thoại, fax, truyền dữ liệu, telex, truyền hình, truyền hình hội nghị… và các chức năng có tính chất chuyên dụng như: EGC (gọi nhóm tăng cường), hệ thống quản lý tàu… 1.1. INMARSAT-A: - Là hệ thống thông tin INMARSAT đầ tiên được đưa vào hoạt động thương mại từ năm 1982, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, e-mail và các dich vụ truyền số liệu… Một trạm đầi tàu INMARSAT gồm hai phần: phần thiết bị trên boong (ADE), và phần thiết bị trong cabin. Phần thiết bị trên boong của tàu gồm có một anten parabol có đường kính từ 0.85-1.2 m được đặt trên boong có trọng lượng chỉ sao cho có thể hướng tới vệ tinh trong vùng tàu hoạt động; một bộ khuyếch đại công suất băng L và một bộ khuyếch đại tạp âm thấp; một bộ đổi tần và một vòm bảo vệ bên ngoài. Phần thiết bị trong cabin gồm khối điều khiển anten, khối xử lý tín hiệu thu phát và thiết bị cuối cho thoại và telex. - INMARSAT-A sử dụng công nghệ analog, công suất lớn,hiệu suất nhỏ, cồng kềnh, đắt, bao gồm cả 1 Tranceiver ngoài cabin và có cơ cấu điều khiển anten truy theo vệ tinh, khối prociscer trong cabin và các thuê bao ddaauf cuối ( thoại, terminor, thoại, telex, fax…). 1.2. INMARSAT-B Cải tiến và tiến bộ hơn so với INMARSAT-A. Chức năng hoàn toàn giống INMARSAT-A . Tuy nhiên nó sử dụng công nghệ số do đó nó gọn nhẹ hơn, chi phí rẻ hơn. 1.3. INMARSAT-C Là một hệ thống tối thiểu : - Có chức năng thông tin : báo động cấp cứu, thông tin thông thường. - Cung cấp các dịch vụ tối thiểu theo qui định của GMDSS: telex, data. - Nó kết hợp với một máy thu gọi nhóm tăng cường ( EGC) - Anten là anten vô hướng => gồm 3 khối cơ bản: khối anten, transceiver và prociscer trong cabin và các thuê bao đầu cuối. - Có các chức năng cấp cứu. 1.4. INMARSAT-M Giống như INMARSAT-B nhưng chức năng hạn chế hơn: thoại, fax, data (không có thoại và fax tốc độ cao). Có chức năng thông tin cấp cứu và chức năng thông thường 1.5. Mini-M Không nằm trong hệ thống GMDSS có thể coi là hệ thống bổ xung cho hệ thống INMARSAT-C. Bổ xung them các dịch vụ mà INMARSAT-C không có như: thoại, fax. Nó làm việc với vệ tinh thế hệ 3 làm việc phục vụ công tác cứu nạn ở băng M. 1.6. INMARSAT-E: Là thiết bị phục vụ cứu nạ cho các tàu nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT ( Từ 70 vĩ độ Bắc tới 70 vĩ độ Nam). 1.7. INMARSAT-F Cung cấp đầy đủ dịch vụ văn phòng trên tàu, them một dịch vụ Internet 2. Hệ thống thông tin COSPAS-SARSAT Do tính chất quan trọng của việc biết đợc vị trí bị nạn nên bốn nớc là CANADA, Pháp, Nga và Mỹ đã thiết lập ra hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT. Hệ thống này dùng để Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 2 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS thu nhận các tín hiệu cấp cứu và định vị nơi xẩy ra tai nạn trên khắp thế giới nhằm để giảm thời gian tìm kiếm tai nạn. Là một hệ thống vệ tinh nhằm trợ giúp cho việc tìm kiếm và cứu nạn, nó nhận tín hiệu từ các phao vô tuyến(Beacon) hoạt động trên các tần số 406.025MHz, 121.5MHz và 243MHz, sau đó chuyển tiếp xuống trạm LUT(Local User Terminal) để xử lý và tìm ra vị trí của Beacon. Sau đó, một tín hiệu báo động cấp cứu có các số liệu về vị trí, số nhận dạng và các thông tin khác sẽ cùng đợc gửi tới một trung tâm phối hợp và điều khiển MCC(Mission Control Centre) và một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC(Recue Co-odination Centre) quốc gia, cũng nh tới các MCC khác hoặc tới một tổ chức tìm kiếm và cứu nạn thích hợp để phối hợp hành động. Hệ thống COSPAS – SARSAT thực hiện hai dạng bao phủ mặt đất cho việc phát hiện và xác định vị trí của Beacon. Đó là dạng bao phủ tức thời và dạng bao phủ toàn cầu. Cả hai loại 121.5MHz và 406.025MHz đều hoạt động ở dạng tức thời, trong khi đó chỉ có loại 406.025MHz mới có thêm dạng bao phủ toàn cầu. + Dạng bao phủ tức thời của 121.5MHz Dạng bao phủ này, thì một EPIRB 121.5 và một trạm LUT phải ở trong vùng quan sát của vệ tinh, tín hiệu của EPIRB sẽ đợc chuyển tiếp xuống trạm LUT rồi mới đợc xử lý. Vì thế dạng tức thời không thể bao phủ toàn cầu. + Dạng bao phủ tức thời của 406.025MHz Với dạng bao phủ này, mỗi lần vệ tinh nhận đợc tín hiệu từ EPIRB 406, sự dịch chuyển doppler đo đợc cùng với các thông tin về nhận dạng, thời gian sẽ đợc chuyển tiếp tức thời xuống các trạm LUT trong vùng quan sát của vệ tinh. Các số liệu này cũng đồng thời đợc lu giữ trong bộ nhớ của vệ tinh cho các lần phát tiếp theo ở dạng bao phủ toàn cầu. + Dạng bao phủ toàn cầu của EPIRB 406.025MHz. EPIRB 406.025MHz ngoài dạng bao phủ tức thời còn cho phép bao phủ toàn cầu. Các dữ liệu thu đợc từ các phao vô tuyến sẽ đợc lu giữ lại trên vệ tinh, sau đó sẽ phát lại cho các trạm LUT khác ở những thời điểm khác. Vì vậy mỗi EPIRB có thể đợc xác định bởi nhiều trạm LUT. Hệ thống này sử dụng ba loại Beacon sau: - Loại dùng cho hàng không (ELT-Emergency locator transmitter). - Loại dùng cho hàng hải(EPIRB-Emergency position indicating radio beacon) - Loại dùng cho vị trí cá nhân(PLB-person locator beacon) - Các EPIRB hoạt động trên tần số 406MHz là một trong những phơng tiện chính để báo động cứu nạn cho phép xác định nhận dạng và vị trí tàu hoặc ngời bị nạn trong GMDSS. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 3 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS II. Hệ thống thông tin mặt đất: Hệ thống thông tin mặt đất sử dụng DSC là công nghệ cơ bản để thực hiện thông tin an toàn và cứu nạn. Những phơng thức thông tin an toàn và cứu nạn tiếp sau một cuộc gọi DSC có thể thực hiện bằng phơng thức NBDP, Telex, thoại. Trong hệ thống thông tin mặt đất bao gồm các thiết bị chính sau đây: 1.Thiết bị gọi chọn số (DSC) Đối với hệ thống thông tin liên lạc mặt đất thì thiết bị gọi chọn số DSC đóng vai trò rất quan trọng cho mục đích thông tin an toàn và cứu nạn. Thiết bị DSC là một phần công nghệ quan trọng của hệ thống GMDSS trên các dải tần MF, HF và VHF. Thiết bị DSC đợc sử dụng chủ yếu để phát báo động cấp cứu từ tàu cũng nh phát xác báo điện cấp cứu từ bờ. Thiết bị này đợc cả tàu và bờ dùng để phát chuyển tiếp các bức điện báo động cấp cứu hoặc phát các bức điện khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra, các thiết bị DSC còn đợc cả tàu và bờ dùng để gọi và bắt liên lạc trong thông tin thông thờng. Nh vậy, thiết bị DSC có nhiệm vụ thiết lập liên lạc ban đầu giữa các trạm với nhau. Để trao đổi thông tin sau khi thực hiện cuộc gọi DSC, phải dùng các phơng thức thông tin khác đã đợc thoả thuận trong bức điện DSC(thờng dùng là phơng thức NBDP, thoại qua máy MF/HF,VHF). Các thiết bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc đợc kết hợp với các thiết bị thoại trên các băng tần MF, HF và VHF. Thủ tục khai thác các thiết bị DSC đã đợc thống nhất và quy định rõ trong các khuyến nghị của tổ chức liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Thành phần cơ bản của một bức điện DSC bao gồm: Nhận dạng của trạm (hoặc nhóm trạm) đích, tự nhận dạng trạm phát và nội dung bức điện bao gồm những thông tin ngắn gọn nhất, cơ bản nhất để chỉ ra mục đích cuộc gọi. 2. Thiết bị thông tin thoại Các thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải tần MF, HF và VHF ở các chế độ J3E,H3E (cho tần số cấp cứu 2182KHz) và G3E. Các thiết bị thông tin thoại này cũng đợc dùng để gọi cấp cứu khẩn cấp và an toàn. Đây là các thiết bị thông tin chính phục vụ cho thông tin hiện trờng giữa một tàu bị nạn với các đơn vị làm nhiệm vụ cứu nạn. Trên mỗi dải tần làm việc của các thiết bị thông tin thoại đều có ít nhất một tần số cấp cứu quốc tế dành cho các thông tin cấp cứu. Đồng thời các thiết bị này sẽ đáp ứng các dịch vụ thông tin công cộng khác trong nghiệp vụ thông tin lu động hàng hải. 3. Thiết bị NBDP Các thiết bị NBDP - thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS, để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra các thiết bị NBDP nhằm đáp ứng các dịch vụ thông tin trên các dải sóng VTĐ mặt đất giữa tàu với bờ và ngợc lại. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 4 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS Các thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF, ở chế độ ARQ dùng để trao đổi thông tin giữa hai đài. Chế độ FEC có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng VTĐ hàng hải đều đợc thiết kế một tần số giành riêng cho cấp cứu khẩn cấp và an toàn bằng các thiết bị NBDP. 4. NAVTEX quốc tế Navtex quốc tế là một dịch vụ truyền chữ trực tiếp trên tần số 518 khz-là tần số navtex quốc tế, sử dụng kỹ thuật truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP và chế độ phát FEC, để truyền những thông tin an toàn hàng hải MSI bằng tiếng Anh trong phạm vi phủ sóng cách bờ khoảng 400 hải lý. Dịch vụ của Nevtex bao gồm cả dự báo về thời tiết và khí tợng, các loại thông báo hàng hải, các thông tin về khẩn cấp và an toàn, sẽ truyền tới tất cả các tàu nằm trong vùng phủ sóng của Navtex. Khả năng lựa chọn của máy thu cho phép ngời sử dụng chỉ cần thu những thông tin cần thiết . Các trang thiết bị thông tin VTĐ trong hệ thống GMDSS trang bị cho các tàu biển(qui định chung cho tất cả các tàu hoạt động trên biển – không phụ thuộc vào vùng biểnmà tàu hoạt động) Bao gồm: 1. Máy thu phát VHF: - Có khả năng phát và trực canh lien tục bằng DSC trên kênh 70 - Có các tần số của kênh thoại 156.8 MHz (kênh 16), 156.650 MHz (kênh 13), 156.30 MHz (kênh 6). Thiết bị thu phát DSC trên kênh 70 có thể là độc lập hoặc kết hợp với thiết bị thu phát VHF thoại. 2.Thiết bị phản xạ radar- RADAR TRANSPONDER : Hoạt động trên dải tần số 9GHz phục vụ tìm kiếm và cứu nạn – SART. 3.Thiết bị thu nhận thông tin an toàn hang hải- MSI. Là máy thu NAVTEX, nếu tàu hoạt động trong vùng biển có các dịch dịch vụ NAVTEX quốc tế. Nếu tàu hoạt động ở vùng biển không có dịch vụ NAVTEX quốc tếthì phải được trang bị máy thu gọi nhóm tăng cường EGC – Enhand Group Call. 4. Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh: EPIRB vệ tinh có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tinh quĩ đạo cực hoạt động trên tần số 406.025 MHz. Hoặc nếu tàu chỉ hoạt động ở vùng bao phủ của vệ tinh INMARSAT, thì EPIRB vệ tinh phải có khả năng phát báo động cấp cứu qua vệ tin INMARSAT hoạt động ở băng L. Phao định vị vô tuyến này phải được đặt ở vị trí dễ dàng, thuận tiện, có khả năng hoạt động bằng tay, tự nổi khi tàu chìm, đắm và tự động hoạt động khi nổi. 5. VHF – Two-way radio: Phục vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạnảtên các kênh cấp cứu và an toàn : kênh 16, kênh 13 và kênh 6. Trên đây là những trang thiết bị tối thiểu bắt buộc với mọi tàu phải trang bị khi hoạt động trên biển. Tuỳ thuộc vào vùng biển mà tàu hoạt động mà các tàu phải được trang bị thêm các trang thiết bị cần thiết để hoạt động trong vùng biển tương ứng để đảm bảo các điều kiện về an toàn và cứu nạn hàng hải. Phần II. Nội dung thực hành Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 5 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS I. Khai thác thiết bị VHF 1. Đặc tính và thông số kỹ thuật • VHF trong thông tin hàng hải là thiết bị thông tin đặc trưng của vùng biển A1 với cự ly thông tin điển hình 20÷30 hải lý . • Dải tần : - Tần số phát : 156.050~157.425MHz - Tần số thu : 156.050~162.000MHz • Được chia làm các kênh từ 1-28 và từ 60-88 cho cả hai loại kênh cơ bản là kênh Internationnal và kênh Americal và các kênh “Weather chanel” từ Wx0 đến Wx10, được phân loại như sau : - Kênh 16 được sử dụng cho cấp cứu thoại cũng như gọi và trả lời trong thông tin thông thường nhưng không được kéo dài quá 1 phút. - Kênh 70 được dành riêng để thu phát DSC trong cả hai trường hợp phát cấp cứu và thông thường. - Các kênh còn lại được dùng cho thông tin cấp cấp cứu thoại. - Các kênh symplex(Tx=Rx) là các kênh 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 60, 61, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 77. - Các kênh còn lại là các kênh Duplex(Tx#Rx) 2. Các phương thức thông tin - Thông tin thoại trên các kênh của VHF - Thông tin DSC (kênh 70) Với các chức năng sau : - Phát báo động cấp cứu (Distress Alert) - Phát loan báo khẩn cấp và an toàn (Urgency và Safety) - Kết nối thông tin thông thường (Iduvidual) *. Cách đọc trong hàng hải : A : Alfa B : Bravo C : Charlie D : Delta E : Echo F : Foxtrot G : Golf H : Hotel I : Indian J : Juliet K : Kilo L : Lima M : Mike N : November O : Oscar P : Papa Q : Quebec R : Romeo S : Seirra T :Tango U : Uniform V : Victor W : Whiskey X : Xray Y : Yankee Z : Zulu 3. Thủ tục khai thác thiết bị VHF a. Thông tin cấp cứu trong vùng biển A1 Bước 1: Phát báo động cấp cứu(Distres Alert) bằng phương thức DSC trên kênh 70 • Trường hợp 1: Báo động cấp cứu tức thời Áp dụng cho trường hợp khai thác viên không đủ thời gian chuẩn bị bức điện cấp cứu, mà chỉ việc bấm núm “DISTRESS”, lúc này một báo động cấp cứu được phát đi với các thông số quan trọng của tàu bị nạn gồm : ID của tàu bị nạn Tính chất bị nạn : mặc định là không xác định (Undersingnated) Vị trí /thời gian : cập nhật tự động từ GPS • Trường hợp 2: Phát báo động cấp cứu có cập nhật thông tin Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 6 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS Khai thác viên có đủ thời gian để chuẩn bị bức điện gọi cấp cứu, tiến hành cập nhật những thông tin quan trọng của cuộc gọi cấp cứu : vị trí, thời gian, tính chấy bị nạn, phương thức thông tin cấp cứu … Ấn MENU chọn 1.DISTRESS CALL EDIT và ấn Enter Sau đó cập nhật các thông số, ấn Enter để chấp nhận thay đổi. Ấn DISTRESS bức điện được gửi đi và đồng thời có tiếng bip báo động đổ liên tục . Bước 2: Phát điện cấp cứu (Distress Message) bằng phương thức thoại trên kênh 16 - Sau khi nhận được xác báo báo động cấp cứu từ đài tàu khác bằng DSC. Tắt báo động bằng cách ấn STOP và chuyển sang bước 2 phát điện cấp cứu. - Nhấc tổ hợp phát điện cấp cứu bằng thoại với nội dung như sau : MAYDAY THIS IS 9 số nhận dạng /tên tàu /hô hiệu /hoặc nhận dạng khác của tàu bị nạn Vị trí Tính chất bị nạn Yêu cầu trợ giúp Thông tin thuận tiện cho việc tìm kiếm cứu nạn MAYDAY OVER Sau đó đó là xác báo bằng thoại của đài bờ theo quy định - Chú ý : Kết thúc cuộc gọi có từ OVER để báo hiệu hết điện và yêu cầu trả lời. Để hiểu rõ hơn ta xét ví dụ minh họa sau : Bài 1: Tiến hành phát điện cấp cứu khi tàu ở vùng biển A1 Giả sử tàu tên là BLACK DRAGON có số nhận dạng 574005000, call sign 3whm tọa độ 16 0 06’00N, 108 0 13’00E . Tàu bị cháy, yêu cầu hỗ trợ dập lửa, khói không độc . • Bước 1: Phát báo động cấp cứu DSC trên kênh 70 (156.525Mhz) Trường hợp 1: Báo động cấp cứu tức thời B1: Mở nắp bảo vệ phím DISTRESS BUTTON B2: Ấn và giữ phím phím DISTRESS 6 giây Trường hợp 2: Phát báo động cấp cứu có cập nhật thông tin - Ấn MENU , màn hình LCD hiển thị cửa sổ DSC MENU - Dùng các phím ∆ / ∇ trên bảng điều khiển để chọn 1.DISTRESS CALL EDIT + ENTER - Tại cưa sổ DISTRESS CALL EDIT dùng các phìm nên/xuống ,trái /phải chọn thông sổ và ấn ENTER để chấp nhận thay đổi - Ấn phím DISTRESS bức điện được gửi đi và đồng thời có tiếng bip báo động liên tục. • Bước 2 Phát điện cấp cứu bằng phương thức thoại , kênh 16(156.8MHz) - Khi nhận được báo động cấp cứu từ đài khác bằng DSC, tắt báo động bằng cách ấn TOP và chuyền sang bước hai phát điện cấp cứu, với nội dung : MADAY THIS IS FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-FIVE-ZERO-ZERO-ZERO MOTOR VESSEL “BLACK DRAGON” CALL SIGN THREE WHISKEY HOTEL MIKE(3WHM) MY POSITION LATITUDE ONE SIX DEGREES ZERO SIX MINUTES NORTH, LONGTITUE ONE ZERO EIGHT DEGREES ONE THREE MINUTES EAST AT 0307UTC I AM ON FIRE AFTER EXPLOSION Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 7 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS I REQUIRE FIRE FIGHTING ASSISTANCE SMOKE NOT TOXIC MAYDAY OVER Sau đó nhận được xác báo từ đài bờ : MADAY MOTOR VESSEL “BLACK DRAGON” CALL SIGN THREE WHISKEY HOTEL MIKE(3WHM) FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-FIVE-ZERO-ZERO-ZERO(574005000) THIS IS “HAI PHONG RADIO” ZERO-ZERO-FIVE-SEVEN-FOUR-ONE-ZERO-FOUR-ZERO(005741040) RECEVED YOUR DISTRESS MESSAGE OVER b. Thông tin khẩn cấp và an toàn Bước 1: Phát điện loan báo khẩn cấp/an toàn bằng DSC trên kênh 70 - Ấn MENU , màn hình LCD hiển thị cửa sổ DSC MENU - Sau đó dùng phím ∆ / ∇ để chọn 2. ALL SHIP CALL EDIT + ENTER - Khi đó màn hình hiện ra ALL SHIP CALL EDIT , dùng các nút lên xuống, trái phải để lựa chọn các thông số thích hợp trong đó : Format :chọn ALL SHIP Category : chọn Urgency/Safety Working CH : Chọn kênh phát thoại (Symplex) Ấn ENTER để chấp nhận các thông số , tiếp đó ấn CALL để phát bức điện . Bước 2 : Phát điện khẩn cấp bằng thoại - Chuyển về kênh thoại đã ấn định trong loan báo khẩn cấp trước đó - Dùng Handset để phát điện khẩn cấp với nội dung như sau : PANPAN/SERCURITY (lặp 3 lần) ALL STATIONS (lặp 3 lần) THIS IS MMSI/CALL SIGN Vị trí The text of urgency/safety message Over/Master Bài 2: Sử dụng VHF/DSC để phát báo động khẩn cấp sau đó phát một bức điện khẩn cấp bằng thoại (Trên kênh phát thoại 68 -156.425MHz) Giả sử tàu tên là BLACK DRAGON có số nhận dạng 574005000, call sign 3whm tọa độ 16 0 06’00N, 108 0 13’00E. Máy tàu bị hỏng mất khả năng điều động , các tàu quan sát và tránh xa 5 dặm, yêu cầu trợ giúp của tàu kéo . • Bước 1: Phát điện loan báo khẩn cấp bằng DSC trên kênh 70 - Ấn MENU , màn hình LCD hiển thị cửa sổ DSC MENU - Sau đó dùng phím ∆ / ∇ để chọn 2.ALL SHIP CALL EDIT + ENTER - Khi đó màn hình hiện ra ALL SHIP CALL EDIT , dùng các nút lên xuống, trái phải để lựa chọn các thông số thích hợp trong đó : Format :chọn ALL SHIP Category : chọn Urgency Working CH :68 (Simplex) - Ấn ENTER để chấp nhận các thông số , tiếp đó ấn CALL để phát bức điện khẩn cấp . • Bước 2 : Phát điện khẩn cấp bằng thoại Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 8 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS - Chuyển về kênh thoại đã ấn định trong loan báo khẩn cấp trước đó - Dùng Handset để phát điện khẩn cấp với nội dung như sau : PANPAN PANPAN PANPAN ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS THIS IS MOTOR VESSEL “BLACK DRAGON” FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-FIVE-ZERO-ZERO-ZERO (574005000) CALL SIGN THREE WHISKEY HOTEL MIKE (3WHM) MY POSITION LATITUDE ONE SIX DEGREES ZERO SIX MINUTES NORTH, LONGTITUE ONE ZERO EIGHT DEGREES ONE THREE MINUTES EAST MY ENGINE TROUBLE, I AM NOT UNDERCOMMAND PLEASE ALL SHIP IN VICINITY KEEP A SHARP LOOK OUT AND KEEP CLEAR OF ME ABOUT 5 NAUTICAL MILE. I REQUIRE TUG ASSISTANCE. OVER/MASTER Bài 3 : Sử dụng VHF DSC để phát báo động an toàn, sau đó phát một bức điện an toàn bằng thoại (kênh phát thoại là 09 - 6.45MHz) • Bước 1: Phát điện loan báo an toàn bằng DSC trên kênh 70 - Working CH :9 (Simplex) • Bước 2 : Phát điện an toàn bằng thoại - Chuyển về kênh thoại đã ấn định trong loan báo khẩn cấp trước đó - Dùng Handset để phát điện khẩn cấp với nội dung như sau : SERCURITY SERCURITY SERCURITY ALL STATIONS ALL STATIONS ALL STATIONS THIS IS MOTOR VESSEL “BLACK DRAGON” FIVE-SEVEN-FOUR-ZERO-ZERO-FIVE-ZERO-ZERO-ZERO (574005000) CALL SIGN THREE WHISKEY HOTEL MIKE (3WHM) DANGEROUS WRECK LOCATED IN POSITION IN NAUTICAL MILES SOUTH OF PETER REEF OVER/MASTER II. Khai thác MF/HF – DSC/SSB 1. Đặc tính và thông số kỹ thuật - Dải tần : Tần số phát 1.6 MHz ~ 27.5Mhz với độ dịch tần là 100 Hz Tần số thu 90 KHz ~ 29.999 MHz với độ dịch tần là 10 Hz - Độ ổn định tần số là 10 Hz - Các phương thức phát xạ : J3E : thoại đơn biên không sống mang H3E : thoại đơn biên có sóng mang F 1 B, J 2 B: DSC và NBDP - Nguồn cung cấp: 100-200/200-240 AC ±10%, 50/60Hz - Cấu trúc của JSS-710, gồm : NCH-700: Thiết bị đầu cuối (MF/HF) –phương thức DSC/SSB NDZ-800: Thiết bị đầu cuối số liệu – phương thức NBDP NGK-800: Máy in 2. Thủ tục khai thác MF/HF-DSC/SSB Khai thác thông tin MF/HF –DSC/SSB trong phòng mô phỏng gồm : Thông tin thoại SSB(J3E) Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 9 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS Thông tin DSC *. Thủ tục thông tin cấp cứu ở dải MF/HF Tùy vùng hoạt đọng của tàu mà ta chọn tần số thích hợp : Nếu tàu hoạt động ở vùng biển A2, dải tần được chọn là 8 MHz Nếu tàu hoạt động ở vùng biển A3, A4, dải tần được sử dụng là 8 MHz Thông tin cấp cứu được thực hiện theo hai bước : Bước 1 : Phát báo động cấp cứu bằng phương thức DSC Trường hợp 1: Phát báo động cấp cứu tức thời Ấn 2187.5/8414.5 để chọn tần số DSC Ấn Tx để cấp nguồn cao áp cho máy phát Ấn đồng thời SEND + START STOP       khoảng hơn 1 giây , khi đó tín hiệu báo động cấp cứu được gửi đi, các đài MF/HF trong vùng phủ sóng sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo cứu nạn này với nội dung như sau : FORMAT : DISTRESS DIST ID N OF D: UNDESG DISTRESS POSITION DIST –UTC TELECOMM:J3E TEL EOS :EOS Trường hợp 2 : phát báo động cấp cứu cập nhật đủ thông tin Chọn DSC →FILE →1→ENT Dùng nút [.] và nút lên xuống để cập nhật các thông số : FORMAT DIST ID N OF D POSITION DIST –UTC TELECOMM EOS :EOS Nếu chấp nhận ENTER tất cả các bước trên, chu trình cập nhật hoàn chỉnh sẽ hiển thị như sau : FILE 1:000000000FIN EOS :EOS Phát điện cấp cứu bằng cách ấn CALL ,ấn START STOP       nếu muốn dừng phát điện Hiển thị : 5T-CALL MF/HF FORMAT : DISTRESS Bước 2 : Phát thông tin cấp cứu bằng phương thức thoại (J3E) sau khi nhận được xác báo MAYDAY THIS IS MMSI/Tên tàu /Hô hiệu Vị trí tàu bị nạn Tính chất bị nạn Yêu cầu giúp đỡ Thông tin thuận tiện cho việc tìm kiếm cứu nạn Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 10 Lớp : ĐTV47-ĐH . thống GMDSS bao gồm các hệ thống thông tin sau: • Hệ thống thông tin mặt đất • Hệ thống thông tin vệ tinh. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 1 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS I định nhận dạng và vị trí tàu hoặc ngời bị nạn trong GMDSS. Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Bình 3 Lớp : ĐTV47-ĐH BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN GMDSS II. Hệ thống thông tin mặt đất: Hệ thống thông. chúng em làm quen với các thiết bị trong hệ thống GMDSS và nguyên lý cơ bản của các thiết bị để từ đó có thể áp dụng trong khai thác các thiết bị GMDSS trong thực tế . Nội dung thực tập gồm 3

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w