1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BTL-ĐỀ3_ĐẶNG ĐÌNH TOÀN_ĐTV-48ĐH potx

29 576 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS MỞ ĐẦU Ngày nay, ngành giao thông vận tải trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang phát triển rất mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển này thì yêu cầu về vấn đề an toàn sinh mạng người đi biển, an toàn cho tàu và hàng hoá càng được quan tâm nhiều hơn. Để nâng cao vấn đề an toàn sinh mạng cũng như tài sản trên biển, ngày nay các tàu đã và đang trang bị cho mình những thiết bị thông tin hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến, dần thay thế các hệ thống cũ. Cũng từ đó mà hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn Hàng hải toàn cầu GMDSS_Global Maritime Distress and Safety System đã ra đời dưới sự phê duyệt của tổ chức Hàng hải quốc tế IMO_International Maritime Organization. Việc thông tin được thực hiện bằng các phương thức thông tin khác nhau, trong đó phương thức truyền chữ trực tiếp băng hẹp NBDP_Narow Band Ditect Printing. Đây là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS để hỗ trợ trong việc thông tin cấp cứu khẩn cấp và an toàn Hàng hải. Phương thức NBDP hoạt động trên dải sóng MF/HF với 2 phương thức đó là: ARQ_Automatic Request Retransmit ( Tự động phát lại khi có yêu cầu ). Phương thức này dùng để thông tin giữa 2 đài. FEC_Forward Error Correction ( sửa lỗi trước ). Phương thức này dùng để phát các thông tin có mang tính chất thông báo tới nhiều đài. * Nội dung bài tập lớn bao gồm các phần sau: I. Nội dung chính: 1. Tổng quan về hệ thống GMDSS. 2. Cơ sở lý thuyết. 3. Nội dung chi tiết. II. Kết luận. * Tài liệu tham khảo: - Bài giảng chi tiết. - GMDSS_limited. - GMDSS_Handbooks. - Hệ thống thông tin vệ tinh: Thầy Nguyễn Ngọc Sơn - Khai thác thông tin hàng hải: Thầy Nguyễn Ngọc Sơn - Đồ án tốt nghiệp các khóa trước. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:1 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GMDSS 1. Khái niệm chung Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:2 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - GMDSS_Global Maritime Distress and Safety System: Là hệ thống thông tin mới phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu đã được các nước thành viên IMO ( International Maritime Organization ) thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ xung công ước an toàn sinh mạng trên biển SOLAS_74/88. Sự ra đời GMDSS là một nỗ lực lớn lao của IMO trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu. - GMDSS với sự ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại và công nghệ thông tin vệ tinh đã phát triển cùng với sự tham gia của các quốc gia thành viên còn có sự phối hợp của nhiều tổ chức quốc tế khác như: + Liên minh viễn thông quốc tế ITU. + Tổ chức thông tin vệ tinh di động Quốc tế (INMARSAT). + Hệ thống vệ tinh hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn (COSPAS - SARSAT). + Tổ chức khí tượng thế giới (WMO). - GMDSS, được định nghĩa và quy định trong chương IV của SOLAS74 sửa đổi và bổ xung năm 1988, theo đó GMDSS bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.2.1992 và được thực hiện đầy đủ từ ngày 1.2.1999, IMO đã có những quy định để GMDSS thay thế và loại bỏ từng bước hệ thống cũ nó sử dụng nhiều công nghệ thông tin mới và hiện đại: + Công nghệ DSC và công nghệ Telex (NBDP). + Các hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT và COSPAS_SARSAT. + Thông tin cứu nạn nhiều chiều ( tàu–bờ, bờ–tàu, tàu–tàu ). + Hình thành các Trung tâm phối hợp cứu nạn (RCC). - GMDSS là hệ thống được hình thành trên cơ sở kết hợp các dịch vụ của nhiều hệ thống như: + Thông tin vệ tinh: INMARSAT và COSPAS-SARSAT, + Thông tin mặt đất : • Các phương thức : thoại, telex NBDP, gọi chọn số DSC, • Các dải tần số : MF/ HF và VHF. 2. Các chức năng thông tin của hệ thống GMDSS: Theo IMO, GMDSS bao gồm 9 chức năng thông tin chính cần được thực hiện bởi tất cả các tàu và yêu cầu về trang thiết bị vô tuyến cần thiết để thực hiện các chức năng đó trong những vùng biển mà tàu đang hoạt động. Hay nói cách khác, bất kể các tàu hoạt động ở vùng biển nào nó phải được trang bị thiết bị vô tuyến có khả năng thực hiện 9 chức năng thông trong suốt cuộc hành trình của mình 9 Chức năng được chia tháng 3 nhóm đó là: Nhóm 1: Thuộc nhóm chức năng ( Distress ): Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:3 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ. - Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu. - Phát và thu, báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu. - Phát và thu, các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn. - Phát và thu các thông tin hiện trường. - Phát và thu các tín hiệu định vị. Nhóm 2: Thuộc nhóm chức năng ( Safety ): - Phát và thu các thông tin an toàn hàng hải. - Thông tin giữa các buồng lái. Nhóm 3: Thuộc nhóm chức năng ( General or Public ): - Phát và thu các thông tin thông thường. 3. Cấu trúc của hệ thống GMDSS Tính tổ hợp và tính toàn cầu của hệ thống GMDSS không chỉ thể hiện ở đặc trưng và chức năng mà còn thể hiện ở cấu trúc hệ thống. Cấu trúc hệ thống GMDSS được phân thành hai phần chính: Hệ thống thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất. 3.1. Thông tin vệ tinh Hệ thống thông tin vệ tinh là một là một đặc trưng quan trọng của hệ thống GMDSS. Hệ thống thông tin vệ tinh trong GMDSS gồm có: thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT và thông tin qua hệ thống vệ tinh COSPAS – SARSAT. 3.1.1. Hệ thống INMARSAT Hệ thống vệ tinh INM với các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên dải tần 1.5 MHz – 1.6 MHz, cung cấp cho các tàu có lắp trạm đài tàu vệ tinh một phương tiện báo động và gọi cấp cứu có khả năng thông tin hao chiều bằng phương thức telex và vô tuyến điện thoại.Ngoài ra các vệ tinh INMARSAT còn được sử dụng như một phương tiện chính thức để thông báo thông tin an toàn hàng hải MSI cho các vùng không được phủ sóng bởi dịch vụ NAVTEX. Hệ thống INM bao gồm các khâu: - Khâu không gian - Khâu đài bờ mặt đất - Khâu đài di động Các thiết bị thông tin trong hệ thống INM: - INM – A: Cung cấp các dịch vụ như: thoại, telex, fax, e – mail và dịch vụ truyền số liệu. Sử dụng kĩ thuật tương tự, kích thước cồng kềnh, trọng lượng lớn nên hiện nay hầu như không sử dụng. - INM – B: Sử dụng công nghệ kĩ thuật số, có dịch vụ thông tin giống INM – A. - INM – C: hệ thống này có ưu điểm là đơn giản, giá thành rẻ, kích thước nhỏ gọn, giá thành thiết bị và cước phí khá thấp so với INM – A/B. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:4 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - INM – M: Là sự phát triển của INM – B nhưng kích thước nhỏ gọn và giá thành rẻ hơn. Các dịch vụ thông tin : thoại, fax và truyền dữ liệu. - INM – E: Là EPIRB vệ tinh hoạt động trên băng L qua hệ thống INM, được dùng như một phương tiện báo động cứu nạn cho các tàu hoạt động nằm trong vùng bao phủ của vệ tinh INM. - Máy thu gọi nhóm tăng cường EGC: là máy thu chuyên dụng để thu các thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải trong hệ thống vệ tinh INM. Nó được thiết kế để đủ khả năng tự động trực canh liên tục trong mạng Safety NET. Máy thu EGC là thiết bị bắt buộc trang bị trong hệ thống GMDSS đối với các tàu hoạt động ở ngoài vùng phủ sóng của dịch cụ NAVTEX quốc tế. Các dịch vụ của hệ thống INM : - Báo động cấp cứu chiều tàu - bờ - Báo động cấp cứu chiều bờ - tàu - Báo động cấp cứu chiều tàu - bờ thông qua mạng lưới International Safety NET. - Thông tin tìm kiếm cứu nạn - Thông tin hiện trường - Thông tin an toàn hàng hải - Thông tin thông thường 3.1.2. Hệ thống COSPAS – SARSAT Hệ thống COSPAS – SARSAT là một hệ thống thông tin trợ giúp tìm kiếm cứu nạn, được thiết lập để xác định vị trí của thiết bị EPIRB trên tần số 121.5 MHz hoặc 406.025 MHz. Hệ thống COSPAS – SARSAT được sử dụng để phục vụ cho tất cả các tổ chức trên thế giới có trách nhiệm tìm kiếm và cứu nạn trên biển , trên không và trên đất liền. Đây là một hệ thống vệ tinh mang tính chất quốc tế. Cấu trúc hệ thống COSPAS – SARSAT được mô tả như hình vẽ : 2.1.3. Các trạm vệ tinh măt đất. Các trạm vệ tinh mặt đất bao gồm: - Các trạm đài tàu SES: là các trạm INM – A/B/C/M, có chức năng gọi báo động cấp cứu chiều tàu - bờ. - Các trạm mặt đất LES - Các trạm phối hợp mạng NCS 3.2. Hệ thống thông tin mặt đất - Thiết bị gọi chọn số DSC: thiết bị này hoạt động ở dải MF,HF và VHF. Các thiết bị này được sử dụng để phát báo động cấp cứu từ tàu cũng như phát báo nhận điện cấp cứu từ bờ, chuyển tiếp các báo động cấp cứu hoặc thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra, DSC còn được sử dụng để bắt liên lạc đối với thông tin thông thường. - Thiết bị thông tin thoại: chức năng cũng dùng để gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Thiết bị làm việc trên dải sóng MF, HF và VHF ở các chế độ J3E, H3E. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:5 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - Bộ phát đáp radar tìm kiếm cứu nạn – SART: là phương tiện chính trong hệ thống GMDSS để xác định vị trí tàu bị nạn hoặc xuồng cứu sinh của tàu bị nạn đó. - EPIRB VHF – DSC. - NAVTEX quốc tế. - Thiết bị NBDP: là một bộ phận cấu thành trong hệ thống GMDSS để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. II. HỆ THỐNG NBDP 1. Các đặc điểm chung của công nghệ NBDP sử dụng trong thông tin GMDSS: Trước khi hệ thống GMDSS ra đời, thông tin Morse đóng một vai trò rất quan trọng trong thông tin cấp cứu, khẩn cấp, an toàn hàng hải và cả đối với thông tin thông thường. Tuy nhiên phương thức thông tin này bộc lộ rõ những hạn chế của nó là thu phát bằng nhân công và không có khả năng phát hiện và sửa lỗi. Để khắc phục hạn chế này song song với sự ra đời của các thiết bị vô tuyến công nghệ cao trong hệ thống GMDSS như INMARSAT, DSC, EPIRB 406, thì thiết bị truyền chữ băng hẹp NBDP ( Telex over Radio) xuất hiện. Thiết bị này có nhiều tính năng ưu việt hơn so với phương thức thông tin Morse. Thực chất NBDP là phương thức chuyển những thông tin tín hiệu điện báo lên một kênh vô tuyến nào đó. Hệ thống NBDP sử dụng phương pháp phát hiện và sửa lỗi đặc biệt do ảnh hưởng của nhiễu đường truyền gây ra. Thiết bị điện báo truyền chữ băng hẹp NBDP được kết nối với máy MF/HF và được sử dụng cho thông tin liên lạc thông thường và thông tin cứu nạn, an toàn hàng hải giữa tàu với bờ và giữa tàu với tàu. Kĩ thuật NBDP có thể thực hiện truyền dẫn theo hai phương pháp đó là telex vô tuyến mặt đất ở dải MF/HF và phương pháp truyền dẫn theo thông tin vệ tinh. - NBDP hoạt động trên các dải tần MF và HF dành riêng cho thông tin hàng hải, nó không sử dụng để phát các thông tin ở dải VHF. MF : 415 KHz ÷ 535 KHz. HF : 1605 KHz ÷ 4000 KHz. 4000 KHz ÷ 27500 KHz . - NBDP hoạt động ở hai chế độ đó là: + F1B: Điện báo thu tự động điều tần không sử dụng sóng mang phụ. + J2B: Điện báo thu tự động không sóng mang, điều chế hai lần 2. Mã truyền chữ băng hẹp NBDP Mã truyền chữ băng hẹp NBDP là loại mã 7 bit phát hiện lỗi. Với 7 bít cho ta 128 tổ hợp mã nhưng do chỉ sử dụng tổ hợp mã để mã hóa cho các kí tự nên gọi là bộ mã vơi. Trong bộ mã NBDP các tổ hợp mã đều có chung một tỉ lệ 4B/3B với : Y : kí hiệu của tần số thấp để phát đi, quy ước là bít “1” Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:6 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS B : kí hiệu tần số cao để phát đi, quy ước là bít “0” Trong 35 tổ hợp mã người ta sử dụng 32 tổ hợp dùng để chuyển đổi 1 -1 sang mã ITA2 còn thưa 3 từ mã dùng để điều khiển kênh vô tuyến, kí hiệu α, β, γ. Mã NBDP có khả năng phát hiện lỗi nhờ quy luật 4B/3Y. Từ các phương thưc sửa lỗi mà ta quy định các kiểu làm việc của NBDP là: Mode A – ARQ hay Mode B – FEC. 3.Tín hiệu thông dải Trong thông tin hàng hải thì tín hiệu truyền chữ băng hẹp NBDP phát ở dải MF/HF: MF ở dải 0.4 MHz và 2 MHz HF ở các dải 4,6,8,12,16,22 và 25 MHz NBDP không định kênh ở VHF - Phương thưc điều chế : F1B và J2B. Ở phương thức điều chế J2B có độ dịch tần là 170 Hz điều chế sóng mang phụ 1700 Hz. - Tốc độ điều chế : 100 bps tính với tín hiệu, thời gian truyền một bít là 10s. - Độ rộng băng thông : 270 ÷ 340 Hz với độ suy giảm là 6 dB. 4.Các chế độ hoạt động của NBDP Hệ thống NBDP hoạt động ở hai chế độ Mode A – ARQ ( Automatic Request Retransmit) và chế độ mode B – FEC ( Forward Error Correction), trong đó: - Mode ARQ được sử dụng trong thông tin truyền chữ giữa hai đài có hai số nhận rạng riêng biệt. - Mode B – FEC được sử dụng trong trường hợp phát thông tin quảng bá. 5. Các phương thức sử dụng trong NBDP: Để thông tin giữa hai trạm với nhau, ở NBDP người ta dùng 2 phương thức. 5.1 Phương thức ARQ_Automatic Retransmit ReQuest: Tự động yêu cầu phát lại. Với phương thức thông tin này thì yêu cầu cả hai đài phải có các máy thu và máy phát hoạt động đồng bộ với nhau. Nguyên lý sửa lỗi của ARQ như sau: ARQ sử dụng thông tin theo kiểu bán song công. Trạm phát gửi các thông tin theo từng khối, mỗi khối gồm 3 ký tự.Trạm thu sẽ thu và gửi xác nhận lại phía phát, nếu thông tin thu được chính xác thì phía thu sẽ phát các khối tiếp theo. Trong trường hợp thu có lỗi thù bên thu sẽ yêu cầu phía Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:7 Lớp: ĐTV_48ĐH Thông tin Phản hồi ISS IRS BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS phát lại khối thông tin bị lỗi đó. Việc phát lại các khối bị lỗi có thể lặp lại 32 lần, sau 32 lần mà vẫn bị lỗi thì đường truyền sẽ bị huỷ bỏ, lúc này 2 đài phải tiến hành thủ tục bắt tay lại. Việc kiểm tra sai trong quá trình thong tin gồm các vấn đề sau: - Phát hiện sai: Bên thu có thể sử dụng một phương pháp phát hiện nào đó để kiểm tra, khi kiểm tra xong nó sẽ phát đi: + Một xác báo ACK tích cực khi thu được Frame đúng. + Một xác báo ACK không tích cực khi thu được Frame sai. - Bên phát nhận xác báo và cũng kiểm tra: + Nếu ACK đúng thì sẽ phát Frame tiếp theo. + Nếu không có xác báo hoặc nhận được tín hiệu nhưng bị sai thì phát lại Frame trước đó ( tương ứng với ACK sai ). 5.2 Phương thức FEC_Forward Error Correction: Là phương pháp sửa lỗi trước. - Với phương thức này, nếu bất kỳ 1 chữ cái nào xảy ra lỗi trong nội dung bức điện sẽ xuất hiện chỗ trống hoặc dấu (*). Khi sử dụng chế độ FEC thì sẽ không có quá trình phát tin hiệu phản hồi từ đài thu tới đài phát. Chế độ này được sử dụng để phát quảng bá, phát các thông tin khí tượng, cảnh báo Hàng hải, bức điện Telex cho các thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn Hàng hải. - Mỗi ký tự sẽ được phát 2 lần, lần phát thứ nhất cách lần phát thứ hai 280ms để giảm xác suất lỗi có thể xảy ra. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:8 Lớp: ĐTV_48ĐH Thông tin Phản hồi (không có) ISS IRS • Time - diversity transmission DX position RX position • • • • • • • • E G M M S E E S A G E S S A 280ms t BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - Phương thức FEC được thực hiện ở 2 chế độ: FEC_Colective và FEC_Selective. 5.2.1: Đặc điểm và nguyên lý FEC_Colective của NBDP: - Ở chế độ FEC chung thì tín hiệu gọi khởi đầu, thông tin và tín hiệu kết thúc thông tin được mã hoá theo tỷ lệ 3Y/4B. Khi phát thông tin ở chế độ này thì thông tin chỉ được phát theo 1 chiều từ đài phát tới đài thu và được phát 2 lần ngắt quãng nhau 280ms: + Lần phát đầu: Phát Dx. + Lần phát thứ 2: Phát Rx. - Khi thu thì tất cả các đài nằm trong khu vực, vùng phủ sóng sẽ được thu, thu mỗi ký tự 2 lần Dx và Rx. Khi thu đài sẽ kiểm tra Dx và Rx theo quy luật 3Y/4B và được hiểu như sau: + Nếu Dx và Rx trùng nhau và đều đúng luật 3Y/4B thì ký tự nay sẽ được in ra. + Nếu 2 ký tự khác nhau ( xác suất rất nhỏ ) thì cho in dấu (*). + nếu đúng 1 trong 2 lần thì cho in ký tự không bị lỗi, trong trường hợp này có thể xảy ra lỗi bù. + Nếu cả 2 lần đều thu sai thì ký tự không được in ra mà thay vào đó là in dấu (*). 5.2.1. Đặc điểm và nguyên lý FEC_Selective của NBDP : - Ở chế độ này một đài phát phát tín hiệu tới nhiều đài thu, trong đó các đài thu sẽ được địa chỉ hoá, nếu đài nào đúng thì sẽ thu tin hiệu. - Việc thông tin theo chế độ này sẽ không được thuận tiện, thường được sử dụng trong thông tin 1 chiều. - Đài phát sẽ phát các thông tin tới đài thu, mỗi từ mã sẽ được phát 2 lần liên tục ( lần 1 đầu phát Dx, lần 2 phát Rx ) với khoảng thời gian giãn cách là 280ms. Trong chế đọ này chỉ có các tín hiệu khởi đầu được mã hoá theo tỷ lệ 3Y/4B còn thông tin và tín hiệu gọi kết thúc được mã hoá theo tỷ lệ 3B/4Y. - Khi tín hiệu được phát thì tất cả các đài thu trong khu vực đều được thực hiện thu thông tin. Nhưng chỉ có các đài nào đúng địa chỉ thu sẽ kiểm tra lỗi theo luật 3B/4Y. Còn những đài khác không đúng địa chỉ vẫn thu theo luật 3Y/4B. Do đó địa chỉ sau tín hiệu đồng bộ nó sẽ phát hiện được hàng loạt các ky tự bị lỗi→ không thu nữa. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:9 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS III. PHÂN TÍCH THỦ TỤC CÔNG NGHỆ PHASING TRONG PHƯƠNG THỨC NBDP MODE A ĐỐI VỚI NHẬN DẠNG 9 SỐ. 1. Khái quát về thủ tục nhận dạng tự động: - Khi thực hiện liên lạc trong phương thức thông tin NBDP các đài có thể gọi liên lạc với nhau thông qua sử dụng số nhận dạng. Có 2 cách để nhận dạng và các số nhận dạng này đều phải được đăng ký với tổ chức hàng hải quốc tế(IMO). + SELCALL gồm 4 hoặc 5 chữ số. + MMSI gồm 9 chữ số. - Trong thủ tục nhận dạng này, sau khi nhập số nhận dạng của đài cần gọi thì thiết bị sẽ tự động tính toán để đưa ra các tín hiệu nhận dạng, trường hợp sử dụng số nhận dạng MMSI thì còn thêm tín hiệu kiểm tra tổng. Ở phần này ta xét với số nhận dạng là MMSI_Maritime Mobile Services Identification. - Trong thực tế, khi hai đài muốn trao đổi thông tin cho nhau thì trước đó chúng sẽ phải làm thủ tục nhận dạng tự động, thủ tục này được thực hiện để thiết lập cuộc gọi từ một đài muốn gọi tới đài bị gọi. Trong quá trình thực hiện thủ tục này đài nào chủ động gọi thì sẽ được coi là đài Master, còn đài được gọi trở thành đài Slave, trạng thái này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian tiến hành cuộc liên lạc mặc dù trạng thái phát và thu có thể thường xuyên được chuyển đổi giữa hai đài. Trong đó : + Trạm gửi thông tin là: ISS_Information Sending Station. + Trạm nhận thông tin là: IRS_Information Receiving Station. - Khi một cuộc gọi chưa được thiết lập thì các đài đều ở trạng thái “ Stand by”. Trong trạng thái này chưa có sự phân định giữa các trạm đâu là Master Station hay Slaver Station và đâu là ISS hay IRS. - Khi một đài muốn thiết lập cuộc gọi nó sẽ gửi đi các “ Call Block ”. Đây là hô hiệu của đài được bị gọi bao gồm 9 số nhận dạng MMSI tương ứng với 7 chữ nhận dạng và được chia làm 3 Block để đài gọi phát đi. Đài bị gọi nhận được các khối gọi này sẽ tiến hành kiểm tra, nếu là đúng với các khối gọi của đài mình thì sau khi nhận được khối gọi thứ 3 (call block 3) nó sẽ phát đi một tín hiệu xác nhận là CS4, tín hiệu này có ý nghĩa là đài Slave sẵn sàng tiếp tục cuộc liên lạc. Tín hiệu “Call Signal” bao gồm 3 block đó là: + Call Block 1 : IS1, RQ, IS2. + Call Block 2 : RQ, IS3, IS4. + Call Block 3 : IS5, IS6, IS7. Trong đó: IS1÷ IS7 tương ứng với 7 chữ nhận dạng của MMSI. RQ_Signal Repetiton, được chèn vào các Block để mỗi Block có đủ 3 ký tự theo thứ tự trên. * Như vậy trong thủ tục Phasing các đài sẽ phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi qua lại giữa 9 số nhận dạng và 7 chữ nhận dạng, ngoài ra còn phải thực hiện thủ tục xác Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:10 Lớp: ĐTV_48ĐH [...]...BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:11 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:12 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:13 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:14 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:15 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS định... sau đó nó giữ nguyên trạng thái Rephase - Ta sẽ xem thủ tục Rephasing của một cuộc gọi cụ thể giữa 2 đài có số nhận dạng MMSI, có lưu đồ như dưới đây Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:26 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:27 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu khái quát về hệ thống GMDSS, cụ thể hơn nữa là phân tích thủ tục phasing trong thiết... được ở trên theo công thức sau N1⊕ N2 ⊕ N3=CN1 N3⊕ N4 ⊕ N5=CN2 N5⊕ N6 ⊕ N7=CN3 - Bước 3: Thực hiện chuyển đổi tương ứng số kiểm tra tổng CN với ký hiệu kiểm tra tổng CK theo bảng 1.3.b Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:17 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Ký tự nhận dạng ( IS ) Số tương ứng (N) A Số kiểm tra tổng ( CN ) V X Q K M P C Y F S T B U E O I R Z D A 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16... thuật toán chia Modul_20 309972000 chia 20 cho ta : 15498600 chia 20 cho ta : 774930 chia 20 cho ta : 38746 chia 20 cho ta : 1937 chia 20 cho ta : 96 chia 20 cho ta : 4 chia 20 cho ta : Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH I1=15498600 I2= 774930 I3= 38746 I4= 1937 I5= 96 I6= 4 I7= 0 và và và và và và và R1= 0 → R2= 0 → R3= 10 → R4= 6 → R5= 17 → R6= 16 → R7= 4 → IS7=V IS6=V IS5=T IS4=C IS3=Z IS2=R... với một đài tàu hoặc một đài bờ thì hai bên thường phải trao đổi trước Answer back code với nhau Mỗi thiết bị Telex có một hô hiệu khác nhau để nhận dạng và được lập trong thiết bị này Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:19 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS * Nguyên lý ARQ Ở mỗi thời, điểm thông tin truyền theo một chiều: Thông tin truyền theo chiều từ ISS sang IRS, ngược lại tín hiệu phản hồi truyền... giữa phần kết thúc của tín hiệu thu và phần khởi đầu của tín hiệu phát là tE là một hằng số(như trong hình 1) Thời gian thu của đài master lại được đồng bộ với tín hiệu thu từ đài slave Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:20 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Hình 2: Chu trình thời gian cơ sở của Mode A-ARQ Trong đó: tE : thời gian trễ do thiết bị, tp : thời gian trễ truyền - Mỗi cụm thông tin được gửi... sau: Đài gọi có : Số nhận dạng MMSI là: 309972000 Chữ nhận dạng là: M R Z C T V V Đài bị gọi có: Số nhận dạng MMSI là: 309725656 Chữ nhận dạng là: M R I I O Q R Ký tự kiểm tra tổng: I M B Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:21 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS 2.1 1:Trường hợp thu không có lỗi: - Khi đài Master nhận được CS4 sau khi nhận được 3 khối “Call block” nó chuyển sang ISS và bắt đầu thủ tục tự động... communication” để kết thúc quá trình thông tin + Nếu chúng vẫn không trùng nhau nhưng khác CK nhận được lần trước ISS sẽ phát lại ID block tiếp một lần nữa Việc phát lại không quá 4 lần ở đây i=1÷3 Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:22 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Station I Master Station II Slaver ID: 309725656 ID: 309972000 Station ID signal Station Check-sum signal I MRI IOQR MRZCTVV TX RX RX M B TX Called... α I I CK 2 O Q R Thu ID block 1, IRS phát ký tự kiểm tra tổng CK1: I I CK 1 α I I I M α R End ID A B C OK ? Yes Phát 5 lần? Phát lại ID block trước đó No Stand by Yes No Thu lần đầu ? Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH kết thúc thông tin Trang:23 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS - Khi ISS nhận được ký tự kiểm tra tổng cuối cùng CK3 nó phát khối “ End-of-ID” gồm 3 ký tự RQ để kết thúc thủ tục tự động nhận... dạng chữ: Q R V E D S K => Ký hiệu Station I + Đài được gọi có số nhận dạng MMSI: 198542593 => Số nhận dạng dạng chữ : K Q V Z R S E => Ký tự kiểm tra tổng : P E D => Ký hiệu Station II Sinh viên: Đặng Đình Toàn Lớp: ĐTV_48ĐH Trang:24 BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Station I Master TX ID: 179311383 TX RX QRVEDSK R S E RX Call block 3 R S E CS4 - Không thu được CS4, đài I phát “Call block 1”, chứa RQ yêu cầu IRS . tục xác Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:10 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:11 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:12 Lớp:. MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:13 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:14 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:15 Lớp:. nghiệp các khóa trước. Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:1 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI TẬP LỚN MÔN:GMDSS I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GMDSS 1. Khái niệm chung Sinh viên: Đặng Đình Toàn Trang:2 Lớp: ĐTV_48ĐH BÀI

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

Xem thêm: BTL-ĐỀ3_ĐẶNG ĐÌNH TOÀN_ĐTV-48ĐH potx

w